Cơ quan lập pháp là cơ quan đại diện cho nhà nước về đối nội và đối ngoại

Bộ máy Nhà nước là gì? Gồm những cơ quan nào?

Nhà nước là cơ quan nắm giữ quyền lực, chính trị của xã hội quyết định những vấn đề trọng yếu của đất nước và thực hiện điều hành, vận hành hoạt động của Nhà nước của xã hội.

Nhà nước tổ chức ra một bộ máy chính quyền nắm giữ mọi quyền lực của đất nước, thiết lập các chính sách chính trị - xã hội, ban hành pháp luật và điều tiết mọi hoạt động của đất nước.

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.

- Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (theo Điều 69 Hiến pháp 2013)

- Nhóm cơ quan hành pháp bao gồm các cơ quan hành chính Nhà nước đứng là Chính phủ. Sau đó là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…

- Cơ quan tư pháp bao gồm các cơ quan xét xử và các cơ quan kiểm sát.

Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào?
 

Tổ chức các phân hệ của bộ máy Nhà nước

Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành các phân hệ sau:

Quốc hội

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.

(Theo Điều 69, 71 Hiến pháp 2013)

Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước. 

(Theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013)

Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.

- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủvà chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.

Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

Về nguyên tắc, Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. 

(Theo Điều 94, 95 Hiến pháp 2013)

Các cơ quan xét xử

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án nhân dân gồm:

- Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân địa phương.

- Tòa án quân sự.

- Các tòa án do luật định.

Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 

(Căn cứ Điều 102 Hiến pháp)

Các cơ quan kiểm sát

Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Các cơ quan kiểm sát gồm:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

- Viện kiểm sát quân sự.

Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

Trong đó:  

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

(Theo Điều 113 Hiến pháp)

- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.

Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.

(Theo Điều 114 Hiến pháp)

Trên đây là thông tin về: Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm các cơ quan nào? Nếu có vướng mắc, bạn đọc gọi đến tổng đài 1900.6199  để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp.

>> Thủ tục hành chính là gì? Ví dụ về thủ tục hành chính

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Cơ quan lập pháp là kiểu hội đồng thảo luận đại diện có quyền thông qua các luật. Đây là một trong ba cơ quan chính gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp của thể chế chính trị tam quyền phân lập.

Lập pháp có nhiều tên gọi khác nhau, phổ biến nhất là nghị việnquốc hội (lưỡng viện), mặc dù những tên này có nhiều nghĩa đặc trưng khác nữa. Trong hệ thống nghị viện của chính phủ, cơ quan lập pháp là cơ quan tối cao chính thức và chỉ định cơ quan hành pháp. Ở hệ thống tổng thống, cơ quan lập pháp được xem là phân nhánh quyền lực tương đương và độc lập với cơ quan hành pháp. Ngoài việc ban hành luật ra, cơ quan lập pháp còn có quyền tăng thuế, thông qua ngân sách và các khoản chi tiêu khác.

Thành phần chính của một cơ quan lập pháp là có một hay nhiều viện, nơi diễn ra các cuộc tranh luận và bỏ phiếu thông qua các dự luật. Cơ quan lập pháp có một viện thì được gọi là lập pháp độc viện. Lập pháp lưỡng viện có hai viện riêng rẽ, thường được gọi là thượng viện và hạ viện. Mỗi viện có chức năng, quyền hạn và cách thức tuyển chọn thành viên khác nhau. Ít phổ biến hơn nhiều là lập pháp tam viện, hình thức tồn tại trong những năm cuối của chính quyền thiểu số da trắng ở Nam Phi.

Ở hầu hết các hệ thống nghị viện, hạ viện là viện có nhiều quyền lực hơn trong khi thượng viện chỉ có nhiệm vụ cố vấn và xem xét.

Tuy nhiên, trong hệ thống tổng thống. Quyền hạn của hai viện thường là như nhau và bình đẳng với nhau. Trong các chính quyền liên bang, chúng ta thường thấy thượng viện đại diện cho các tiểu bang hợp thành. Vì mục đích này, thượng viện có thể hoặc gồm các đại biểu của chính quyền bang, như trường hợp của Đức và ở Hoa Kỳ trước thế kỷ 20, hoặc được bầu ra theo công thức cấp cho các bang có dân số ít hơn một số đại diện ngang bằng như trong trường hợp của Úc và Hoa Kỳ.

Bài chi tiết: Danh sách các quốc gia theo cơ quan lập pháp

 

  Các quốc gia có lưỡng viện lập pháp.

  Các quốc gia có độc viện lập pháp và cơ quan tư vấn.

  Các quốc gia có độc viện lập pháp.

  Các quốc gia không có cơ quan lập pháp.

  • Nghị viện (Parliament)
  • Quốc hội (Quốc hội lưỡng viện - Congress)
  • Hội đồng nghị viên (Diet assembly)
  • Quốc hội (National Assembly)
  • Nghị viện Althing — Iceland
  • Hội đồng lập pháp cộng hòa (Bồ Đào Nha)
  • Hội đồng lập pháp Albania — Albania
  • Hội đồng nghị viên liên bang (Bundestag) — Đức
  • Cortes Generales — Tây Ban Nha
  • Nghị viện (Eduskunta) — Phần Lan
  • Hội đồng Liên Bang (Federal Assembly) — Nga, Thụy Sĩ
  • Nghị viện quốc gia (Folketing) — Đan Mạch
  • Hội đồng lập pháp (Knesset) — Israel
  • Nghị viện quốc gia (Majles Al-Ummah) — Kuwait
  • Nghị viện quốc gia (Riksdag) — Thụy Điển
  • Staten-Generaal — Hà Lan
  • Nghị viện quốc gia (Stortinget) — Na Uy
  • Tòa lập pháp (Legislative Yuan) — Đài Loan
  • Danh sách các cơ quan lập pháp quốc gia

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Lập_pháp&oldid=68749190”

Video liên quan

Chủ đề