Có những giải pháp nào để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường trên xe diesel

Nhiều người cho rằng xe ô tô điện, không có ống xả, hẳn sẽ ít gây ô nhiễm không khí hơn so với xe chạy xăng tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây cho thấy, những hạt tạo ra trong quá trình lăn bánh của xe điện ô nhiễm hơn.

Theo tin tức trên báo VnExpress, xe điện được các Chính phủ và hãng xe coi là giải pháp hữu hiệu để giảm ô nhiễm môi trường từ phương tiện giao thông. Tuy vậy, việc sản xuất, vận hành xe điện vẫn gặp luồng ý kiến trái chiều, vì những nguồn ô nhiễm khác mà loại xe này gây ra.

Pin ô tô điện nặng hơn đồng nghĩa với việc ô nhiễm hạt nhiều hơn

Tuy nhiên, một nghiên cứu gây tranh cãi năm 2016 cho biết ô nhiễm dạng hạt từ ô tô điện có thể còn tồi tệ hơn. Do trọng lượng của pin, ô tô điện nặng hơn khoảng 200 – 300 kg so với các ô tô có kích thước tương tự sử dụng nhiên liệu làm từ dầu. Nặng hơn đồng nghĩa với ô nhiễm hạt nhiều hơn từ sự hao mòn phanh, lốp và mặt đường.

Những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Anh chỉ ra rằng, ô tô điện có thể gây ra ô nhiễm với hàng ngàn tấn chất thải pin chưa được xử lý, có khả năng làm rò rỉ các hóa chất nguy hiểm vào môi trường.

Số lượng pin xe điện bị loại bỏ đang tạo ra một núi rác thải khổng lồ. Việc này có thể gây ra cuộc khủng hoảng ô nhiễm môi trường trong tương lai.

Chính vì vậy, trong một báo cáo mới đây, các nhà khoa học của Đại học Birmingham đã kêu gọi chính phủ các nước phải “hành động ngay để phát triển một kế hoạch tái chế mạnh mẽ, có thể đáp ứng nhu cầu trong tương lai”.

Các nhà nghiên cứu nhận định nếu không đẩy mạnh phát triển công nghệ tái chế thì hàng triệu chiếc xe điện được bán trong năm 2017 sẽ tạo ra 250.000 tấn chất thải pin chưa được xử lý trong suốt tuổi đời của chúng.

Có những giải pháp nào để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường trên xe diesel

Ô tô điện vẫn có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: Autoexpress

Thời gian phanh trên ô tô điện lâu hơn nên việc thải ra nhiều ô nhiễm dạng hạt hơn

Một phân tích mới của Đại học Birmingham (Anh), gợi ý rằng phanh tái sinh, dùng động cơ điện làm giảm tốc độ của ô tô, sẽ khiến xe điện ít gây ô nhiễm hơn ở các khu vực thành thị.

Nghiên cứu ở Los Angeles cho thấy thời gian phanh trên ô tô điện được sử dụng chỉ bằng 1/8 lần so với phanh trên xe chạy nhiên liệu hoá thạch. Tuy nhiên, trọng lượng trội hơn của xe điện đồng nghĩa với việc chúng có xu hướng thải ra nhiều ô nhiễm dạng hạt hơn trên đường cao tốc.

Đâu là giải pháp?

Theo thông tin từ VietNamnet, các nhà nghiên cứu cho biết, việc tái chế pin xe điện không hề đơn giản vì có sự đa dạng về hóa học, hình dạng và thiết kế của pin lithium-ion. Để tái chế một cách hiệu quả, số pin này phải được tháo rời và phải phân tách được các dòng chất thải trong các bộ phận cấu thành của chúng. Giống như lithium, pin cũng chứa một số kim loại có giá trị khác như coban, niken và mangan. Những kim loại này có thể được tái sử dụng.

Các nhà nghiên cứu cho biết, đến năm 2040, nước Anh có thể có 8 nhà máy Gigafactory, tương tự như nhà máy Tesla được thấy ở đây, để sản xuất và tái chế pin xe điện.

Trong khi đó, Viện Faraday – viện nghiên cứu lưu trữ năng lượng điện hóa của Anh – cho biết, nhu cầu về pin xe điện có thể là cơ hội cho nước Anh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng vào năm 2040, nước Anh có thể cần phải xây dựng 8 nhà máy Gigafactory (nơi sản xuất pin và động cơ xe điện) để phục vụ nhu cầu về pin xe điện.

