Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội là gì

Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội là gì

Hình 1. Luật Thịnh Trí - Tìm hiểu về tâm lý tội phạm

  Tâm lý tội phạm được xem là một trạng thái tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của tội phạm có liên quan đến việc chuẩn bị, sự hình thành nên tâm lý phạm tội và tâm lý khi thực hiện hành vi phạm tội, biện pháp và phương thức thực hiện việc phạm tội. Trong phạm vi bài viết sau đây, Luật Thịnh Trí sẽ chia một số nội dung liên quan đến tâm lý tội phạm, nguyên nhân hình thành nên ý định phạm tội đó.

 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm tâm lý tội phạm.

2. Cấu trúc tâm lý của đối tượng có hành vi phạm tội.

3. Điều kiện, hoàn cảnh tác động đến hành vi phạm tội.

1. Khái niệm tâm lý tội phạm

  • Tâm lý tội phạm được hiểu là một trạng thái tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của tội phạm, việc này có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện hành vi phạm tội, sự hình thành nên tâm lý của người phạm tội, ý đồ phạm tội và những cách thức, biện pháp dùng để thực hiện việc phạm tội.
  • Mỗi tội phạm sẽ có những trạng thái, tâm lý riêng, vậy nên trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật đều phải nghiên cứu, phân tích, nhằm nắm bắt được tâm lý tội phạm; ý đồ phạm tội, hành vi, cách thức và phương pháp thực hiện việc phạm tội.
  • Để nắm chắc tâm lý tội phạm, đồng thời có những phương pháp, biện pháp thích hợp để phục vụ cho yêu cầu đấu tranh, khai thác trong quá trình giáo dục đối tượng phạm tội thì vấn đề thuộc lĩnh vực tâm lý tội phạm đã được nâng lên thành bộ môn trong ngành tâm lý học.
  • Bộ môn này chủ yếu nghiên cứu quy luật tâm lý của người phạm tội, từ việc chuẩn bị cho đến khi thực hiện hành vi phạm tội; quá trình hình thành tâm lý tội phạm, ý đồ phạm tội, nhân cách tội phạm nhằm mục đích góp phần ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi phạm tội trong xã hội, đồng thời có phương án giáo dục, cải tạo người phạm tội.

2. Cấu trúc tâm lý của đối tượng có hành vi phạm tội

  Thành phần cấu trúc của đối tượng có hành vi phạm tội trong tâm lý tội phạm, cụ thể như sau:

  • Thứ nhất: Hành vi phạm tội xuất phát từ nhu cầu của con người
  • Nhu cầu là phản ánh sự phụ thuộc của con người vào môi trường bên ngoài. Nó biểu hiện cho một trạng thái thiếu thốn về vật chất hoặc tinh thần mà người phạm tội mong muốn được bù đắp.
  • Chính vì lẽ đó, nhu cầu của người phạm tội được xem là cội nguồn của hành vi phạm tội, nó là nguyên nhân sâu xa tạo nên hành vi đó. Mọi hành động của tội phạm đều trực tiếp biểu thị đến sự thỏa mãn về nhu cầu.
  • Thứ hai: Động cơ thực hiện hành vi phạm tội
  • Động cơ thực hiện hành vi phạm tội được xem là một yếu tố tâm lý bên trong của người phạm tội, thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội. Động cơ thúc đẩy đó có thể về phương diện tình cảm, mong muốn, xúc cảm của người phạm tội.
  • Cơ sở chính của động cơ thực hiện hành vi phạm tội là hệ thống nhu cầu. Tuy nhiên, không phải bất cứ nhu cầu nào cũng sẽ trở thành động cơ thúc đẩy tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. Chỉ khi nhu cầu đó không được thỏa mãn, đồng thời có sự tác động từ điều kiện bên ngoài thì nó mới trở thành động cơ thúc đẩy hành vi gây án của tội phạm. Quá trình chuyển hóa này trong tâm lý học gọi là “động cơ hóa”.

Tham khảo thêm:Thông báo về việc không khởi tố vụ án hình sự.

