Cửa hải quan tại sân bay tiếng anh là gì năm 2024

Terminal: là nhà ga, ví dụ ở TP.HCM có qua quốc tế và ga quốc nội, sân bay nội bài thì có nhà ga T1, T2, sân bang Changi của Singapore thì có tới 4 terminal.

Khi đi du lịch, bạn nhớ để ý xem chuyến bay của mình sẽ cất cánh ở terminal nào để yêu cầu xe tới đúng chỗ, thường sẽ phụ thuộc vào việc bạn bay hãng hàng không nào. Có những terminal cách nhau khá xa, nếu đi nhầm thì bạn phải mất nhiều thời gian để di chuyển về đúng terminal của mình.

Gate: cổng lên máy bay, thường một sân bay có thể có hàng chục cổng, một vài sân bay to còn được đánh chữ cái phía trước, ví dụ Gate A45, Gate F78, khi đó bạn sẽ cần đi tới những khu nào có ghi chữ A, và tìm cổng số 45. Ở các sân bay người ta có đánh dấu mũi tên cho bạn biết hướng đi.

Cửa hải quan tại sân bay tiếng anh là gì năm 2024

Toilet: toalet, chỗ đi vệ sinh

Exit: lối ra

Baggage Claim, hoặc Baggage Claim Area: chỗ lấy hành lý, thường ở ga đến

Belt: là các băng chuyền chạy liên tục ở khu vực lấy hành lý. Khi bạn tới các khu vực này, bạn nhớ nhìn màn hình để biết được hành lý trên chuyến bay của mình sẽ đi ra ở băng chuyền số mấy.

Ở tuần trước chúng ta đã lên công đoạn chuẩn bị mọi thứ rồi. Tuần này chúng ta cùng điểm danh những từ ngữ thông dụng tại các sân bay cũng như trên máy bay nhé.

Thông thường ở sân bay sẽ có 2 nhà ga: domestic terminal (ga nội địa) và international terminal (ga quốc tế). Và ở cả hai nhà ga đều có khu vực arrivals (đón khách đến) và departures (đưa khách đi).

Đi máy bay khác với đi những phương tiện mặt đất khác ở chỗ để bảo đảm tính an toàn cho chuyến bay, airlines (các hãng hàng không) sẽ cần có nhiều công đoạn kiểm tra trước khi cho chúng ta board a plane (lên máy bay). Vì vậy, họ thường yêu cầu chúng ta phải đến sân bay trước ít nhất hai giờ đồng hồ. Cho nên đi máy bay chúng ta cần phải be on time (đến đúng giờ) không thôi sẽ gặp rất nhiều phiền phức đấy nhé.

Việc đầu tiên khi đến sân bay, chúng ta phải đến và làm thủ tục tại check-in counter (quầy kiểm tra vé và hành lý tại sân bay). Tại đây, nhân viên của hãng hàng không sẽ yêu cầu chúng ta xuất trình identity proof (giấy tờ để xác định danh tính như identity card - thẻ căn cước, driver's license - bằng lái xe, passport - hộ chiếu) và thông tin đặt vé.

Sau đó họ sẽ cung cấp cho chúng ta boarding pass (vé để lên máy bay) trên đó có ghi thông tin về flight (chuyến bay), gate (cổng di chuyển ra máy bay), seat (số ghế) để chúng ta có thể dễ dàng tìm đúng được chuyến bay của mình. Chúng ta cũng cần lưu ý boarding time (thời gian lên máy bay) để không bị trễ chuyến bay của mình.

Hành lý chúng ta mang theo sẽ được phân thành hai loại: checked luggage (hành lý ký gửi tại quầy vé) và hand luggage/carry-on bag (hành lý xách tay). Xong công đoạn check in (lấy vé và gửi hành lý) chúng ta sẽ qua phần security check (kiểm tra an ninh). Chúng ta sẽ được kiểm tra xem có mang theo vật dụng ảnh hưởng tới tính an toàn của chuyến bay hay không. Sau đó chúng ta sẽ gặp customs officer (nhân viên hải quan) để đóng mộc xuất cảnh.

Cửa hải quan tại sân bay tiếng anh là gì năm 2024

Đến đúng giờ chúng ta sẽ được lên máy bay. Thông thường ghế máy bay được chia thành nhiều loại: first class (ghế thượng hạng), business class (ghế hạng thương gia) và economy class (ghế phổ thông), trong đó ghế thượng hạng là đắt nhất.

Tùy vào mỗi loại ghế mà bạn sẽ có được những dịch vụ kèm theo riêng biệt. Sau khi đã tìm được chỗ ngồi, chúng ta phải để hành lý xách tay lên overhead bin/overhead compartment (hộc để hành lý phía trên đầu), sau đó ngồi đúng ghế và fasten your seat belts (thắt dây an toàn). Oxygen masks (mặt nạ oxy) và life vest (áo phao) được trang bị trong trường hợp khẩn cấp. Và chúng ta cần phải biết vị trí của emergency exits (các cửa thoát hiểm) trong trường hợp cấp bách.

Lavatory (phòng vệ sinh) thường được đặt phía sau máy bay phục vụ nhu cầu của passengers (hành khách). Nếu có yêu cầu riêng chúng ta có thể liên hệ flight attendants/cabin crew (tiếp viên hàng không/phi hành đoàn). Khi bay quốc tế, chúng ta sẽ được phát một phiếu customs declaration (form) (tờ khai hải quan) để điền thông tin trước khi máy bay hạ cánh.

Trong thời gian takeoff (máy bay cất cánh) và touchdown/landing (máy bay hạ cánh), chúng ta tuyệt đối không được di chuyển trên máy bay.

Cửa hải quan tại sân bay tiếng anh là gì năm 2024

Nếu thời tiết không tốt chúng ta sẽ có a bumpy flight (chuyến bay gập ghềnh do gặp nhiều "ổ gà").

Đối với a long-haul flight (chuyến bay xa) thông thường chúng ta phải transit (quá cảnh ở nước khác) và đôi khi sẽ phải have a 10-hour layover/stopover (chờ 10 tiếng trước khi được bay tiếp) ở nước quá cảnh.

Sau khi làm thủ tục nhập cảnh, chúng ta sẽ phải ra baggage claim (nơi nhận hành lý) để nhận lại đồ đạc của mình.

Kết thúc chặng đường bay chúng ta thường sẽ bị rơi vào tình trạng jet lag (mệt mỏi sau chuyến bay) cho nên chúng ta phải chuẩn bị sức khỏe kĩ càng trước khi leo lên máy bay nhé.