Công thức tính hiệu quả vốn đầu tư

Trước khi quyết định “rót” vốn vào một dự án, các nhà đầu tư cần đánh giá được hiệu quả của nó. Đã bao giờ bạn thắc mắc, làm cách nào để đánh giá chính xác hiệu quả của một dự án đầu tư chưa?. 5 phương pháp dưới đây sẽ giúp các bạn làm được điều đó.

Tham khảo: Đầu tư là gì? Các hình thức đầu tư phổ biến ở Việt Nam

Có nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả một dự án

1. Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân của vốn đầu tư

Phương pháp này sẽ lựa chọn dự án đầu tư dựa trên cơ sở so sánh giữa tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư của dự án với tỷ suất sinh lời yêu cầu. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận thuần bình quân vốn đầu tư là mối quan hệ giữa lợi nhuận bình quân thu được hằng năm và số vốn đầu tư bình quân hằng năm trong suốt thời gian đầu tư. Số vốn đầu tư hằng năm là số vốn đầu tư lũy kế ở thời điểm cuối năm trước trừ đi khấu hao tài sản cố định lũy kế ở đầu mỗi năm sau.

Đối với từng dự án, nếu tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn hơn tỷ suất sinh lời yêu cầu của nhà đầu tư thì đạt hiệu quả.

Đối với nhiều dự án thì dự án nào có tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư cao hơn sẽ được ưu tiên.

Nói cách khác, nhà đầu tư sẽ dựa trên kết quả so sánh giữa kết quả (lợi nhuận sau thuế) và số vốn đầu tư để đánh giá hiệu quả. Nếu như lợi nhuận thu được cao hơn so với số vốn cần bỏ ra thì có thể đầu tư vào dự án này và ngược lại. Trường hợp so sánh nhiều dự án với nhau dự án nào sinh lời nhiều hơn sẽ là phương án tốt hơn.

Ưu điểm của phương pháp này là khá đơn giản, có thể tính tổng thể lợi nhuận và số vốn đầu tư suốt thời gian thực hiện dự án. Nhưng hạn chế của nó là chưa tính đến các thời điểm khác nhau nhận được lợi nhuận trong tương lai và yếu tố giá trị thời gian của tiền.

2. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư

Thời gian hoàn vốn là một tiêu chí để đánh giá dự án đầu tư

Bên cạnh việc đánh giá kết quả thu được từ dự án, các nhà đầu tư còn dựa vào một yếu tố khác đó là thời gian hoàn vốn. Với phương pháp này, dự án sẽ được xem xét trên cơ sở thời gian hoàn (thu hồi) vốn. Thời gian thu hồi vốn là khoảng thời gian mà dự án cần để tạo ra dòng tiền thuần bằng số vốn đầu tư ban đầu. Để tính thời gian thu hồi vốn, có hai trường hợp cần cân nhắc:

  • Trường hợp 1: Dự án tạo ra thu nhập đều đặn hằng năm thì thời gian thu hồi vốn sẽ bằng số vốn đầu tư ban đầu/dòng tiền thuần (thu nhập) hằng năm.
  • Trường hợp 2: Dự án tạo ra thu nhập không ổn định qua các năm. Thời gian thu hồi vốn được tính theo hai cách sau:

Xác định vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm bằng cách lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm trước trừ đi thu nhập của năm kế tiếp.

Khi vốn đầu tư phải thu hồi ở cuối năm nhỏ hơn thu nhập ở năm kế tiếp thì lấy số vốn đầu tư chưa thu hồi chia cho thu nhập bình quân một tháng của năm kế tiếp để tìm được số tháng để thu hồi vốn.

Từ đó, nhà đầu tư có thể tính được thời gian thu hồi vốn và so sánh giữa các dự án với nhau, dự án nào có thời gian ngắn hơn sẽ được chọn. Đối với dự án độc lập, cần cân nhắc đến thời gian hoàn vốn tối đa mà nhà đầu tư có thể chấp nhận.

Ưu điểm của phương pháp này là sự đơn giản, rất phù hợp với các dự án đầu tư ngắn hạn có quy mô nhỏ và vừa, cần thu hồi vốn nhanh. Hạn chế của nó là không chú trọng đến yếu tố thời gian của tiền tệ (các khoản thu ở những thời điểm khác nhau là như nhau), không thể áp dụng với các dự án đầu tư dài hạn hay có mức sinh lời chậm như sản xuất sản phẩm mới, xâm nhập thị trường mới,....

Kết thúc phần đầu tiên của bài viết tại đây, trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục với các phương pháp còn lại. Lưu ý rằng, đây là các phương pháp phổ biến đã được sử dụng, vẫn còn rất nhiều phương pháp khác. Mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm riêng mà nhà đầu tư cần hiểu rõ để sử dụng thật hiệu quả. Mong rằng bài viết đã chia sẻ những kiến thức hữu ích với bạn đọc, đừng quên đón xem phần còn lại tại BAC's Blog.

