Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ là gì

Chúng ta thường nghe nhiều về thuật ngữ chức danh nghề nghiệp nhưng không phải ai cũng hiểu được bản chất thực sự của thuật ngữ này là gì? Căn cứ vào quy định pháp luật, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn thông tin về chức danh nghề nghiệp là gì? Mời các bạn cùng tham khảo!

Chức danh nghề nghiệp là gì? Hạng chức danh nghề nghiệp được hiểu như thế nào?

Chức danh nghề nghiệp là một tên gọi được sử dụng để thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Điều này được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ là gì

Chức danh nghề nghiệp sẽ khác nhau trong từng lĩnh vực

Đối với hạng chức danh nghề nghiệp, theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức thì thuật ngữ “Hạng chức danh nghề nghiệp” được hiểu như sau:

Hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng ngành, lĩnh vực.

Ngoài ra, Nghị định 29/2012/NĐ-CP còn giải thích một số thuật ngữ khác, cụ thể như sau:

  • Chế độ tập sự là các quy định liên quan đến quá trình người được tuyển dụng vào viên chức làm quen với môi trường công tác và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.
  • Thăng hạng chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một ngành, lĩnh vực.
  • Thay đổi chức danh nghề nghiệp là việc viên chức được bổ nhiệm một chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm.

Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ là gì

Tùy mỗi đơn vị sẽ có những hạng chức danh nghề nghiệp phù hợp khác nhau

Trình tự, thủ tục xây dựng chức danh nghề nghiệp

Theo quy định của nhà nước trình tự, thủ tục xây dựng chức danh nghề nghiệp bao gồm:

  1. Bộ quản lý viên chức chuyên ngành căn cứ yêu cầu, đặc điểm, tính chất của hoạt động nghề nghiệp, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, ban hành Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực sự nghiệp được giao quản lý theo các bước như sau:
  2. a) Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ viên chức của ngành, lĩnh vực; thực trạng hệ thống đào tạo theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp; hệ thống và tiêu chuẩn các ngạch viên chức hiện đang được sử dụng;
  3. b) Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát, đánh giá về thực trạng đội ngũ viên chức quy định tại Điểm a Khoản này và định hướng chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quản lý, xác định sự cần thiết xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn, đề xuất danh mục, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành và hạng của các chức danh này;
  4. c) Dự thảo Bộ tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành;
  5. Bộ Nội vụ thống nhất với Bộ quản lý viên chức chuyên ngành về dự thảo Bộ tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành; cấp mã số cho từng chức danh nghề nghiệp cụ thể.
  6. Bộ quản lý viên chức chuyên ngành tiếp thu, hoàn chỉnh trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, ban hành Bộ tiêu chuẩn các chức danh nghề nghiệp của viên chức theo thẩm quyền.

Điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập được quy định cụ thể.

Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ là gì

Viên chức tham gia dự thi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
  • Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;
  • Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.

Tùy vào mỗi công ty, doanh nghiệp mà điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sẽ khác nhau. Theo đó, bạn có thể tìm hiểu hoặc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp để đáp ứng cho phù hợp. 

Bài viết trên đây, chúng tôi vừa cung cấp đến bạn các thông tin về chức danh nghề nghiệp là gì? Nếu quan tâm và có ý định đăng ký xét hạng chức danh nghề nghiệp, bạn nên tham khảo để thực hiện cho suôn sẻ và dễ dàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ đến Công ty giải pháp Tinh Hoa để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc một cách tận tình!

Chức danh và chức vụ là hai từ thường dễ nhầm lẫn để hiểu khi sử dụng trong giao tiếp hàng ngày và văn bản pháp luật. Vậy chức danh là gì? Chức vụ là gì? Bài viết này, Jobsgo sẽ giúp giúp bạn hiểu về khái niệm của chức danh, chức vụ và cách phân biệt để sử dụng đúng cách.

Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ là gì

Chức danh là gì? 

Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ là gì

Chức danh là gì?

Chức danh là vị trí của người lao động được xã hội hay tổ chức nghề nghiệp, chính trị công nhận. Chức danh cho ta thấy được trình độ chuyên môn và vị trí của cá nhân cấp bậc trong cơ quan, tổ chức,… Một số ví dụ về chức danh có thể kể đến đó là cử nhân, dược sĩ, kỹ sư, bác sĩ, tiến sĩ,… 

Chức danh nghề nghiệp là gì?

Chức danh nghề nghiệp có giống với chức danh hay không? Chức danh nghề nghiệp là chức danh, chỉ khác biệt ở mục đích sử dụng cụ thể. Bởi mỗi chức danh gắn với chuyên môn và kỹ năng, nên đây sẽ là nguồn thông tin để tổ chức đánh giá tuyển dụng và phân bổ công việc phù hợp. Làm rõ nội dung công việc và chức danh của người lao động, giúp cho người quản lý sắp đặt đúng người đúng việc để hoàn thành công việc hiệu quả.

