Công nghệ chế tạo máy tính mới nhất

Theo CEO Mark Zuckerberg, trải nghiệm trong vũ trụ ảo (metaverse) đòi hỏi sức mạnh tính toán khổng lồ. Dự án AI Research SuperCluster (RSC) sẽ giúp công ty xây dựng các mô hình AI tốt hơn, học hỏi từ hàng nghìn tỷ mẫu, hiểu hàng trăm ngôn ngữ và hơn thế nữa.

Facebook chế tạo siêu máy tính AI nhanh nhất thế giới

RSC sẽ sử dụng các thuật toán kiểm duyệt để phát hiện những nội dung tiêu cực, độc hại trên các nền tảng của Meta như Facebook và Instagram và hướng tới các tính năng thực tế ảo tăng cường (AR). Meta cho biết nghiên cứu này giúp công ty phát triển các dự án về metaverse trong tương lai.

Meta cũng tuyên bố RSC hiện là một trong những siêu máy tính chạy AI nhanh nhất trên thế giới. Người phát ngôn của Meta cho biết công ty đã hợp tác với các nhóm từ Nvidia, Pure Storage và Penguin Computing để xây dựng siêu máy tính này.

Các kỹ sư của Meta Kevin Lee và Shubho Sengupta hy vọng RSC sẽ giúp xây dựng các hệ thống AI hoàn toàn mới, chẳng hạn như có thể cung cấp khả năng dịch giọng nói theo thời gian thực cho nhiều nhóm người, mỗi người nói một ngôn ngữ khác nhau, để họ có thể cộng tác liền mạch trong một dự án nghiên cứu hoặc chơi một trò chơi tương tác AR.

Dự án RSC đã bắt đầu cách đây một năm rưỡi, các kỹ sư của Meta thiết kế các hệ thống khác nhau của máy như làm mát, nguồn, mạng và cáp từ số không. Giai đoạn một của RSC đã được thiết lập và vận hành, bao gồm 760 hệ thống Nvidia GGX A100 chứa 6.080 GPU được kết nối (một loại bộ xử lý đặc biệt tốt trong việc giải quyết các vấn đề về học máy). Meta cho biết nó cung cấp hiệu suất được cải thiện tới 20 lần cho các nghiên cứu về thị giác máy tính. Giai đoạn hai của RSC dự kiến hoàn thành trong năm 2022, chứa tổng cộng 16.000 GPU và có thể đào tạo các hệ thống AI với hơn một nghìn tỷ thông số trên các tập dữ liệu lớn như một exabyte.

Những con số này đều rất ấn tượng, nhưng chính xác siêu máy tính AI là gì và có điểm nào khác so với các siêu máy tính truyền thống?

Hai loại hệ thống, được gọi là máy tính hiệu suất cao (HPC), gần giống trung tâm dữ liệu về kích thước và ngoại hình, dựa vào số lượng lớn các bộ xử lý được kết nối với nhau để trao đổi dữ liệu với tốc độ nhanh chóng.

Theo nhà phân tích Bob Sorensen của HPC tại Hyperion Research, độ chính xác chính là sự khác biệt của HPC sử dụng AI và HPC truyền thống. Các siêu máy tính AI có thể thực hiện nhiều phép tính mỗi giây hơn so với HPC thông thường dù sử dụng cùng một phần cứng. 

Mức độ chính xác được đánh giá bằng các phép tính số thực dấu phẩy động (Floating-point arithmetic) - một cách viết tắt toán học cực kỳ hữu ích để thực hiện các phép tính sử dụng các số rất lớn và rất nhỏ. Tốc độ của các siêu máy tính được tính bằng cách sử dụng phép toán dấu phẩy động 64 bit/giây (FLOP). Tuy nhiên, vì các phép tính AI đòi hỏi độ chính xác thấp hơn, các siêu máy tính AI thường được đo bằng FLOP 32 bit hoặc thậm chí 16 bit.

Điều đó có nghĩa là khi Meta nói rằng họ đã chế tạo siêu máy tính AI nhanh nhất thế giới, nó không nhất thiết so sánh trực tiếp với các siêu máy tính truyền thống - những cỗ máy khổng lồ được các trường đại học và chính phủ triển khai để tính toán trong các lĩnh vực phức tạp như vũ trụ, vật lý hạt nhân và biến đổi khí hậu vì chúng có những điểm mạnh khác nhau.

Ông Sorensen cũng cho biết các nhà cung cấp HPC thường trích dẫn các con số hiệu suất cho biết máy của họ có thể chạy nhanh nhất nhưng đó chỉ là hiệu suất cao nhất trên lý thuyết.

Thước đo tiện ích thực sự của siêu máy tính được đánh giá trong công việc chúng làm trong thực tế, chứ không phải dựa vào lý thuyết. Đối với Meta, công việc đó có nghĩa là xây dựng hệ thống kiểm duyệt vào thời điểm công ty đang vướng vào nhiều bê bối và tạo ra một nền tảng máy tính mới qua kính AR hay metaverse để cạnh tranh với các đối thủ như Google, Microsoft và Apple. Một siêu máy tính AI cung cấp nhiều lợi thế cho Meta, nhưng đó không phải là tất cả. Công ty vẫn cần phải nghiên cứu thêm các chiến lược khác.