Cơ chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội là gì

Hình 2. Luật Thịnh Trí - Tìm hiểu về cấu trúc tâm lý của người phạm tội

  • Thứ ba: Mục đích của hành vi thực hiện việc phạm tội
  • Mục đích của hành vi phạm tội sẽ là kết quả mà người phạm tội mong muốn đạt được thông qua hành vi phạm tội của mình. Nghĩa là, nó là kết quả đã được người phạm tội vạch sẵn trong đầu mình, trước khi tiến hành thực hiện hành vi phạm tội.
  • Mục đích hành vi phạm tội được xác định trên cơ sở động cơ phạm tội. Động cơ không những giúp thúc đẩy tội phạm thực hiện hành vi phạm tội mà còn là cơ sở để người phạm tội đề ra những mục đích cụ thể.
  • Ngoài ra, mục đích của hành vi phạm tội sau khi được xác định rõ ràng cũng là một yếu tố xác tác lôi cuốn của người thực hiện hành vi phạm tội. Trong thực tế, giữa động cơ phạm tội và mục đích phạm tội không phải là hai hiện tượng tâm lý khác nhau. Chức năng chính của động cơ phạm tội là thúc đẩy hành vi, còn chức năng chính của mục đích là định hướng và điều khiển hành vi phạm tội.
  • Cùng với một loạt các động cơ thúc đẩy phạm tội, nhưng do đặc điểm tâm lý của mỗi tội phạm là khác nhau, đồng thời mỗi người có những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau nên họ sẽ có những mục đích khác nhau. Một mục đích có thể được xác định dựa trên những động cơ thúc đẩy khác nhau.
  • Mục đích của việc thực hiện hành vi phạm tội thể hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội. Những hành vi phạm tội có thể giống nhau về mặt khác quan nhưng chúng lại khác nhau về mục đích mong muốn đạt được, thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng sẽ khác nhau.
  • Thứ tư: Quyết định tiến hành thực hiện hành vi phạm tội
  • Trong những hành vi phạm tội mà tội phạm cố ý thực hiện thì sau khi xuất hiện động cơ phạm tội, mục đích phạm tội và lập kế hoạch chi tiết để thực hiện, người phạm tội thường sẽ có tâm lý cân nhắc một lần nữa: có nên thực hiện hành động đó để thỏa mãn mục đích đã định ra hay không?
  • Do đó, quyết định thực hiện hành vi phạm tội là một sự lựa chọn cuối cùng của người thực hiện hành vi phạm tội khi họ đã có sự chuẩn bị về mục đích, phương án, phương tiện gây án, quyết định đó thể hiện ý chí và lý chí của người phạm tội, thái độ của họ đối với hành vi phạm tội và hậu quả của nó.

3. Điều kiện, hoàn cảnh tác động đến hành vi phạm tội

  • Mỗi hành vi phạm tội của tội phạm luôn được thực hiện trong một tình huống nhất định, cùng với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể về không gian và thời gian, những sự kiện liên quan trong tình huống phạm tội đó. Chúng là mặt khách quan của tội phạm.
  • Chính vì sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và điều kiện, tình huống bên ngoài và nhân cách bên trong của tội phạm là yếu tố thúc đẩy tội phạm thực hiện hành vi phạm tội.

Tham khảo thêm: Nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử theo BLTTHS năm 2015.

  • Bài viết trên, Luật Thịnh Trí đã trình bày một số nội dung liên quan đến tâm lý tội phạm, cấu tạo tâm lý tội phạm và điều kiện, hoàn cảnh thúc đẩy tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề trên, vui lòng liên hệ đến chúng tôi qua:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Tội phạm học là ngành khoa học pháp lý nghiên cứu về tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội, nghiên cứu về tình hình tội phạm, các loại tội phạm cụ thể, về nguyên nhân, điều kiện phạm tội và tất cả các mối liên hệ của tội phạm với những hiện tượng xã hội và với các quá trình diễn ra trong xã hội, về nhân thân người phạm tội, cũng như đề ra những giải pháp phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi về Tội phạm là gì? Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm, tình hình tội phạm hiện nay như thế nào?

* Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017);

– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

1. Tội phạm là gì?

Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung năm 2017) định nghĩa khái niệm “Tội phạm” là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

Tội phạm tiếng Anh là “Crime”.

2. Phân loại tội phạm:

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:

– Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

– Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;

Xem thêm: Phân tích các dấu hiệu của tội phạm và cấu thành tội phạm

– Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;

– Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

3. Nguyên nhân, điều kiện của tội phạm:

Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội tiêu cực, tồn tại trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Do vậy nó có mối quan hệ và tác động qua lại với các hiện tượng quá trình xã hội khác mang tính chất tiêu cực và cả những hiện tượng xã hội tích cực. Nó chịu sự chi phối, quyết định của các hiện tượng, quá trình xã hội. Vì vậy, để phòng ngừa tội phạm, tội phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ những hiện tượng, quá trình xã hội làm nảy sinh và quy định tội phạm như là hậu quả của các hiện tượng, quá trình đó.