👉 Xem thêm: [Giải đáp] Vị trí công việc là gì? Những thông tin bổ ích dành cho bạn

Tầm quan trọng của chức danh

Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ là gì

Tầm quan trọng của chức danh

Với người lao động

Chức danh là thước đo của người lao động trong thị trường lao động. Để làm tăng giá trị bản thân và nhận được sự đánh giá cao, có mức thu nhập cao hơn; thì người lao động cần học tập chuyên môn và rèn luyện nâng cao tay nghề để đạt được và khẳng định chức danh nghề nghiệp đó. Nỗ lực để làm tốt hơn với chức danh nghề nghiệp của mình, nhiều người lao động đang chứng minh năng lực của mình và nhận được tin tưởng của sếp, đồng nghiệp và sự tin yêu của khách hàng.

Với doanh nghiệp 

Trong bộ máy nhân sự của mỗi công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều có những vị trí công việc đòi hỏi những chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Chức danh sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức có được thông tin về khả năng của người lao động để đánh giá, phân bổ nhân sự, tuyển dụng phù hợp về bộ phận, phòng ban, vị trí, cấp bậc. 

Chức vụ là gì?

Chức danh và chức vụ thường đi cùng với nhau, nhưng không phải trong tất cả các trường hợp. Chức vụ được hiểu là vị trí, địa vị của một cá nhân nắm giữ việc quản lý, lãnh đạo trong một tổ chức xã hội, tổ chức chính trị,… 

Không hướng đến việc thể hiện chuyên môn và kỹ năng như chức danh, chức vụ được dùng để phân cấp bậc, vai trò trong công việc của người lao động. Để được nắm giữ một chức vụ, thì cá nhân phải trải qua quá trình tuyển dụng, phân bổ và nhận được sự công nhận của tổ chức, cơ quan nào đó. 

Những ví dụ về chức vụ như trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc, chủ tịch xã, trưởng công an xã,… 

👉 Xem thêm: Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Thông tin mới nhất 2021

Phân biệt chức danh và chức vụ

Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ là gì

Phân biệt chức danh và chức vụ

Trên đây, bạn đã hiểu chức danh là gì và chức vụ là gì. Vậy làm thế nào để phân biệt chức danh và chức vụ? Tiếp sau đây, Jobsgo sẽ giúp bạn làm sáng tỏ sự khác biệt và cách sử dụng của chức danh và chức vụ.

Có 3 tiêu chí được đưa ra để phân biệt rõ ràng về chức danh với chức vụ, đó là sự công nhận, nhiệm vụ và đơn vị quản lý.

Xét về sự công nhận

Chức danh được sự công nhận nói chung của xã hội, là tên gọi cho một nhóm người có trình độ chuyên môn, kỹ năng nào đó. Còn chức vụ không chỉ nhận sự công nhận của xã hội, mà quan trọng hơn là phải có sự công nhận của tổ chức, cơ quan mà người này đang quản lý. Bởi lẽ, sự công nhận của tổ chức giúp người có chức vụ có đầy đủ quyền hạn để làm các công việc quản lý họ đang nắm giữ. 

Nhiệm vụ với công việc

Chức danh của cá nhân gắn với nhiệm vụ làm việc chuyên môn, thí dụ như kỹ sư làm công việc thiết kế, chế tạo; giáo viên giảng dạy học sinh;… 

Người có chức vụ là người đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, đảm nhiệm các công việc gắn với quyền quản lý, lãnh đạo.

Đơn vị quản lý

Người có một chức danh có thể có hoặc không chịu sự quản lý của các tổ chức, cơ quan. Trái lại, chức vụ bắt buộc cá nhân phải đang làm việc tại cơ quan, tổ chức nào đó.

👉 Xem thêm: [Giải đáp] Staff là gì? Chức vụ Staff là gì trong công ty?

Ví dụ phân biệt chức danh và chức vụ

Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ là gì

Ví dụ phân biệt chức danh và chức vụ

Để giúp bạn đọc có cái nhìn trực quan về chức danh và chức vụ, sau đây ta sẽ xét đến ví dụ cụ thể. 

Trong trường học, có các vị trí giáo viên, kế toán viên, nhân viên y tế, hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách,… Vậy đây là chức danh hay chức vụ?

Dựa trên các tiêu chí phân biệt được đưa ra ở phần trên đây, ta dễ dàng nhận thấy:

  • Chức danh bao gồm giáo viên, kế toán viên, nhân viên y tế; bởi những nhân viên này đảm nhận những công việc đúng theo chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Giáo viên giảng dạy học sinh, nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho giáo viên và học sinh, kế toán viên làm công việc sổ sách thu chi của nhà trường.
  • Hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách là những chức vụ của nhà trường, chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý được công nhận ở một tổ chức.

Bài viết trên đây, Jobsgo đã làm rõ chức danh là gì, chức vụ là gì, và giúp bạn phân biệt được hai khái niệm này. Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ và sử dụng đúng cách chức danh và chức vụ trong giao tiếp hay công việc. 

👉 Xem thêm: Công nhân viên chức là gì? Nên hay không nên làm?

Chức danh chuyên môn, nghiệp vụ là gì