Tiến sĩ Harper cũng cho hay nước Anh sẽ cần phát triển các nguồn cung cấp cho những vật liệu cần thiết cho các loại pin này và vật liệu tái chế có thể đóng vai trò quan trọng.

Còn Giáo sư Andrew Abbott, Đại học Leicester, thông tin nếu điện khí hóa chỉ 2% của đội xe ô tô toàn cầu hiện nay thì số lượng xe điện trên thế giới sẽ đạt 140 triệu chiếc.

Theo Giáo sư Abbott, việc tái chế pin sẽ làm giảm đáng kể gánh nặng cho các bãi rác và giúp đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu quan trọng cần thiết cho sản xuất pin trong tương lai.

Các nhà nghiên cứu cũng đề nghị phát triển các phương pháp sửa chữa và tái chế nhanh chóng, đặc biệt là việc lưu trữ pin điện quy mô lớn có khả năng không an toàn.

Giáo sư Paul Christensen, Đại học Newcastle, đang hợp tác với ngành dịch vụ cứu hỏa và cứu hộ của Anh để phát triển các biện pháp đối phó với các vụ cháy pin lithium-ion. Giáo sư Christensen nói: “Những pin này chứa lượng điện năng lớn và hiện chúng tôi vẫn chưa có phương án xử lý khi chúng được sử dụng hết”.

“Một trong những lĩnh vực nghiên cứu ở dự án này là xem xét tự động hóa và làm thế nào để có thể tháo dỡ pin một cách an toàn, hiệu quả và thu hồi các vật liệu có giá trị như lithium và coban. Song cũng cần tính đến vấn đề an toàn công cộng khi pin EV đời thứ 2 trở nên phổ biến hơn. Chúng ta cần nhanh chóng có cái nhìn thấu đáo về toàn bộ vòng đời của pin – từ việc đào các vật liệu lên khỏi mặt đất cho đến việc xử lý chúng một lần nữa ở khâu cuối cùng”, Giáo sư Christensen cho biết.

Ngăn ô nhiễm môi trường từ xe cộ: Giải pháp tất yếu từ xe điện?

  08/10/2019 20:27

Chia sẻ

Có những giải pháp nào để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường trên xe diesel
Theo các chuyên gia, xu hướng tất yếu của tương lai sẽ là xe chạy điện. Đây là giải pháp sống còn để bảo vệ môi trường.

Có những giải pháp nào để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường trên xe diesel
Ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã đến mức báo động, trong đó xe máy được coi là một trong nhưng thủ phạm chính

Khó cấm xe máy thì có thể chuyển sang xe điện

 Tình hình ô nhiễm không khí vượt ngưỡng cho phép, có thể tác động xấu đến sức khỏe con người, trong đó có nguồn phát thải chính từ phương tiện giao thông. Trao đổi với Báo Giao thông, đa số ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý đều cho rằng, xu hướng tất yếu là chuyển dịch sang xe chạy điện. Việc sử dụng xe điện không chỉ thể hiện sự văn minh mà đã đến lúc xem là việc sống còn để bảo vệ môi trường sống của chính mình và cộng đồng.

Theo PGS. TS Tạ Cao Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và sáng tạo công nghệ (ĐH Bách khoa Hà Nội), xe điện tại Việt Nam trong tương lai sẽ là xu hướng tất yếu: “Việt Nam là xã hội phụ thuộc rất nhiều vào xe máy nên việc bỏ xe máy là điều khó khăn. Ví dụ như các ngõ ngách không thuận tiện cho việc đi ô tô thì xe máy lại làm được điều này và nhiều người thích sự cơ động của xe máy. Có chăng sẽ chỉ bỏ xe máy chạy xăng truyền thống và thay bằng xe máy điện. Vì thế, thị trường xe máy điện tại Việt Nam rất tiềm năng và khổng lồ”.

Còn theo TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, nguồn gây ô nhiễm chính tại các đô thị hiện nay là phương tiện giao thông, trong đó xe máy là nguồn phát thải lớn nhất. “Hiện nay, số lượng xe máy tại Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới. Đặc biệt tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có số lượng xe máy gần đứng đầu, lần lượt 4,5 và 7 triệu chiếc. Ngoài ra, giao thông công cộng chưa phát triển, việc sử dụng xăng sinh học còn gặp nhiều khó khăn nên xe điện sẽ là một giải pháp thay thế khả dĩ nhất”.