Nếu không xác định được nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm thì không thể đứa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm, trong tội phạm học, nguyên nhân của tình hình phạm tội được hiểu là tổng hợp các hiện tượng kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, tâm lí xã hội, tổ chức tiêu cực trong tác động qua lại và thâm nhập lẫn nhau, làm phát sinh, quyết định tình hình tội phạm. Các hiện tượng xã hội này là phổ biến và có sự lặp đi, lặp lại nhiều lần trong các mối quan hệ xã hội luôn luôn thay đổi. Còn điều kiện của tình hình tội phạm là những thiếu sót cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa … tự nó không làm phát sinh ra tội phạm mà chỉ có tác dụng thúc đẩy quá trình phát sinh tình hình tội phạm.

Những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tư tưởng, chính trị, văn hóa, giáo dục… dẫn đến sự hình thành các quan điểm cá nhân mang tính chống đối xã hội và từ quan điểm cá nhân này sẽ đẫn đến hành vi phạm tội. Tội phạm học còn tìm ra các điều kiện, các hiện tượng có vai trò ngăn ngừa sự ảnh hưởng của các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm và khám phá ra cơ chế tác động qua lại giữa nguyên nhân và điều kiện với nhau dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

Giữa tội phạm và các hành vi tiêu cực khác không phải là tội phạm cò mối quan hệ qua lại khắng khít với nhau. Vì Vậy, tội phạm học cần phải nghiên cứu các hiện tượng chống đối xã hội có ảnh hưởng đến tội phạm và đưa ra cạc biện pháp; phòng ngừa chúng. Ví dụ: Tình hình sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy, mua bán dâm v.v…

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở ba mức độ khác nhau:

– Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung (của mọi tội phạm)

Xem thêm: Phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính

– Nguyên nhân và điều kiện của tình hình nhóm tội phạm;

– Nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm cụ thể.

4. Tình hình tội phạm hiện nay:

Đối tượng nghiên cứu trước tiên của tội phạm học chính là tình hình tội phạm – hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực. Tội phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng này; các đặc điểm về số lượng và chất lượng, tính chất của tình hình tội phạm nói chung. Các đặc điểm đặc trưng của tình hình tội phạm trong từng địa phương, trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội: Các tính chất, đặc trưng của tội phạm ở các tầng lớp xã hội khác nhau, ở môi trường thành phố và nông thôn v.v… Ngoài ra, tội phạm học còn nghiên cứu tình hình các nhóm, dạng tội cụ thể. Ví dụ như tình hình các tội phạm về ma túy tình hình tội phạm của người chưa thành niên; tình hình tái phạm v.v…

Tất cả những kiến thức trên về tình hình tội phạm cho phép phát hiện sự phụ thuộc của tội phạm vào các hiện tượng quá trình xã hội khác. Mang tính chất kinh tế, chính trị, tư tưởng xã hội, văn hóa v.v… và các nhân tố khác như sự thay đổi dân số, quá trình di dân, di cư… Trên cơ sở đó, tội phạm học đưa ra dự đoán về tình hình tội phạm trong thời gian tới và đề ra các biện pháp tác động chính xác, hợp lí đảm bảo/hoạt động phòng chống tội phạm có hiệu quả cao.

 a) Ý nghĩa của việc nghiên cứu tình hình tội phạm

Tình hình tội phạm không chỉ đơn thuần là tổng số các vụ phạm tội đã xảy ra mà nó phản ánh bản chất của tổng hòa các tội phạm đã xảy ra như: số lượng, cơ cấu, tính chất của từng loại tội phạm khác nhau mang đầy đủ các đặc điểm của hệ thống xã hội hiện tại. Tình hình tội phạm không chỉ thể hiện trạng thái tĩnh của tội phạm đã xảy ra mà còn thể hiện cả diễn biến (tăng, giảm hay ổn định) của tình trạng này.

Nghiên cứu tình hình tội phạm là có sự phân tích, đánh giá tình hình một cách đầy đủ và toàn diện tính nghiêm trọng (về mức độ và tính chất) của tội phạm đã xảy ra, quan trọng hơn là phải giải thích, phát hiện được nguyên nhân để dự liệu tội phạm sẽ xảy ra như thế nào trong thời gian tới qua đó tạo cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm.

b) Các thuộc tính của tình hình tội phạm

Xem thêm: Cấu thành tội phạm là gì? Yếu tố cấu thành, ý nghĩa của cấu thành tội phạm?

