Công tác xã hội hóa văn hóa hiện nay

Đền Trần Thương (huyện Lý Nhân) là di tích nhận được nhiều sự đóng góp của nhân dân cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa theo phương thức xã hội hóa (XHH) được triển khai ở nhiều địa phương với sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, thể hiện rõ nhất ở việc tu bổ di tích, khôi phục hoạt động văn hóa, lễ hội.

Với thức tôn trọng quá khứ, lòng tự hào về tổ tiên của nhân dân, công tác XHH bảo tồn di tích đã mang lại kết quả tích cực.

Tại Hà Nam, Lý Nhân là huyện có nhiều di sản văn hóa với nhiều giá trị tiêu biểu hơn cả. Toàn huyện có trên 500 di tích, trong đó có 26 di tích cấp quốc gia, 27 di tích cấp tỉnh, 2 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia… Nhiều di tích trong số này có niên đại vài trăm năm, là niềm tự hào của nhân dân địa phương.

Thời gian, thiên tai khiến nhiều di tích bị xuống cấp cần được tu bổ, tôn tạo trong khi nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia còn hạn chế thì cần thiết phải có nguồn lực từ XHH.

Chỉ tính trong 10 năm (2010 đến 2020), số tiền thu được từ nguồn vốn XHH dành cho bảo tồn, trùng tu di tích của huyện trung bình 2,5 đến 3,5 tỷ đồng/năm (riêng năm 2020 là gần 30 tỷ đồng). Điều đó cho thấy, nhân dân ngày càng quan tâm đến việc tu bổ, tôn tạo di tích.

Tại Quảng Ninh, xu hướng XHH ngày càng được mở rộng, thu hút được nguồn lực ngoài Nhà nước để trùng tu, tôn tạo các di tích. Có công trình đã huy động được 100% vốn từ nguồn XHH như Chùa Đông Khê, chùa Phúc Nghiêm, cụm di tích khu mỏ Mạo Khê, kè bậc đá tuyến đường lên chùa Ngoạ Vân 5 (đều ở thị xã Đông Triều).

Tại Phú Thọ, trong 10 năm (2010-2020), gần 200 di tích được xếp hạng đã được tu bổ, tôn tạo trong đó có những di tích quan trọng, là không gian diễn xướng và gắn liền với 2 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ và Hát Xoan Phú Thọ (Đình Thét, đình An Thái, đàn Tịch điền, đền Du Yến, tượng đài chiến thắng Tu Vũ, đền Lăng Sương)... với tổng mức đầu tư gần 600 tỷ đồng, trong đó phần lớn từ nguồn XHH.

Ở Phú Yên, ngoài ngân sách Nhà nước, kinh phí bảo tồn di sản còn được huy động từ nguồn XXH. Một số địa phương đã thực hiện rất tốt công tác này. Chẳng hạn như đình Ngọc Lãng (TP. Tuy Hòa) là di tích được tỉnh xếp hạng bị xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng nhờ nguồn XHH, nhiều hạng mục đã được tôn tạo. Bên cạnh đó, việc duy trì tổ chức lễ hội Vía Bà tại Tháp Nhạn cũng từ nguồn XHH…

Có thể thấy XHH bảo tồn di tích, di sản văn hóa góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân.

Tuy nhiên, trong XHH bảo tồn di sản, đâu đó vẫn còn quan niệm “cứ có tiền muốn làm gì cũng được”. Điều này dẫn đến thực tế là có nơi, người dân sẵn sàng công đức hàng tỷ đồng nhưng lại yêu cầu phá bỏ di tích cũ, xây dựng di tích mới theo thiết kế, phong cách… hiện đại. Hoặc có người cúng tiến đồ vật có giá trị hàng trăm triệu đồng nhưng không hợp với không gian văn hóa lịch sử của di tích...

