Công thức tính diện tích đám cháy

Cách tính lưu lượng máy bơm chữa cháy và khối tích bể chữa cháy sẽ giúp ích cho việc chọn hệ thống bơm phù hợp. Việc này bạn có thể tự tính toán thông qua cách tính dưới đây, hoặc liên hệ trực tiếp với kỹ thuật viên của công ty HTH để được hỗ trợ và tư vấn.

Cách tính lưu lượng máy bơm chữa cháy

Lưu lượng nước chữa cháy gồm 2 phần: Lưu lượng nước chữa cháy vách tường và lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà.

Trước tiên ta tính toán lưu lượng nước chữa cháy vách tường.

Tính toán lưu lượng nước chữa cháy vách tường:

(Kiểm tra theo bảng 14, 15 TCVN 2622:1995)

– Số lượng họng tính toán: 02 họng chữa cháy đồng thời.

– Lưu lượng thiết kế mỗi họng : 2,5 l/s.

– Yêu cầu áp lực tại mỗi họng : 2,5 at (06 m.c.n)

– Thể tích nước phục vụ chữa cháy và làm mát trong 3 giờ với lưu lượng 5l/s:

Đổi đơn vị: 1l/s =3,6m3/h. Ta có.

Qvách tường = 2×2,5= 5 lít/s x3,6 = 18 m3/h.

Tính toán lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài xưởng của hệ thống cấp nước chữa cháy:

– Lượng nước cho 01 đám cháy được tính toán theo bảng 13 TCVN 2622-1995.

– Số lượng đám cháy đồng thời : 1

– Lưu lượng nước cho đám cháy : 10 l/s

– Áp lực tại họng phun : ≥1 at (10 m.c.n)

Qua đó ta tính lưu lượng nước chữa cháy ngoài xưởng như sau:

Qngoài xưởng = 10 x 3,6 = 36 m3/h.

Cách tính lưu lượng máy bơm chữa cháy

Dựa vào lưu lượng nước chữa cháy vách tường và lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà ta tính được lưu lượng bơm chữa cháy.

Xác định lưu lượng bơm chữa cháy:

Lượng nước chữa cháy được sử dụng lớn nhất khi có đám cháy xảy ra bên trong nhà xưởng, lúc đó cả 02 hệ thống cấp nước đều hoạt động: vách tường + họng chữa cháy hỗ trợ bên ngoài nhà. Tổng lưu lượng nước chữa cháy lớn nhất khi đó là:

Q = Qvách tường + Qngoài xưởng = 18 + 36 = 54 m3/h.

Như vậy ta đã tính tính được lưu lượng máy bơm chữa cháy. Bây giờ ta sẽ tính toán chiều cao cột áp máy bơm.

Tính toán chiều cao cột áp và lựa chọn máy bơm :

Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường

Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường của Công trình được thiết kế như sau:

– Mạng đường ống chữa cháy được sử dụng là ống thép tráng kẽm chịu áp lực các loại.

– Số họng nước chữa cháy cần dùng cho Công trình: Căn cứ điều 10. 14 TCVN 2622 – 1995 (Bảng 14): mỗi điểm cháy bất kỳ trong công trình phải có 2 lăng (họng) phun tới, lưu lượng của mỗi họng là 2,5 l/s.

Các bước tính toán thuỷ lực hệ thống đường ống.

– Xác định lưu lượng và số lăng chữa cháy: Bảng 14 của TCVN 2622 – 1995.

– Lưu lượng nước chữa cháy trong nhà: QCCT = nl.ql

Trong đó:

nl – số lượng lăng chữa cháy phun cùng một lúc.

ql – lưu lượng nước của một lăng.

Þ QCT1 = 2. 2,5 = 5 l/s.