– Mang tính xã hội

Tình hình tội phạm được hình thành từ những hành vi xã hội được luật hình sự xem là tội phạm và do những cá nhân sống trong xã hội thực hiện dưới tác động qua lại của nhiều mối quan hệ xã hội đa dạng phức tạp mà chủ yếu là những quan hệ xã hội tiêu cực. Tình hình tội phạm cũng tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, luôn xâm hại đến các quan hệ xã hội, phá vỡ những giá trị xã hội làm đảo lộn trật tự xã hội. Tình hình tội phạm sẽ thay đổi và mất đi cùng với sự thay đổi hiện tượng xã hội : kinh tế chính trị, tâm lý tư tưởng …

Mức độ và tính chất của tình hình tội phạm tại các hệ thống kinh tế-xã hội khác nhau và tại các quốc gia khác nhau có mỗi tương quan chặt chẽ với hoàn cảnh sống và hoạt động của con người nơi đó. Những dạng tình hình tội phạm cụ thể được xác định bởi xã hội và quốc gia. Trong những quốc gia khác nhau có đặc trưng riêng của mình trong cách hiểu tội phạm và không phải tội phạm.

Nghiên cứu đặc điểm này mang lại những giá trị về mặt nhận thức và thực tiễn cụ thể: Khi giải thích về qui luật phát sinh và phát triển của tình hình tội phạm luôn xuất phát từ những hiện tượng xã hội tồn tại trong sự tác động lẫn nhau với tình hình tội phạm. Phòng ngừa tội phạm phải sử dụng các giải pháp xã hội tác động đến các quan hệ xã hội

– Mang tính pháp lý

Tội phạm là khái niệm được định nghĩa bởi đạo luật hình sự, những hành vi tạo nên tình hình tội phạm trong xã hội là những hành vi bị luật hình sự cấm đoán bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt

Tính pháp lý của tình hình tội phạm là dấu hiệu mang tính hình thức nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá về tình hình tội phạm trong xã hội, cho phép chúng ta có thể phân biệt được tội phạm với các vi phạm pháp luật, các hành vi tiêu cực trong xã hội. Từ đó có thể xác định chính xác đối tượng nghiên cứu của tội phạm học

Sự thay đổi của pháp luật hình sự theo hướng thu hẹp hay mở rộng phạm vi trừng trị thì đều ảnh hưởng trực tiếp đến các thông số cơ bản của tình hình tội phạm trong thực tế

Xem thêm: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga

Ví dụ Việc buôn bán tem phiếu, rượu thuốc lá không còn được xem là tội phạm trong bộ luật hình sự hiện nay. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường, tin học lại trở thành những tội phạm chính thức mới.

Qua đây, có thể nhận định rằng, đánh giá tình hình tội phạm trong xã hội cần phải lưu ý đặc điểm pháp luật hình sự, cần phải dựa vào những qui định của luật hình sự về tội phạm và người phạm tội cũng như các dấu hiệu tội phạm khác

hoàn thiện pháp luật hình sự cũng được xem là biện pháp tăng cường hiệu quả phòng chống tội phạm trong xã hội.

– Mang tính thay đổi về mặt lịch sử

Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng bất biến trong xã hội mà nó có sự thay đổi và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định. Ví dụ Tình trạng mua bán tem phiếu thời kinh tế tập trung.

Tình hình tội phạm có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội khác nhau trong lịch sử, và ngay trong cùng 1 hình thái kinh tế xã hội nếu có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp thì tình hình tội phạm cũng có sự thay đổi.

Số lượng các hành vi bị coi là tội phạm trong những giai đoạn lịch sử khác nhau là có sự khác nhau.

Tình hình tội phạm luôn có sự vận động và thay đổi từ đơn giản đến phức tạp từ thô sơ đến tinh vi hiện đại, sự thay đổi này được thể hiện trong phương thức thủ đoạn công cụ, phương tiện phạm tội ở những giai đoạn lịch sử khác nhau là có sự khác nhau

Xem thêm: Quan hệ nhân quả là gì? Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả theo Mác – Lênin?

