Giấy ủy quyền có hiệu lực bao lâu

Giấy ủy quyền là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong lĩnh vực dân sự nói chung, giao kết hợp đồng nói riêng. Vậy giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm chi tiết nhé!

Ủy quyền được quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện theo ủy quyền như sau:

 “1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”.

Trong đó, theo Điều 101 Bộ luật dân sự năm 2015 thì trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện. Việc xác định chủ thể của quan hệ dân sự có sự tham gia của hộ gia đình sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.

Đối với cá nhân, bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải có năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền (Điều 563 Bộ luật dân sự năm 2015).

Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp có sự đồng ý của bên ủy quyền; Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu (Điều 564 Bộ luật dân sự năm 2015).

Nội dung ủy quyền

Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định rõ phạm vi hay là những vấn đề được ủy quyền. Nội dung được quy định cụ thể tại một số văn bản pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, việc ủy quyền phải bảo đảm quy định chung tại Điều 3, Điều 9, Điều 10 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không được trái với các nguyên tắc cơ bản và giới hạn của việc thực hiện quyền dân sự.

Các nguyên tắc cơ bản gồm:

Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

 Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự:

Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.

Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định nêu trênn thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, tra mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Giấy ủy quyền là gì?

Giấy ủy quyền là một văn bản pháp lý trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại giấy ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền có 2 trường hợp xảy ra:
Ủy quyền đơn phương, tức Giấy ủy quyền không có sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.
Ủy quyền có sự tham gia của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Trường hợp này về hình thức là giấy ủy quyền nhưng về bản chất là hợp đồng ủy quyền. Nếu có tranh chấp, pháp luật sẽ áp dụng các quy định về hợp đồng ủy quyền để giải quyết. Theo đó, người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá.

Những trường hợp nào không được ủy quyền?

– Đăng ký kết hôn (khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014).– Ly hôn. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì họ là người đại diện (Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).– Công chứng di chúc của mình (Điều 56 Luật Công chứng 2014).– Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng. (Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN).– Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc. Người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền (Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

– Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (Điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) .

0 ra khỏi 5

Thời hạn ủy quyền và ủy quyền lại (điều 563 và 564).

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Bình luận:

Thời hạn là một khoảng thời gian xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Pháp luật quy định thời hạn ủy quyền để tránh trường hợp bên được ủy quyền lạm dụng sử ủy quyền để thực hiện các giao dịch ngoài mong muốn của bên ủy quyền. Vì vậy, Điều luật quy định rõ là thời hạn ủy quyền sẽ do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì thời hạn ủy quyền là là một năm tính từ ngày xác lập ủy quyền.

Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp các bên giao kết hợp đồng ủy quyền không xác định thời hạn ủy quyền mà chỉ quy định thời hạn ủy quyền từ khi ký kết đến khi có văn bản ủy quyền khác thay thế. Vậy trong trường hợp này thỏa thuận này có được coi là thỏa thuận hợp pháp không.

Theo chúng tôi, thỏa thuận này hoàn toàn có thể chấp nhận được và bên ủy quyền chắc chắn đã cân nhắc kỹ về lợi ích của việc ủy quyền này. Và có thể chấm dứt việc ủy quyền bất cứ lúc nào ki muốn.

Ngoài ra, việc điều luật này quy định hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm kể từ ngày xác lập nếu các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật không có quy định sẽ rất khó giải thích trên cơ sở khoa học cũng như cơ sở pháp lý. Điều này chỉ có thể giải thích trên cơ sở ý chí của nhà làm luật, như vậy sẽ là áp đặt ý chí của Nhà nước lên quan hệ dân sự. Trong khi đó từ khi hợp đồng được xác lập đên khi chấm dứt theo quy định tại Điều 422 của BLDS có thể là khoảng thời gian ngắn hơn 01 năm nhưng cũng có thể dài hơn 01 năm.