Hương Dung (Theo Reuters, The Verge)

Trong vụ kiện của 16 tiểu bang tại Mỹ và hòn đảo Puerto Rico chống lại Google, Google bị tố ký thỏa thuận với Facebook để làm suy yếu một mạng lưới bán quảng cáo của các nhà xuất bản.

iPhone 13 gặp lỗi "màn hình hồng", rò rỉ thông số kỹ thuật chi tiết của Galaxy S22 Ultra… là những tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 25/1/2022.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Tập đoàn sản xuất và công nghệ Mỹ Honeywell ngày 3/3 tuyên bố hãng sẽ tung ra thị trường một máy tính lượng tử mạnh nhất thế giới và chiếc siêu máy tính này có khả năng xử lý những thách thức khoa học và kinh doanh phức tạp.

Honeywell đã đưa ra tuyên bố trên cùng với việc công bố tin tức hãng đã đạt được sự đột phá trong điện toán lượng tử - công nghệ sử dụng các hạt hạ nguyên tử để tăng tốc xử lý.

Hiện, Honeywell đang hợp tác với hai nhà cung cấp phần mềm lượng tử và thuật toán là Cambridge Quantum Computing và Zapata Computing trong quá trình tìm ra các cách thức mới để đưa điện toán lượng tử vào ứng dụng.

Dự kiến, siêu máy tính mới do Honeywell sản xuất sẽ trình làng trong 3 tháng tới.

Đề cập đến tính năng vượt trội của điện toán lượng tử, Giám đốc điều hành của Honeywell Darius Adamczyl khẳng định công nghệ này sẽ giúp con người giải quyết những thách thức khoa học và kinh doanh phức tạp, thúc đẩy các cải tiến từng bước về năng lực máy tính, chi phí vận hành và tốc độ xử lý.

Theo ông, nhờ điện toán lượng tử, các công ty vật liệu sẽ khám phá các cấu trúc phân tử mới. Các công ty vận tải sẽ tối ưu hóa hậu cần (logistics).

Các tổ chức tài chính sẽ cần các ứng dụng phần mềm nhanh hơn và chính xác hơn. Các công ty dược phẩm sẽ đẩy nhanh việc nghiên cứu và bào chế các loại thuốc mới.

Honeywell đang cố gắng tìm tòi nghiên cứu để mở rộng ứng dụng của điện toán lượng tử, tạo cơ hội cho các khách hàng được hưởng lợi từ công nghệ mạnh mẽ này.

Honeywell hy vọng điện toán lượng tử sẽ giải quyết được những thách thức tin học mà máy tính truyền thống "bó tay."

Năm 2019, Google cũng đã thông báo về đạt được sự tiến bộ trong điện toán lượng tử khi phát triển máy tính Sycamore vượt xa tốc độ xử lý của siêu máy tính nhanh nhất thế giới.

Theo Google, Sycamore có khả năng xử lý vấn đề hóc búa điện toán trong 200 giấy mà một máy tính truyền thống phải mất 10.000 năm để xử lý.

Đối thủ của Google, IBM cũng từng tuyên bố thông tin về Sycamore hơi cường điệu./.

Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)

Đại diện của Microsoft cho biết: "Mối quan tâm chính của chúng tôi là các công nghệ như vậy có lợi cho toàn nhân loại nhưng cũng đảm bảo sức mạnh của nó không tập trung nằm trong tay một số ít người".

Siêu máy tính do Microsoft mới đầu tư có 285.000 nhân CPU, 10.0000 nhân xử lý đồ họa và tốc độ kết nối 400 Gb/giây giữa các máy chủ GPU. Hãng không nói rõ sức mạnh cụ thể mà chỉ cho biết nằm trong top 5 siêu máy tính mạnh nhất thế giới. Để có được vị trí này, một cỗ máy phải đạt mốc trên 23.000 teraflop (nghìn tỷ phép tính mỗi giây). Ngôi vị số một hiện nay thuộc về IBM với hệ thống đạt hơn 148.000 teraflop.

CEO Satya Nadella của Microsoft.

Siêu máy tính mới sẽ được kết nối tới nền tảng Arure của Microsoft nhưng các tài nguyên mà nó có được sẽ thuộc về OpenAI. Bất kỳ ai có nhu cầu sẽ phải trả tiền cho việc vận hành hệ thống, trả tiền cho Microsoft cũng như các đối tác khác đầu tư vào OpenAI.

Công ty nghiên cứu độc lập OpenAI được thành lập vào năm 2015 và nhận được những khoản tài trợ ban đầu từ Elon Musk và Sam Altman. Tuy nhiên, Musk sau đó rời khỏi ban điều hành công ty vào đầu năm 2018 và Altman hiện giữ vị trí CEO.

Microsoft và OpenAI bắt đầu hợp tác vào năm 2019. Bản thỏa thuận bao gồm việc Microsoft sẽ trở thành đối tác quan trọng trong việc thương mại hóa các công nghệ AI mới. Hai bên cũng thống nhất xây dựng các công nghệ siêu máy tính cho trí tuệ nhân tạo có tên Azure AI.

Trước đó, vào tháng 7/2019, hãng phần mềm Microsoft tuyên bố đầu tư 1 tỷ USD vào công ty trí tuệ nhân tạo (AI) OpenAI. Theo đó, hai bên sẽ thiết lập quan hệ đối tác kéo dài nhiều năm để phát triển công nghệ siêu máy tính AI trên dịch vụ điện toán đám mây Azure của Microsoft.

Theo thông cáo báo chí của OpenAI thì tầm nhìn của OpenAI và Microsoft là trí tuệ nhân tạo có thể làm việc với con người để giúp giải quyết nhiều vấn đề đa ngành khó khăn hiện nay, bao gồm những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, chăm sóc sức khỏe và giáo dục.

Video liên quan

Chủ đề