Như tiêu chuẩn 2622 tra ở trên thì lưu lượng ngoài nhà là 10l/s, yêu cầu 2 họng chữa cháy đồng thời nên tổng lưu lượng ngoài nhà là:

Qngoài nhà = 20 l/s

  • Vậy lưu lượng cần thiết của hệ thống chữa cháy: Q= Q vách tường + Q ngoài nhà = 5+20 = 25 l/s
  • Các đoạn ống từ trạm bơm đến trục đứng d = 100mm; ống trục đứng thông tầng d = 100mm; ống ra họng nước chữa cháy có: d = 65mm; d = 50 mm.
  • Cột áp cần thiết của máy bơm là: HB = (Hđh + Hl +Hw ) x1.2
  • Hl: Cột áp tự do cần thiết đầu lăng. Tra tại mục 6.19 TCVN 4513-1988. Ta được với ql=2,5 l/s ta có Hl= 21 m.c.n
  • Hđh: Độ cao đặt lăng cao nhất so với trục bơm: Hđh= 1.25 m.
  • Hw = Hd + Hc + Hv (Tổng tổn thất cột áp trên hệ thống chữa cháy). Hd = q2x L x A (tổn thất theo chiều dài đường ống) Với : q lưu lượng nước vận chuyển trên đoạn ống đó L chiều dài đường ống A Sức cản của đường ống (Với D100 thì A=0.000267; D65 thì A= 0.002993)

Tra tại mục 6.15 bảng 14 TCVN 4513-1988.

Theo bản vẽ chiều dài các đường ống ví dụ như sau:

D100 = 45m; D65 = 12m;

  • Hd1= q2 x L x A (tổn thất theo chiều dài trên đoạn đường ống D100) = 25 x 45 x 0,000627 = 0.7 (m)
  • Hd2 = q22 x L x A (tổn thất theo chiều dài trên đoạn đường ống D65) = 25 x 12 x 0.002993= 0.89 (m) Þ Hd = Hd1 + Hd2 = 0.7+0.89= 1.6 (m)
  • Hc = Hd x 20% = 1.6 x 20% = 0.32 (m) tổn thất cục bộ trên mạng đường ống (được lấy bằng 20% Hd ).

Hv = Hvan = S.qct2 (tổn thất qua cụm van kiểm tra)

S – Hệ số đặc tính của van, đối với van BC – 100 thì S = 0,00302.

(Tra bảng 7 TCVN 7336 -2003)

qct – lưu lượng nước cần thiết, qct = 35 l/s.

Hv = 0,00302×322 = 3.09(m).

Þ Hw = Hd + Hc + Hv = 1.6+0.32+3=5.02 (m) lấy 5 (m)

Trong đó,

Þ Cột áp cần thiết của máy bơm:

Hb = (Hđh + Hl +Hw ) x1.2

= (1.25 + 21 + 5) X1,15 = 31.3 (m) lấy tròn 31.3 M.C.N

Vậy công suất của bơm là: Q=54m3/h – H=31.3mcn

Như vậy ta đã tính toán được công suất máy bơm. Dựa vào công suất máy bơm ta tính được Thể tích bể nước.

Tính thể tích bể nước: Lượng nước phải đảm bảo chữa cháy được trong 3h do đó.

Vcc= Qnnx3 giờ + Qvt3 giờ = 183+36*3 = 162 m3

Vậy khối tích bể nước chữa cháy là: 162 m3.

Mọi thông tin chi tiết về cách tính lưu lượng máy bơm chữa cháy, lựa chọn hệ thống máy bơm chữa cháy tốt nhất hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí, vận chuyển miễn phí, lắp đặt tận nơi, cam kết đầy đủ các chính sách về bảo hành, bảo dưỡng, bảo trì, đồng thời giá cả tốt nhất cho quý khách!

Muốn chữa cháy hiệu quả thì ta cần phải biết đám cháy đó có tính chất như thế nào để có thể sử dụng các vật tư chữa cháy một cách hiệu quả được. Sau đây chúng ta cùng đi phân loại các tính chất của các đám cháy phổ biến hiện nay.