Mặt khác, cũng có nơi, số tiền công đức thu bị sử dụng sai mục đích, không bảo đảm nguyên tắc kỹ thuật, mỹ thuật, kiểu dáng, phong cách nghệ thuật cổ truyền; chưa chú trọng khắc phục những phần kiến trúc đang xuống cấp, thậm chí việc trùng tu tôn tạo còn làm ảnh hưởng đến không gian kiến trúc, phá vỡ cảnh quan của di tích, làm sai lệch yếu tố gốc.

Lễ hội rước voi Đào Xá (xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) được duy trì từ nhiều năm nay chủ yếu từ nguồn xã hội hóa. Ảnh: Báo Phú Thọ

Di sản văn hóa là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Để thực hiện hiệu quả việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, ngoài sự quan tâm của Nhà nước, người dân cần nâng cao nhận thức trong giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; các địa phương cần gắn kết việc giữ gìn, phát huy di sản văn hóa với việc xây dựng, giữ gìn môi trường sinh thái, đời sống văn hóa cộng đồng.

Thực hiện Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18-4-2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao và Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 26-2-2007 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao. Thời gian qua công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao tỉnh Ninh Thuận đã đạt được một số kết quả như sau:

Về lĩnh vực văn hóa: phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, xây dựng cơ quan văn hóa, gia đình văn hóa, cùng với phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì, nhiều đội văn nghệ quần chúng từ các địa phương trong tỉnh, các cơ quan, ban, ngành hoạt động khá tích cực. Đặc biệt là các lễ hội đình làng những năm gần đây phần lớn là do nhân dân đóng góp tổ chức; nhiều loại hình dịch vụ văn hóa do nhân dân tự tổ chức và đăng ký hoạt động khá phong phú và đa dạng.

Về lĩnh vực thể dục, thể thao: đã có nhiều câu lạc bộ hoạt động thể dục thể thao quần chúng được hình thành và đi vào hoạt động, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia luyện tập, như: bóng đá, cầu lông, võ thuật, thẩm mỹ, thể hình, quần vợt, cờ vua, cờ tướng, ... tạo phong trào rộng khắp, đáp ứng một phần nhu cầu rèn luyện sức khỏe của nhân dân.

Tuy nhiên, so với yêu cầu trong tình hình mới, công tác xã hội hóa vẫn chưa đáp ứng như mong muốn; các hoạt động văn hóa, thể thao như: nơi sinh hoạt vui chơi, giải trí cho nhân dân còn thiếu; các điểm sinh hoạt văn hóa chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa cao, các cơ sở hoạt động thể dục, thể thao còn thiếu chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tập luyện thể dục thể thao, nhất là cho các đối tượng lứa tuổi thanh-thiếu niên. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân; trong đó có nguyên nhân: việc huy động các nguồn đóng góp, nguồn tài trợ cho hoạt động văn hóa, thể dục thể thao còn hạn chế về phương thức, quy mô và hiệu quả.

Nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30-5-2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường và Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 26-2-2007 của Tỉnh ủy và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan. Để khắc phục những hạn chế, bất cập và triển khai tốt hơn các chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa để các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, các đơn vị công lập, ngoài công lập và nhân dân nhận thức đúng, đầy đủ để thực hiện tốt hơn chủ trương xã hội hoá nói chung và xã hội hoá các lĩnh vực văn hoá và thể dục thể thao nói riêng. Trước hết là đổi mới nhận thức về các mô hình hoạt động ngoài công lập, mạnh dạn chuyển một số cơ sở công lập và bán công sang các loại hình ngoài công lập trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật.

2. Các ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn Lao động, các đoàn thể chính trị - xã hội, các lực lượng vũ trang cần triển khai làm tốt công tác phối hợp, ký kết liên tịch để tổ chức nhiều hình thức hoạt động văn nghệ, các giải thi đấu thể thao nhằm phục vụ tốt đời sống văn hóa và rèn luyện thể chất trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tăng cường công tác quản lý nhà nước; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất; làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao nhằm đưa các hoạt động này tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành và triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

