Có những vật phẩm không là hàng hóa năm 2024

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, thông qua trao đổi mua bán. Đã là hàng hóa thì phải có đủ hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.

a) Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa.

- Khái niệm: giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể là sự thỏa mãn trực tiếp (tư liệu sinh hoạt) hay sự thỏa mãn gián tiếp (tư liệu sản xuất). - Đặc điểm của giá trị sử dụng: + Giá trị sử dụng do các thuộc tính tự nhiên của vật phẩm quy định, với ý nghĩa đó giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Nó không phải do ý chí chủ quan của người sản xuất quy định mà do thuộc tính vốn có, bản chất của vật phẩm ấy. Ví dụ như gạo công dụng thỏa mãn nhu cầu ăn của con người là do tính chất lý hóa có tinh bột, vitamin trong gạo tạo nên và nó không thay đổi cho dù do ai sản xuất ra hay trong xã hội nào thì gạo vẫn có công dụng là thỏa mãn nhu cầu ăn của con người giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

+ Số lượng giá trị sử dụng của hh phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người.Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng cao thì càng khám phá ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa. Ví dụ như than đá ban đầu chỉ làm chất đốt, ngày nay còn được dùng để làm kim cương, máy lọc nước/ Ngành công nghiệp hóa dầu + Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng nó. Khi chưa tiêu dùng thì giá trị sử dụng tồn tại ở dạng nội dung vật chất của của cải. + Với tư cách là thuộc tính của hàng hóa, giá trị sử dụng không phải cho người sản xuất ra nó mà cho người khách thông qua trao đổi mua bán. Do đó, giá trị sử dụng là vật mang trong nó giá trị trao đổi. \=> Vật là hàng hóa thì dứt khoát phải có giá trị sử dụng. Tuy nhiên vật mang giá trị sử dụng chưa chắc đã phải là hàng hóa. Ví dụ như nước suối, hoa quả rừng, vải người thợ dệt ra tự tiêu dùng, gạo người nông dân trồng để ăn.

b) Thuộc tính giá trị của hàng hóa

- Giá trị trao đổi: là một quan hệ số lượng, là một tỷ lệ mà theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với giá trị sử dụng loại khác. Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc Sở dĩ vải có thể trao đổi được với thóc là do giữa vải và thóc phải tồn tại một cơ sở chung để cả vải và thóc phải quy được về cơ sở chung đó theo một tỷ lệ nhất định.Cơ sở chung đó không phải là giá trị sử dụng bởi giá trị sử dụng của vải và thóc là khác nhau. Do đó, nếu gạt bỏ giá trị sử dụng sang một bên thì giữa chúng tồn tại một cơ sở chung là để sản xuất ra vải và thóc thì người sản xuất phải hao phí lao động. Hao phí lao động của người sản xuất kết tinh trong vật phẩm chính là cơ sở chung để vải và thóc có thể trao đổi được với nhau và trao đổi theo một tỷ lệ nhất định => Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của trị

- Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi là sự biểu hiện ra bên ngoài của giá trị. - Đặc điểm của giá trị: + Thuộc tính giá trị là 1 phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.Nếu không có sx hàng hóa, ko có trao đổi thì ko nhất thiết phải đi tìm cơ sở chung cho sự trao đổi. Do đó sẽ ko có phạm trù giá trị + Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa \=> Giá trị là hao phí lao động của con người được kết tinh trong hàng hóa. Tuy nhiên, ko phải mọi hao phí lao động của con người được kết tinh trong vật phẩm đều mang hình thái giá trị. VD: những vật phẩm tự cung tự cấp cũng chứa đựng hao phí của con người nhưng nó ko mang hình thái giá trị.

c) Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.

Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị nhưng là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. - Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: Chúng là hai thuộc tính của một thực thể của một hàng hóa thống nhất mà thiếu một trong hai thuộc tính đó không thành hàng hóa.(giá trị sử dụng là cơ sở để hình thành giá trị còn giá trị là phương tiện để giá trị sử dụng được thể hiện). Ví dụ: nước suối, hoa quả rừng chúng là những vật phẩm có giá trị sử dụng nhưng không có giá trị nên không được coi là hàng hóa.hay nếu một sản phẩm có giá trị nhưng không có giá trị sử dụng như máy tính vừa sản xuất ra bị lỗi.

Hiểu một cách đơn giản thì hàng hóa là những vật phẩm có đặc tính vật lý, được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của con người.

Hàng hóa có thể được giao dịch trên thị trường. Giá trị hàng hóa được xác định bằng “GIÁ” và có khả năng chuyển quyền sở hữu từ người này sang người kia (từ người bán sang người mua).

Thông thường, hàng hóa là các sản phẩm hữu hình (có thể cầm, sờ, nắm được).

Đôi khi một số hàng hóa cũng ở dạng vô hình như: bản quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, phần mềm, … (những hàng hóa này được coi là hàng hóa đặc biệt). Tuy nhiên trong giới hạn bài viết này, chúng ta sẽ chỉ trao đổi về các hàng hóa thông thường (có tính vật lý).

Ví dụ về hàng hóa: Sách, bút vở, thực phẩm, hàng tiêu dùng, …

2. Dịch vụ là gì?

Khác so với hàng hóa, dịch vụ không có những đặc tính vật lý (không thể sờ, nắm, cầm được), đó là sản phẩm kinh tế vô hình được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

Dịch vụ không có tính sở hữu như hàng hóa, nó đơn thuần chỉ có tính sử dụng.

Ví dụ về dịch vụ: dịch vụ vận tải, truyền thông, bảo hiểm, ngân hàng, …

3. Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ?

Chúng ta có thể phân biệt rõ ràng về sự khác nhau giữa hàng hóa và dịch vụ thông qua bảng phân tích dưới đây.

Tiêu chí

Hàng hóa

Dịch vụ

Định giá & Đánh giá

Hàng hóa có thể dễ dàng định giá dựa trên tính hữu hình của sản phẩm

Dịch vụ là những tiện nghi, lợi ích vô hình kho đánh giá cụ thể về giá. Người ta cũng có đánh giá chất lượng dịch vụ hơn so với đánh giá chất lượng hàng hóa

Tính hữu hình

Thường là hữu hình

Vô hình

Tính sở hữu

Không

Trao đổi

Hàng hóa có thể trả lại hay trao đổi giữa người mua và người bán

Dịch vụ thì không thể trao đổi hay trả lại một khi chúng đã được cung cấp

Quá trình tiêu thụ

Thường hàng hóa sẽ được sản xuất, phân phối rồi mới tiêu thụ

Dịch vụ thường thì quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra cùng lúc

Thời hạn sử dụng

Hàng hóa thường có thời gian sử dụng xác định

Dịch vụ thường không có thời gian sử dụng. Thời hạn sử dụng dịch vụ dựa trên nhu cầu của người dùng (có thể rất ngắn hoặc mãi mãi)

Khả năng tách biệt

Hàng hóa có thể tách biệt với người sản xuất, người bán.

Dịch vụ và người cung cấp dịch vụ là một thể không thể tách rời

Hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hàng hóa và dịch vụ. Nếu có thắc mắc nào cần tư vấn, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với các chuyên gia của ALS để nhận được hỗ trợ sớm nhất.