Khái niệm đám cháy.

Sự cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và ánh sáng. Quá trình cháy là quá trình biến đổi lý hóa tỏa nhiệt phức tạp của hỗn hợp cháy và chất oxy hóa tạo thành sản phẩm cháy. Theo định nghĩa ta thấy cháy có 3 dấu hiệu đặc trưng: – Có phản ứng hóa học – Có tỏa nhiệt – Phát ra ánh sáng.

Khi ta thấy có đầy đủ của cả 3 dấu hiệu này thì đó là một sự cháy. Nếu thiếu một trong các dấu hiệu trên thì đó không phải là sự cháy.

Từ khái niệm về quá trình cháy, chúng ta sẽ thấy trong quá trình cháy, đồng thời diễn ra nhiều quá trình khác nhau.

Các hiện tượng kèm theo sự cháy.

– Khi sự cháy diễn ra sẽ kèm theo sinh và tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh. Đây là hiện tượng cơ bản và đặc trưng nhất của các đám cháy, vì hiện tượng này có thể đánh giá mức độ nguy hiểm đám cháy, nó có thể gây cháy lan, gây bỏng cho người và làm hư hại vật liệu thiết bị xung quanh. Khi cháy có thể sẽ sinh ra khói và các loại khí độc đặc biệt là khí CO và CO2.
– Trao đổi khí bằng cơ chế đối lưu của các dòng khí, đưa không khí vào vùng cháy, đưa sản phẩm cháy ra môi trường.

Phân loại đám cháy.

Các dấu hiệu dùng để phân loại đám cháy bao gồm: điều kiện trao đổi khí, bản chất của chất cháy, khả năng phát triển đám cháy, thời gian cháy,…

1. Phân loại theo điều kiện trao đổi khí các đám cháy

– Đám cháy ngoài là những đám cháy ở phía bên ngoài các tòa nhà, công trình. Đặc điểm của cháy ngoài là trao đổi khí chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện khí hậu tại nơi xảy ra cháy.

– Đám cháy trong là các đám cháy diễn ra bên trong các cấu kiện như nhà cửa, ống thông gió, công trình trong lòng đất… Đặc điểm của đám cháy trong là trao đổi khí chỉ diễn ra qua các lỗ cửa, trên các cấu kiện bao che, do vậy sẽ dẫn đến sự tích tụ khói.

2. Phân loại theo bản chất đám cháy.

– Loại A là đám cháy do chất rắn, khi cháy thường sẽ tạo than hồng. – Loại B là đám cháy do chất lỏng và rắn hóa lỏng – Loại C là đám cháy  do các chất khí

– Loại D là đám cháy do các kim loại

– Loại E là đám cháy do dầu mỡ và mỡ động vật thực vật

3. Phân loại theo dấu hiệu thay đổi diện tích đám cháy

– Đám cháy lan truyền là đám cháy có diện tích cháy tăng theo thời gian.
– Đám cháy có diện tích không tăng theo thời gian.

Trên thị trường hiện nay bình cứu hỏa giá rẻ ngày càng được ưa chuộng, thông tin ký hiệu trên thân bình ghi rõ chữ gì thì sử dụng chữ được những loại đám cháy đó rất dẽ dàng cho người tiêu dùng. Phân loại đám cháy và quy ước ký hiệu đám cháy để sản xuất thiết bị vật tư phòng cháy chữa cháy và sử dụng phương tiện chữa cháy đúng với từng loại đám cháy đó.

Cho ví dụ sau:

Khối nhà văn phòng của một nhà máy sản xuất bao bì và sản phẩm nhựa, có kích thước W = 55m, L = 90m. Gồm 3 tầng. Cấu kiện bậc chịu lửa khu nhà là II. Tính toán thể tích bể chứa nước chữa cháy cho khối văn phòng (hệ thống tự động & bán tự động) ?

