Có bao nhiêu đặc trưng là đặc trưng của quần the giao phối

1.Tỉ lệ giới tính. 2.Thành phần nhóm tuổi. 3.Mật độ quần thể

1. Tỉ lệ giới tính

Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là 50 con đực/50 con cái. Một ít loài động vật có xương sống có số lượng cá thể sơ sinh giống đực thường cao hơn giống cái đôi chút.

Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.

Vào mùa sinh sản, thằn lằn và rắn có sô lượng cá thể cái cao hơn số lượng cá thể đực nhưng sau mùa sinh sản, số lượng của chúng bằng nhau. Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực/cái là 60/40. Tỉ lệ đực/cái có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể.

2. Thành phần nhóm tuổi

Quần thế gồm có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau

Bảng 47.2. Ý nghĩa sinh thái của các nhóm tuổi

Người ta dùng các biểu đồ tháp tuổi để biểu diễn thành phẩn nhóm tuổi của quần thể. Tháp tuổi bao gổm nhiều hình thang nhỏ (hoặc hình chữ nhật) xếp chồng lên nhau. Mỗi hình thang nhỏ thể hiện số lượng cá thể của một nhóm tuổi, trong đó hình thang thế hiện nhóm tuổi trước sinh sản xếp phía dưới, phía trên là nhóm tuổi sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.

Có ba dạng tháp tuổi(hình 47):

3. Mật độ quần thể

Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật cỏ trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Ví dụ :

- Mật độ cây bạch đàn : 625 cây/ha đồi.

- Mật độ sâu rau : 2 con/m2 ruộng rau.

- Mật độ chim sẻ : 10 con/ha đổng lúa.

- Mật độ tảo xoắn : 0,5 gam/m3 nước ao.

Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào; mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh...

Sơ đồ tư duy Quần thể sinh vật:

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

          Quần thể có các đặc trưng cơ bản:

1. Mật độ cá thể của quần thể

- Mật độ cá thế của quần thể là số lượng cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

- Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể.

2. Sự phân bố cá thể

    Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần thể:

- Phân bố theo nhóm hỗ trợ nhau qua hiệu quả nhóm.

- Phân bố đồng đều góp phần làm giảm cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.

- Phân bố ngẫu nhiên tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

3. Tỉ lệ giới tính

Là tỉ lệ giữa số cá thể đực và cái trong quần thể.

- Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố (điều kiện sống của môi trường, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật.....).

4. Cấu trúc tuổi

- Người ta chia cấu trúc tuổi thành:

+ Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể.

+ Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể

+ Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.

- Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh … thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình.

- Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ:  khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế → nghề đánh cá chưa khai thác hết  tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ → nghề cá đã khai thác quá mức.

5. Kích thước quần thể

- Là số lượng cá thể (hoặc sản lượng hay năng lượng) của quần thể.

- Kích thước quần thể dao động trong khoảng từ kích thước tối thiểu đến kích thước tối đa.

   + Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể ở dưới kích thước tối thiểu thì quần thể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong do nguyên nhân là:

    * Số lượng cá thể quá ít, sự hỗ trợ trong quần thể giảm.

    * Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái ít.

    * Số lượng ít nên thường xảy ra giao phối gần.

   + Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

- Kích thước quần thể phụ thuộc vào sức sinh sản, mức độ tử vong, sự phát tán cá thể (xuất cư, nhập cư) của quần thể sinh vật.

                                                         Nt = N0 + B – D + I – E

  (Trong đó: N0: Số lượng cá thể ban đầu ; B: Số lượng sinh ra  ; D: Số lượng tử vong; I: Số lượng nhập cư ;  E: Số lượng xuất cư).

6. Sự tăng trưởng của quần thể

- Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi): Quần thể có tiềm năng sinh học cao tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J).

    

 - Tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi): Quần thể tăng trưởng giảm (đường cong tăng trưởng hình chữ S).

7. Tăng trưởng của quần thể người

- Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử.

- Dân số nhân loại phát triển theo 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn nguyên thuỷ, dân số tăng chậm.

+ Giai đoạn nền văn minh nông nghiệp, dân số bắt đầu tăng.

+ Giai đoạn công nghiệp, nhất là giai đoạn hậu công nghiệp, dân số tăng mạnh → bùng nổ dân số.

- Dân số tăng nhanh là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút.

- Cấu trúc dân số của quần thể người được thể hiện qua tháp dân số. Tháp dân số cho biết dân số của quần thể đang phát triển, ổn định hay suy giảm.

