Chương trình tổng kết 5 năm văn hóa đọc năm 2024

Sáng ngày 21/11, Sở Văn hóa và Thể thao cùng phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo và Thành đoàn Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố Hà Nội là hoạt động nhằm thực hiện Quyết định số 329 ngày 15 tháng 03 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển Văn hoá đọc trong cộng đồng đến năm 2020 định hướng đến năm 2030”, Kế hoạch số 62 của UBND thành phố Hà Nội về việc phát triển văn hóa đọc thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

(Thanhuytphcm.vn) - Sáng 17/11, Công ty Cổ phần Văn hóa Chi – Chibooks và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã thực hiện ký kết hợp tác và ra mắt tủ sách “lan tỏa yêu thương”.

Tại buổi lễ, Giám đốc Chibooks Nguyễn Lệ Chi cho biết, lễ ký kết hợp tác và ra mắt tủ sách sách “lan tỏa yêu thương” là cơ sở quan trọng cho sự hợp tác lâu dài giữa Chibooks và Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, góp phần phát huy vai trò, thế mạnh giữa nhà trường và các các đơn vị xuất bản sách nhằm giới thiệu đến các sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu những tài liệu, tủ sách thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội, nghệ thuật, các tri thức kinh điển, văn học; phối hợp xây dựng các chương trình và hoạt động xuất bản, hội thảo, các hoạt động đọc sách, thông qua đó thúc đẩy sự phát triển của văn hóa đọc và đóng góp một phần vào tiến trình phát triển chung của xã hội.

Tiến sĩ Trần Ái Cầm, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng, Chibooks đang triển khai dự án vô cùng ý nghĩa và mang giá trị nhân văn to lớn. Đó là xây dựng 300 tủ sách thư viện miễn phí cho các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trường cao đẳng, đại học trong thời gian 5 năm (2020 - 2025). Điều này sẽ tạo ra một nền văn hóa đọc đa dạng và phong phú cho độc giả ở Việt Nam. Dù có khách nhau về định hướng và hình thái hoạt động nhưng Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Chibooks đều mang chung một sứ mệnh và nâng cao văn hóa đọc và hướng đến những giá trị nhân văn cho người Việt Nam.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ cung cấp tài liệu học tập mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền văn hóa đọc và hỗ trợ các hoạt động giáo dục và nghiên cứu trong cộng đồng đại học ngày nay. Đồng thời phát huy khả năng, thế mạnh của 2 bên về đào tạo, xuất bản và thông tin tuyên truyền, tổ chức các chương trình mang lại giá trị thiết thực cho sinh viên.

Tại buổi lễ ký kết hợp tác, Chibooks cùng với Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM đã trao tặng 957 cuốn sách ấn bản tiếng Việt thuộc nhiều thể loại, trị giá 124 triệu đồng cho Thư viện Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, góp phần làm giàu thêm nguồn tài liệu quý giá cho sinh viên, thúc đẩy văn hóa đọc phát triển ở trường đại học.

VHO - Sáng 26.10 tại Hà Nội, Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị tổng kết cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy dự Hội nghị.

Hội nghị nhằm phát huy những kết quả đã đạt được trong quá trình tổ chức cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc, đẩy mạnh triển khai các hoạt động phát triển văn hóa đọc; góp phần hoàn thành mục tiêu, định hướng trong Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Chương trình tổng kết 5 năm văn hóa đọc năm 2024

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thuỷ dự Hội nghị

Hội nghị là dịp để Bộ VHTTDL đánh giá toàn diện kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai tổ chức cuộc thi; xác định ý nghĩa và tác động của cuộc thi đối với cộng đồng, xã hội.

Việc tổng kết, đánh giá quá trình triển khai, tổ chức cuộc thi là cơ sở để Bộ VHTTDL hoàn thiện thể lệ, đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức cuộc thi phù hợp với từng đối tượng tham gia, nhằm tiếp tục tạo sự lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Chương trình tổng kết 5 năm văn hóa đọc năm 2024

Vụ trưởng Vụ Thư viện Kiều Thuý Nga phát biểu khai mạc Hội nghị

Bên cạnh đó, Hội nghị cũng giới thiệu những mô hình, sáng kiến tổ chức cuộc thi đạt hiệu quả; kiến nghị đối với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị để công tác tổ chức đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn nữa trong thời gian tới.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Kiều Thuý Nga, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VHTTDL) nhấn mạnh Đề án phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên. Đề án cũng chú trọng tới người dân vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Bên cạnh đó, Đề án góp phần cải thiện môi trường đọc; góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

Triển khai thực hiện Đề án, trong nhiều năm qua, nhiều hoạt động đã được tổ chức tại thư viện, trường học, cơ quan, tổ chức như đa dạng hoá các loại hình dịch vụ thư viện gồm phục vụ tại chỗ, luân chuyển, phục vụ lưu động… Hằng năm, nhiều chương trình, liên hoan, ngày hội đã được tổ chức như Ngày sách và văn hoá đọc, thi kể chuyện theo sách, liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách…

Đặc biệt, cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc là một trong những điểm nhấn trong chuỗi hoạt động triển khai Đề án. Cuộc thi được Bộ VHTTDL phát động từ năm 2019, trở thành sân chơi, diễn đàn cho thanh niên, thiếu niên, sinh viên, học sinh, học sinh khiếm thị chia sẻ kinh nghiệm đọc sách hiệu quả.