Giải:

Hệ thống tự động

Cường độ phun nước và dung dịch tạo bọt, diện tích bảo vệ bởi 1 sprinkler hoặc diện tích kiểm soát của 1 khóa dễ nóng chảy, khoảng cách giữa các đầu phun hoặc các khóa dễ nóng chảy và thời gian hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước phải lấy theo Bảng 2 – TCVN 7336 : 2021.

  • Mật độ phun thiết kế yêu cầu: d = 0.08 l/m2
  • Diện tích chữacháy: S = 120m2
  • Diện tích bảo vệ tối đa của một Sprinkler: s = 12 m2
  • Thời gian phun chữa cháy: t = 30 phút
  • Khoảng cách tối đa giữa các Sprinkler: 4m
  • Lưu lượng yêu cầu tối thiểu của hệ thống:
    Q1 = d x S = 0.08 x 120 = 9,6 (1/s) = 34,56 ~35 (m3/h)
  • Lượng nước tối thiểu cần thiết để chữa cháy trong 30 phút:
    V1= 35 x 0.5 = 17.5 (m3/h)

Hệ thống chữa cháy ngoài nhà

Lưu lượng nước chữa cháy bên ngoài lấy từ trụ nước chữa cháy, tính với nhà cần nước chữa cháy nhiều nhất và tính cho 1 đám cháy được quy định trong bảng 13 – TCVN 2622 : 1995.

  • Lưu lượng nước cần cho mỗi trụ chữa cháy ngoài trời là q = 5
  • Lưu lượng nước cần thiết cho một giờ :
    Q2= (q x 360 x n) / 1000 (m3/h)= 5 x 3600 / 1000 = 18 (m3/h)
  • Lượng nước tối thiểu cần thiết để chữa cháy trong 3h
    V2 = 18 x 3 = 54 (m3)

Trường hợp không thể lấy nước trực tiếp từ nguồn cung cấp nước được hoặc lấy trực tiếp từ đường ống cấp nước đô thị nhưng không thường xuyên đảm bảo lưu lượng và áp suất thì phải có biện pháp dự trữ nước để chữa cháy. Lượng nước cần để dự trữ chữa cháy phải tính toán căn cứ vào lượng nước chữa cháy lớn nhất trong 3 giờ.

Số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong nhà và lượng nước của mỗi họng được quy định tại Bảng 14 –TCVN 2622 : 1995

  • Số họng nước chữa cháy cho mỗi điểm bên trong: 1 họng.
  • Lưu lượng nước tối thiểu của mỗi họng là q = 2,5 l/s.
  • Lưu lượng nước cần thiết cho một giờ:
    Q3= (q x 360 x n) / 1000 (m3/h)= 2,5 x 3600 x 1 / 1000 = 9 (m3/h)
  • Lưu lượng nước cần thiết cho 3 giờ:V3= 9 x 3 = 27 m3

Vậy thể tích nước chữa cháy của khối công trình:V = V1 + V2 + V3 = 17,5 + 54 + 27 = 98,5 m3 ~ 100 m3

________________
Trải nghiệm buổi học thử miễn phí khóa học “Kỹ sư M&E – Thiết kế hệ thống PCCC” giúp bạn nắm bắt tổng quan kiến thức về hệ thống PCCC.

________________

Hãy chia sẻ, nếu bạn cảm thấy bài viết có ích cho bạn bè !

Bài viết liên quan:

  1. Hướng dẫn sử dụng trung tâm báo cháy Horing 8 kênh AH-03312-8L
  2. Một số vấn đề trong bố trí, lắp đặt họng nước chữa cháy vách tường
  3. Ứng dụng phần mềm hỗ trợ tính toán, kiểm tra, lựa chọn hệ thống chống sét
  4. Kiểm Tra Nghiệm Thu Công Trình Phòng Cháy Chữa Cháy

Video liên quan

Chủ đề