Ví dụ Tội phạm với các phương thức phạm tội mới : ăn cắp mã số thẻ tín dụng bằng cách dùng camera, hacking trên mạng Internet …

Nghiên cứu tình hình tội phạm thì phải đặt nó trong từng điều kiện lịch sự để có thể hiểu được bản chất của nó, qui luật hình thành và phát triển của nó để từ đó có thể dự đoán được khuynh hướng vận động phát triển của tình hình tội phạm trong tương lai và phòng ngừa tội phạm cũng phải được tiến hành cho phù hợp với từng điều kiện lịch sử cụ thể và có thể thay đổi, hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa cho phù hợp với sự thay đổi của lịch sử

– Mang tính tiêu cực

So với các hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội thì tình hình tội phạm vừa mang tính tiêu cực vừa thể hiện sự nguy hiểm cao nhất cho xã hội vì nó gây ra những thiệt hại về mọi mặt cho đời sống xã hội, được thể hiện ở 3 phương diện ( được định lượng khá rõ rệt )

+ Thiệt hại về vật chất ( Ví dụ: chi phí khổng lồ chi trả cho công tác đấu tranh phòng, chống, phục hồi công lý, hình phạt cho người phạm tội…)

+ Thiệt hại về thể chất: sinh mạng sức khỏe

+ Thiệt hại về tinh thần

Đánh giá về tình hình tội phạm, việc nghiên cứu về tình hình tội phạm cần phải xem xét các thiệt hại về nhiều mặt mà nó đã gây ra cho đời sống xã hội, phòng ngừa tội phạm luôn phải được coi trọng và ưu tiên trong các chương trình và kế hoạch của quốc gia cũng như từng địa phương

Xem thêm: Phân tích ví dụ, nguyên nhân của hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội

– Mang tính phổ biến

Tình hình tội phạm với tư cách là hiện tượng phổ biến chứa đựng tổng thể những hành vi phạm tội và những người thực hiện chúng trong không gian và thời gian xác định. Tình hình tội phạm không phải là sự tổng hợp những hành vi phạm tội riêng lẻ một cách cơ học mà là hiện tượng xã hội mang tính phổ biến, chứa đựng những dấu hiệu đặc thù riêng về lượng và chất có liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất.

c) Cơ cấu của tình hình tội phạm

Là tỷ trọng và mối tương quan của các loại tội phạm khác nhau trong tổng thể tình hình tội phạm nói chung trong một không gian nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó tỷ trọng của các loại tội phạm là số lượng tội phạm đó trên tổng số các loại tội phạm được thực hiện.

Tương quan giữa các loại tội phạm chính là sự tương quan về số lượng giữa các loại tội với nhau. Tùy thuộc vào từng quốc gia mà mô hình cơ cấu tội phạm được xây dựng khác nhau.

Ở Việt Nam mô hình cơ cấu tội phạm từ chung nhất đến khái quát gồm tỷ trọng mối tương quan giữa tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trong, tỷ trọng mối tương quan giữa lỗi cố ý và lỗi vô lý, tỷ trọng mối tương quan giữa các loại tội phạm theo các chương (nhóm tội phạm theo BLHS), tỷ trọng mối tương quan trong từng nhóm tội phạm, tỷ trọng mối tương quan các tội nghiêm trọng và phổ biến nhất, tỷ trọng và mối tương quan giữa các tội tái phạm lại do người chưa thành niên thực hiện, phụ nữ thực hiện).

d) Tính chất của tình hình tội phạm

Thể hiện ở số liệu các tội phạm nguy hiểm nhất cho xã hội, các đặc điểm của nhân thân người phạm tội trong cơ cấu của tình hình tội phạm.

Xem thêm: Các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và cách khắc phục, hạn chế

Các chỉ số về sự thiệt hại của tình hình tội phạm (các chỉ số bổ sung)

Có những trường hợp cần xem xét chỉ số về sự thiệt hại để đánh giá được tính nguy hiểm của tình hình tội phạm, nó bổ sung cho các chỉ số về lượng và về chất và về các thông tin của tình hình tội phạm.

– Chỉ số thiệt hại về vật chất (ví dụ: tài sản bị mất hư hỏng được tính thành tiền)

– Chỉ số nạn nhân do tội phạm gây ra (ví dụ: số người bị chết bị thương do tội phạm gây ra)

– Chỉ số về tiền, công lao động dùng chi phí cho việc khắc phục do tội phạm gây ra (sửa nhà, công trình)

– Chỉ số cho các chi phí của cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh phòng chóng tội phạm

– Chỉ số về các chi phí khác mà nhà nước phải chi vì hậu quả của tội phạm (chi phí nuôi trẻ mồ côi, chi phí xử lý ô nhiễm môi trường)

– Chỉ số không tính được bằng tiền như uy tín của Đảng và Nhà nước

Xem thêm: Cấu thành tội phạm của tội chiếm giữ trái phép tài sản