Vì vậy, chúng tôi kiến nghị sửa đổi quy định này thành quy định về "thời hạn hiệu lực của việc ủy quyền". Với việc quy định này sẽ được hiểu là việc ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày xác lập cho đến khi chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo quy định tại Điều 589 của BLDS hoặc cho đến khi có văn bản ủy quyền khác thay thế. Điều luật sửa đổi cụ thể như sau: "Điều 563. Thời hạn hiệu lực ủy quyền

Thời hạn hiệu lực ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật  quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực đến khi chấm sứt theo quy định tại Điều 422 của Bộ luật này."

Điều 564. Ủy quyền lại

1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:

a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;

b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.

3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Bình luận:

(i) Mục đích của việc ủy quyền là giúp thực hiện công việc của bên ủy quyền. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà bên được ủy quyền không thể thực hiện được công việc đã được giao phó. Trong trường hợp đó, pháp luật cho phép bên được ủy quyền thực hiện ủy quyền lại cho người khác. Khoản 1 của Điều 564 của BLDS năm 2015 có sự thay đổi mới so với quy định tại Điều 583 của BLDS năm 2005; đó là quy định  bổ sung thêm trường hợp cho phép ủy quyền lại là "trường hợp bất khả kháng" và bỏ trường hợp "hoặc pháp luật có quy định", Quy định mới của BLDS năm 2015 cho phép ủy quyền lại trong những trường hợp sau:

- Có sự đồng ý của bên ủy quyền: đây là trường hợp có thể vì lý do chu quan mà bên được ủy quyền không thể thực hiện các công việc được bên ủy quyền giao phó, nhưng bên ủy quyền cũng không có điều kiện để ủy quyền cho người khác. Với trách nhiệm của mình, bên được ủy quyền giúp bên ủy quyền chọn một người khác đáng tin cậy để ủy quyền lại và được bên ủy quyền đồng ý.

- Do điều kiện bất khả kháng  nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thông thường bên được ủy quyền sẽ khó có thể thực hiện được công việc của mình, trong trường hợp này bên được ủy quyền miễn trách nhiệm dân sự. Do đó, để đảm bảo lợi ích của bên có quyền bên được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người khác.

Tuy nhiên, trong trường hợp này Điều luật không nói rõ trường hợp nào cần phải có sự đồng ý của bên được ủy quyền hay tất cả các trường hợp cả chủ quan và khách quan đều cần phải có sự đồng ý của bên ủy quyền. Giả sử trong trường hợp vì sự kiện bất khả kháng mà bên được ủy quyền không thể thông báo cho bên ủy quyền và vì lợi ích của bên ủy quyền, bên được ủy quyền đã ủy quyền lại cho một người khác thực hiện công việc vì lợi ích của bên ủy quyền thì việc ủy quyền lại này có hiệu lực không?

Chúng tôi cho rằng trường hợp như chúng tôi đưa ra thì hợp đồng ủy quyền lại vẫn nên được chấp nhận thì mới đảm bảo mục đích và ý nghĩa của hợp đồng ủy quyền.

Ngoài ra, pháp luật cũng không quy định rõ việc đồng ý của bên ủy quyền có cần thể hiện dưới hình thức văn bản không đê tránh tranh chấp phát sinh trong thực tế.

Vì vậy, Khoản 1 Điều này nên được sửa lại như sau:

"1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác nếu có sự đồng ý của bên ủy quyền, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng mà nếu bên được ủy quyền không thể thông báo đên bên ủy quyền và nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được".

(ii) Bản chất của việc ủy quyền lại là tìm người thay thế bên được ủy quyền ban đầu xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhanh danh và vì lợi ích của bên ủy quyền. Vì vậy, tất các các vấn đề liên quan đến cách thức thực hiện, phạm vi thực hiện ủy quyền trong việc ủy quyền lại được xác định tương ứng với các công việc trong hợp đồng ủy quyền ban đầu.

(iii) Pháp luật quy định hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải thống nhất với hình thức của hợp đồng ủy quyền ban đầu. Quy định  này nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động ủy quyền lại. Ví dụ hợp đồng ủy quyền được công chứng thì hợp đồng ủy quyền lại cũng phải được công chứng theo quy định của pháp luật.