  1. Tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá của các cơ sở công lập và ngoài công lập; xây dựng lộ trình chuyển các đơn vị sự nghiệp văn hóa công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ, tự chủ về tổ chức và tài chính;
  1. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tạo ra các sản phẩm văn hóa truyền thống; đóng góp kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích. Khuyến khích thành lập các đơn vị nghệ thuật tập thể, tư nhân, gia đình theo quy định hiện hành của Nhà nước;
  1. Vận động các tập thể, tư nhân liên doanh, liên kết xây dựng các trung tâm nghệ thuật, tổ chức hoạt động sân khấu nhỏ; đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa trong các hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng, hoạt động của các nhà văn hóa, các đoàn nghệ thuật, bảo tồn - bảo tàng và các dịch vụ văn hóa khác;
  1. Phối hợp với các ngành có liên quan huy động các nguồn lực, trí tuệ và sức sáng tạo trong xã hội đầu tư xây dựng các công trình và thiết chế văn hóa; tham gia và phát triển các hoạt động văn hóa, đặc biệt là tự tổ chức các hoạt động văn hóa ở cơ sở. Đẩy mạnh việc sáng tác trong các loại hình nghệ thuật, xây dựng những gương điển hình về xã hội hóa, đưa công tác tuyên truyền về chủ trương xã hội hóa thành một trong những nhiệm vụ thường xuyên gắn với phản ánh những gương điển hình tiên tiến và phê phán những việc làm không đúng với chủ trương xã hội hóa của Nhà nước; tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư và bảo trợ các hoạt động văn hóa;
  1. Xây dựng lộ trình chuyển các cơ sở thể dục thể thao công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; chuyển một số cơ sở thể dục, thể thao công lập có đủ điều kiện sang loại hình thể dục, thể thao ngoài công lập;
  1. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân hình thành các cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập và thành lập các tổ chức xã hội về thể dục thể thao. Có kế hoạch kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư một số hạng mục công trình thuộc khu liên hợp thể dục thể thao của tỉnh;
  1. Khuyến khích xây dựng các câu lạc bộ, các điểm thể dục thể thao ở các cơ quan, doanh nghiệp, các xã, phường, thị trấn đặc biệt là ở nông thôn. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế thành lập các liên đoàn, câu lạc bộ các bộ môn thể thao có thành tích cao theo hướng chuyên nghiệp hóa;
  1. Cải tiến hệ thống thi đấu thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao, từng bước chuyển công tác tổ chức thi đấu thể thao cho các liên đoàn thể thao, các tổ chức xã hội về thể dục thể thao, các đơn vị kinh tế có đủ năng lực; khuyến khích các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tài trợ kinh phí để tổ chức các giải thể thao của tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu kế hoạch đầu tư phát triển các hạ tầng văn hóa, thể thao cơ bản; tổng hợp xây dựng danh mục các cơ sở ngoài công lập cần kêu gọi đầu tư theo hướng xã hội hóa; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư về xã hội hóa, xây dựng và công khai hóa các thủ tục thành lập các cơ sở văn hóa, thể dục, thể thao ngoài công lập.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ quy mô và lộ trình xã hội hóa của các ngành tham mưu điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai, ưu tiên bố trí đất đai cho các cơ sở ngoài công lập; xây dựng và công khai hóa các thủ tục giao đất, cho thuê đất.

6. Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành về thiết chế văn hóa các cấp; căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật về dành quỹ đất xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở xã, phường, thị trấn để kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư từ tỉnh đến cơ sở, từ đô thị đến nông thôn, trong các khu dân cư đáp ứng yêu cầu xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao cho nhân dân.

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước, với thẩm quyền và điều kiện của địa phương; có biện pháp huy động mọi nguồn lực của địa phương để đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao. Có kế hoạch quy hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở.

8. Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Ninh Thuận xây dựng các chuyên trang, chuyên mục phổ biến rộng rãi các chủ trương, chính sách về công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao cũng như những mô hình hay, những điển hình tiên tiến về thực hiện công tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao.

9. Tổ chức thực hiện

  1. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức và cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này;
  1. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo, giải quyết, xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Chủ đề