Trang chủ

Sách ID

Khóa học miễn phí

Luyện thi ĐGNL và ĐH 2023

Trần Anh

Những đặc trưng của quần thể giao phối là: (1) Tỉ lệ giới tính. (2) Cấu trúc nhóm tuổi. (3) Sự đa dạng về thành phần loài. (4) Đặc trưng về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài. (5) Kiểu phân bố. A. (1), (2), (5) B. (1), (2), (4) C. (2), (3), (4)

D. (2), (4), (5)

Tổng hợp câu trả lời (1)

Đáp án A - Quần thể có 5 đặc trưng cơ bản: Tỉ lệ giới tính, cấu trúc nhóm tuổi, kiểu phân bố các cá thể trong quần thể, kiểu tăng trưởng, mật độ cá thể trong quần thể. - (3) và (4) là đặc trưng của quần xã.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Nhóm tài nguyên vĩnh cửu bao gồm: A. Năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy triều. B. Đất, nước, sinh vật. C. Khoáng sản, phi khoáng sản. D. Sinh vật, gió, thủy triều.
  • . Xét môt tế bào sinh tinh có kiểu gen XDY giảm phân bình thường. Cho trường hợp giảm phân tạo các loại tinh trùng sau đây, biết rằng các tinh trùng tạo ra đều sống sót: (1) AbXD; abY. (2) ABXD; ABY; abXD; abY. (3) AbY; aBXD. (4) AbXD; AbY; aBY; aBXD. (5) ABXD; abY. (6) ABY; abXD. (7) ABXD; AbXD; aBY; abY. (8) ABY; AbY; aBXD; abXD. (9) AbXD; aBY. (10) abXD; AbXD; aBY; ABY. (11) abY; AbY; ABXD; aBXD. Số trường hợp có thể xảy ra là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 8
  • Cho các bước sau: 1. Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và để hợp tử phát triển thành phôi. 2. Lấy trứng ra khỏi tế bào và cho thụ tinh nhân tạo. 3. Nuôi tế bào xoma của 2 loài trong ống nghiệm. 4. Cấy phôi vào tử cung vật nuôi khác để mang thai và đẻ. Sắp xếp các bước theo đúng trình tự của quá trình cấy truyền phôi ở động vật: A. (2)  (3)  (4). B. (3)  (2)  (1)  (4). C. (2)  (4)  (1). D. (2)  (1)  (3)  (4).
  • Từ cây có kiểu gen aaBbDD, bằng phương pháp nuôi cây hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra dòng cây đơn bội có kiểu gen nào sau đây? A. ABD. B. Abd. C. aBd. D. aBD
  • Số nhận xét đúng về plasmit: 1. Là vật chất di truyền dạng mạch vòng kép. 2. Tồn tại trong tế bào chất. 3. Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit. 4. Trên plasmit không chứa gen. 5. Plasmit có khả năng phân chia độc lập với hệ gen tế bào. 6. Thường mang theo các gen kháng thuốc. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
  • Một đột biến của một gen nằm trong ty thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con trai của họ đều bị bệnh. B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ bị bệnh. C. Bệnh này chủ yếu gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam. D. Nếu bố bình thường, mẹ bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
  • Khi nói về đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây là không đúng: A. Các cá thể giao phối tự do với nhau. B. Đơn vị sinh sản, đơn vị tiến hóa của loài C. Hạn chế về kiểu gen và kiểu hình. D. Sự trao đổi vật chất di truyền trong quần thể không ngừng diễn ra.
  • Cho các phát biểu về thường biến như sau: 1. Có khả năng di truyền được cho thế hệ sau. 2. Là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống. 3. Bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường. 4. Biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường. 5. Phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất. Có bao nhiêu phát biểu đúng về thường biến? A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
  • Trong quá trình phiên mã không có sự tham gia trực tiếp của thành phần nào sau đây? A. ADN B. ADN pôlimeraza. C. Các nuclêôtit A, U, G, X D. ARN pôlimeraza.
  • . Sự khám phá ra quy luật di truyền liên kết gen đã không bác bỏ mà còn bổ sung cho quy luật phân li độc lập vì: A. Mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. B. Các gen cùng trên cùng 1 NST liên kết với nhau còn các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng sẽ phân li độc lập với nhau trong quá trình di truyền. C. Trong tế bào, số lượng gen là rất lớn còn số lượng NST bị hạn chế. D. Trên mỗi cặp NST có rất nhiều cặp gen và trong mỗi tế bào lại có nhiều cặp NST đồng dạng nhau.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ đề