Tại một hội thảo về xu hướng phát triển công nghệ phương tiện giao thông mới đây, chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cũng cho rằng, với sự tiện dụng của xe máy thì trong 30-40 năm nữa, Việt Nam sẽ vẫn còn xe máy và tư duy cấm xe máy ở thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sẽ khó thực hiện. Vì thế giải pháp thay thế bằng sử dụng xe máy điện là hướng đi đúng, rất nên ủng hộ bằng các ưu đãi về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp sản xuất xe điện để môi trường khí thở tại Việt Nam tốt hơn. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn và hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho người dân sử dụng loại phương tiện này một cách thuận lợi, an toàn.

Cần một lộ trình thay thế động cơ xăng, dầu

 Theo ông Nguyễn Đông Phong, Q. Giám đốc Trung tâm kiểm soát khí thải (Cục Đăng kiểm Việt Nam), việc sử dụng xe dùng nhiên liệu sạch nói chung, xe điện nói riêng là điều nên khuyến khích. Xe điện không phát thải trực tiếp ra môi trường các khi độc hại (CO, HC, NOX…) ảnh hưởng đến sức khỏe cho con người như xe lắp động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

“Trên toàn cầu đang có xu hướng rất lớn phát triển xe điện, xe tự lái, xe sử dụng năng lượng sạch. Đã có nhiều nước tuyên bố lộ trình không nghiên cứu phát triển tiếp các động cơ đốt trong truyền thống trên xe hơi nữa. Việc phát triển xe máy điện hay xe máy nói chung cũng cần cân nhắc xu hướng của thế giới. Tại các nước phát triển thường không khuyến khích phát triển xe máy chạy xăng/dầu vì vấn đề ô nhiễm môi trường”.

Tuy nhiên theo ông Phong, khi xây dựng lộ trình sử dụng xe điện sẽ cần chú ý giải quyết hai vấn đề cơ bản là an toàn về cháy nổ và xử lý rác thải ắc quy, pin. “Theo kinh nghiệm ở một số nước, họ quản lý rất chặt chẽ đối với ắc-quy, pin thải đi. Nhà sản xuất phải có trách nhiệm thu hồi lại các ắc-quy, pin không còn sử dụng để xử lý tập trung theo quy định”.

Cuối cùng theo ông Phong, cần có các chính sách khuyến khích sử dụng xe điện như: Ưu đãi giảm thuế, phí; Hỗ trợ về tài chính (giá, thuế…) để đổi các xe sử dụng nhiên liệu truyền thống sang xe nhiên liệu sạch. Bên cạnh đó cần tăng cường truyền thông để thay đổi thói quen sử dụng phương tiện xăng dầu của người dân…

Có những giải pháp nào để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường trên xe diesel
Trước tình trạng ô nhiễm không khí do xe máy, nhiều chuyên gia cho rằng xe điện là giải pháp thay thế tất yếu

Tương tự, TS. Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, hiện nay những bước đi như VinFast trong việc sản xuất xe máy, ô tô điện là phù hợp với xu thế chung, tức là chúng ta hướng tới một mô hình giao thông vận tải bền vững, giảm bớt những phương tiện có lượng phát thải cao, chẳng hạn như các phương tiện dùng nhiên liệu hóa thạch, xăng, dầu diesel rất độc. Khi chuyển sang phương tiện xe điện, phần phát thải sẽ giảm đi.

“Chúng ta cũng đã có những chủ trương chung về vấn đề này, chẳng hạn như các chính sách phát triển bền vững, trong đó có việc giảm CO2 cũng như giảm lượng phát thải rồi gia tăng an ninh về mặt năng lượng. Còn chủ trương cụ thể chuyển đổi hoặc phát triển những loại xe điện thì hiện nay Bộ GTVT và Ủy ban ATGT Quốc gia cùng với chương trình môi trường của Liên hợp quốc đang bắt đầu một nghiên cứu rất toàn diện và bài bản. Trong đó có giao cho 2 đơn vị trực tiếp triển khai là Đại học Công nghệ GTVT và Chương trình môi trường Liên hợp quốc để xem xét, đánh giá khi chuyển đổi từ các phương tiện sử dụng phương tiện hóa thạch sang phương tiện chạy điện để làm rõ những lợi ích và cần chuẩn bị những điều kiện gì”.

“Tôi nghĩ chúng ta đang trong giai đoạn nghiên cứu và chắc chắn 1-2 năm tới sẽ sớm có những sản phẩm cụ thể về phân tích đánh giá cũng như có những kiến nghị về mặt tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định pháp luật để thúc đẩy quá trình giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và phát triển phương thức vận tải thân thiện với môi trường hơn”, TS.Trần Hữu Minh cho biết.