Công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở được thực hiện như thế nào

Quản lý nhà nước được hiểu là hoạt động quản lý của Nhà nước. Khác với quản lý của khu vực tư, quản lý của nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển. Vậy quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn quy định của pháp luật liên quan đến nội dung nêu trên. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Hiến pháp năm 2013

– Quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý Nhà nước, khác với quản lý của khu vực tư, quản lý Nhà nước là hoạt động quản lý đặc biệt được thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

– Quản lý xã hội là sự quản lý tổng thể xã hội chứ không phải là quản lý khía cạnh xã hội của sự phát triển.

– Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước. Theo đó, nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Căn cứ quy định tại Điều 28 – Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền này như sau:

“ Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan Nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.”

– Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân ?

  • A. Tham gia tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • B. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về phát triển sản xuất ở xã mình.
  • C. Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt.
  • D. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học.

Đáp án đúng là phương án B

Độ tuổi tham gia quản lý nhà nước và xã hội: Hiến pháp 2013 quy định, công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân . Việc thực hiện các quyền này do luật định. Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Để thống nhất thực hiện, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân xác định rõ “Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp”. Luật Trưng cầu ý dân cũng quy định “Công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”, trừ trường hợp không được ghi tên, bị xóa tên trong danh sách cử tri.

Trường hợp hạn chế quyền tham gia quản lý bao gồm:

– Trường hợp không được bầu cử, ứng cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân: Luật Bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân quy định một số trường hợp không được bầu cử, không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân khi có hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Theo đó, có năm nhóm trường hợp không được ứng cử đại biểu quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân: Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố bị can; Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; và Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

– Những trường hợp không được bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân bao gồm: Người bị kết án tử h́ình đang trong thời gian chờ thi hành án; Người đang phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ mà được trả tự do thì những người này được bổ sung tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri để bỏ phiếu trưng cầu ý dân; Người đã có tên trong danh sách cử tri nếu đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị kết án tử hình, phải chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo thì Ủy ban nhân dân xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.

– Những trường hợp không được làm việc trong cơ quan nhà nước: Luật Cán bộ, công chức quy định người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự không được tuyển dụng, làm việc trong cơ quan nhà nước. Thêm vào đó, Luật cũng đề cập điều kiện dự tuyển công chức và xử lý kỷ luật cũng loại trừ những người đang làm việc có vi phạm pháp luật ra khỏi bộ máy nhà nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội của công dân″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo sổ xác nhận tình trạng hôn nhân; tìm hiểu luật xin phép bay flycam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Các hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội là gì?

Hình thức tham gia quản lý nhà nước và xã hội là: trực tiếp hoặc gián tiếp

Tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo hình thức trực tiếp như thế nào?

Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình bằng cách tham gia ứng cử đại biểu quốc hội hoặc ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp. Khi trúng cử, trở thành đại biểu quốc hội hoặc đại biểu Hội đồng nhân dân, công dân có thể trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Công dân có thể tham gia hoạt động trong các cơ quan nhà nước thông qua cơ chế tuyển dụng.

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 19: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời:

Người dân có thể:

     + Tham gia góp ý kiến dự thảo, sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992.

     + Tham gia bàn bạc và quyết định các công việc của xã hội.

Trả lời:

– Những quy định trên nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước trên mọi lĩnh vực.

Trả lời:

– Đối với em:

     + Tham gia ý kiến trong những giờ sinh hoạt lớp; tham gia ý kiến trong những buổi gặp mặt ban cán sự lớp với Ban giám hiệu nhà trường, với thầy cô giáo.

     + Góp ý kiến xây dựng kế hoạch hoạt động của Đoàn, Đội; kế hoạch tuần của lớp…

– Đối với gia đình em ở địa phương:

     + Tham gia góp ý kiến xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật.

     + Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước.

     + Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình công cộng.

     + Tham gia xây dựng các quy ước của xã, phường về nếp sống văn minh và phòng chống tệ nạn xã hội…

a) Quyền bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;

b) Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ;

c) Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân;

d) Quyền được học tập;

đ) Quyền khiếu nại, tố cáo;

e) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể;

g) Quyền tự do kinh doanh;

h) Quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của cơ quan nhà nước.

Trả lời:

-Các quyền: (a), (c), (đ), (h).

a) Chỉ cán bộ công chức nhà nước mới có quyền tham gia quản lí nhà nước;

b) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền của mọi người;

c) Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân.

Trả lời:

-Em tán thành với quan điểm (c), bởi nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân. Do đó, xây dựng và phát triển đất nước là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả mọi người.

a)Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội ;

b) Tham gia ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân địa phương;

c) Tham gia ý kiến vào dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hằng năm của địa phương;

d) Giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương;

đ) Góp ý cho hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước trên báo, đài;

e) Kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Trả lời:

– Các hình thức trực tiếp: (a), (b), (c), (d).

– Các hình thức gián tiếp: (đ), (e).

Trả lời:

– Theo em, nhà trường cần tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Dã ngoại, tổ chức cắm trại, tổ chức liên hoan văn nghệ…

– Ở địa phương: Tổ chức các khu vui chơi, sinh hoạt tập thể, nhà văn hoá…

– Nhà trường và địa phương kết hợp để giải tán các tụ điểm bán hàng rong ở cổng trường, nhà hàng, quán ăn phải thực hiện đúng quy định về vệ sinh, an ninh trật tự.

– Nhà trường, địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục: Mở lớp học tình thương, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục.

Theo em, Vân có được quyền tham gia góp ý kiến không? Vì sao? Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào? Việc tham gia góp ý của Vân thể hiện quyền gì của công dân?

Trả lời:

– Bạn Vân có quyền tham gia góp ý kiến, bởi vì việc này thể hiện quyền của công dân của bạn (quyền tự do ngôn luận, tự do tham gia đóng góp, phát biểu ý kiến xây dựng tập thể)

– Vân có thể tham gia góp ý kiến bằng cách trực tiếp có ý kiến ngay trong buổi tổng kết.

– Việc tham gia góp ý kiến thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của mỗi người.

Trả lời:

-Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là việc đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ về mọi mặt của mình.

-Công dân có quyền và có trách nhiệm tham gia vào các công việc của Nhà nước, của xã hội để đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân.

Video liên quan

Chủ đề