Chương trình tổng kết 5 năm văn hóa đọc năm 2024

Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện Nguyễn Thị Thu Hiền trình bày báo cáo kết quả tổ chức cuộc thi

“Hằng năm, cuộc thi đã thu hút được số lượng lớn học sinh, sinh viên trong các nước tham dự. Cuộc thi đã khơi dậy niềm đam mê đọc sách, lan toả tri thức, tình yêu đọc sách trong mọi tầng lớp, đặc biệt là các bạn trẻ; góp phần phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng”, bà Kiều Thuý Nga nhấn mạnh.

Trình bày báo cáo tổng kết cuộc thi, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thư viện cho biết số bài dự thi gửi về tăng dần qua từng năm là minh chứng rõ nét cho sức lan toả của cuộc thi.

Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác phối hợp giữa ngành văn hóa, thể thao và du lịch với ngành giáo dục và Đoàn Thanh niên, thông tin và truyền thông, Hội khuyến học để lan toả ý nghĩa và nội dung của cuộc thi đến các trường học trên địa bàn. Cuộc thi trở thành hoạt động sinh hoạt ngoại khoá ý nghĩa của nhà trường và các đơn vị trong lực lượng vũ trang.

Một số địa phương đã có sự chuẩn bị chu đáo và có những đổi mới trong công tác tổ chức cuộc thi .Vì thế, cuộc thi ngày càng quy mô hơn, bài bản hơn.

Chương trình tổng kết 5 năm văn hóa đọc năm 2024

Giám đốc Thư viện Hà Nội Trần Tuấn Anh cho hay, Hà Nội luôn hưởng ứng tích cực cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc

“Qua các bài dự thi có thể nhận thấy, văn hóa đọc đã có tác động tích cực đến việc hình thành trí tuệ, nhận thức, nhân cách của học sinh, sinh viên. Lòng nhân ái, vị tha, biết quan tâm đến người khác đã được hình thành và nuôi dưỡng từ việc đọc sách. Một số em học sinh, sinh viên đã âm thầm trở thành những Đại sứ văn hóa đọc, đem sách và tình yêu sách đến với những hoàn cảnh còn khó khăn trong xã hội”, bà Nguyễn Thị Thu Hiền nêu.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thu Hiền đánh giá trong quá trình triển khai, tổ chức cuộc thi, nhận thức của một số Bộ, ngành, địa phương, cũng như một bộ phận người dân về vai trò của văn hóa đọc vẫn còn hạn chế.

Từ đó, dẫn đến việc thiếu sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư cũng như sự phối hợp chưa được chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị cho hoạt động phát triển văn hóa đọc nói chung và cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc nói riêng.

Chương trình tổng kết 5 năm văn hóa đọc năm 2024

Giám đốc Thư viện tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thị Thu Hiền

Ngoài ra, kinh phí dành cho việc thực hiện Đề án, tổ chức cuộc thi chưa được quan tâm đúng mức ở một số địa phương, Bộ, ngành. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến các mục tiêu đặt ra trong Đề án, cũng như việc thu hút mọi người tham gia cuộc thi.

Trong quá trình tổ chức, thời gian phát động cuộc thi phần lớn rơi vào thời điểm cuối năm học, các em học sinh phải chuẩn bị ôn tập, thi học kỳ nên dẫn đến số lượng học sinh tham gia cuộc thi còn hạn chế.

Chương trình tổng kết 5 năm văn hóa đọc năm 2024

Bà Đinh Việt Anh, Phó Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam

Tại Hội nghị, đại diện thư viện các tỉnh/thành phố, Bộ, ngành đã trình bày báo cáo kết quả đạt được sau 4 năm tổ chức cuộc thi. Đại diện các thư viện đều khẳng định, sự hưởng ứng tích cực dành cho cuộc thi đã cho thấy sách, văn hóa đọc luôn tồn tại, phát triển và sẽ phát triển mạnh mẽ nếu biết khơi dậy đúng cách.

Trong phát biểu kết luận Hội nghị, bà Kiều Thúy Nga đề nghị để tiếp tục có những định hướng phát triển văn hóa đọc cho những năm tiếp theo, phát huy tốt vai trò và ý nghĩa của văn hóa đọc đối với đời sống xã hội, thời gian tới, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt để các thư viện chú trọng đến hệ thống thư viện công cộng.

Chương trình tổng kết 5 năm văn hóa đọc năm 2024

Thứ trưởng Trịnh Thị Thuỷ trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức cuộc thi

Đồng thời, đẩy mạnh triển khai tổ chức cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc, mở rộng đối tượng tham gia để đạt hiệu quả cao.