Tham khảo: 5 phương pháp đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư (Phần 2)

Nguồn tham khảo:

//www.dantaichinh.com/
//quantri.vn/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

R là một công cụ thống kê và phân tích dữ liệu mạnh, một trong những ứng dụng của nó là thẩm định dự án đầu tư. Hiện tai ở R có một gói hỗ trợ đấy đủ cho bài toán thẩm định đầu tư. Kết hợp với khả năng mạnh vô đối của tính toán và lập trình thống kê, nó có thể vượt trội hơn phần mềm chuyên biệt khác dành cho thẩm định là Crystal Ball.

Gói được đề cập đến là FinCal của Fan năm 2016( đọc thêm )

Trong việc phân bổ nguồn vốn ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá một dự án. Những phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Trong bài viết này sẽ phân tích và ứng dụng sử dụng hai chỉ số NPV và IR để đánh giá mức độ khả thị của một dự án.

Khái niệm

NPV (Net present value) được dịch là giá trị hiện tại ròng, có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện này của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại. NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu) - giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi).

Ý nghĩa

Nếu NPV dương thì dự án đáng giá. Tại sao đáng giá, bởi tỷ suất chiết khấu là chi phí cơ hội cho dự án, vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có ý nghĩa kinh tế. Cho nen, khi đánh giá dự án bằng NPV thì cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu (thường được đo bằng lãi suất của cơ hội đầu tư tốt nhất nhà đầu tư đặt được nếu không đầu tư vào dự án này).

Nếu NPV dương thì có nghĩa là khoản đầu tư có lời bởi giá trị dòng tiền mắt sau khi đã khấu hao cao hơn mức ban đầu.

Thông thường NPV không chỉ được coi là chỉ số mà còn được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của phương án hay dự án Cho biết mức độ lãi ròng của dự án sau khi đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và trang trải tất cả các chi phí bao gồm cả lạm phát.

Nhược điểm

Tuy nhiên phương pháp NPV lại có nhược điểm là đòi hỏi tính toán chính xác chi phí mà điều này thường khó thực hiện đối với các dự án dài. Vì thế trong thực tiễn người ta thường phát triển chi phí vốn thành tỷ suất chiết khấu hay còn gọi là tỷ suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được - tỷ suất rào (thường do nhà đầu tư kỳ vọng trên cơ sở cân nhắc tính toán đến các yếu tố tác động vào dự án).

NPV không cho biết khả năng sinh lợi tính theo tỷ lệ % do đó ảnh hưởng đến việc khó chọn lựa cơ hội đầu tư.

Khái niệm

IRR (internal rate of return) lợi suất thu lợi nội tại. Có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án, IRR là nghiệm của phương trình NPV = 0. Nói cách khác muốn tìm IRR chỉ cần giải phương trình NPV (IRR) = 0. Đây là phương trình bậc cao, nếu ó sự đổi dấu sẽ có nhiều nghiệm. Còn không thì chỉ có 1 nghiệm.

Ý nghĩa

IRR có thể tính bằng cách nội suy chặn trên chặn dưới. Nếu giá trị này lớn hơn giá trị suất chiết khấu (chi phí cơ hội) thì dự án đáng giá.

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc thực hiện dự án nào. IRR được gọi là tốc độ tăng trưởng của 1 dự án.

Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của dự án là như nhau thì dự án nào có tỷ suất hoàn vốn cao hơn thì dự án đó được ưu tiên thực hiện.

Ưu điểm

Phương pháp IRR có ưu điểm là dễ tính toán vì không phụ thuộc vào chi phí vốn, rất thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư vì cho biết khả năng sinh lời dưới dạng %.

Nhược điểm

IRR là không được tính toán trên cơ sở chi phí sử dụng vốn do đó sẽ có thể dẫn đến nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án.

IRR là một công cụ nữa mà nhà đầu tư có thể sử dụng để quyết định có nên tập trung toàn lực cho một dự án cụ thể, hay phân loại tính hấp dẫn của nhiều dự án khác nhau.

IRR cũng có thể được so sánh với tỷ suất hoàn vốn trên thị trườngchứng khoán.

Nếu một công ty không thấy dự án nào có IRR tốt hơn mức lợi nhuận có khả năng tạo ra trên thị trường tài chính công tư đó có thể đơn giản là đầu tư tiền của mình vào thị trường này thay vì thực hiện dự án.

Nói chung IRR thì dễ hình dung vì số % cụ thể, nhìn NPV bằng tiền rất khó diễn dịch. Vì vậy người ta dùng cả hai cách để đánh giá.

Cả hai chỉ số này tỏng cùng 1 điều kiện thì cùng đại diện cho một kết quả. Tuy nhiên có nhiều trường hợp thì IRR lại không hiệu quả.

Bảng dữ liệu

#Dòng tiền của hai dự án 1 và 2 Da1 <- c(-100, 50, 40, 40, 30) Da2 <- c(-100, 20, 40, 50, 60) ## Kết hợp thành 1 dataframe Year <- paste("Nam", 0: (length(Da1) - 1)) pj <- data.frame(Year, Da1, Da2) pj ## Year Da1 Da2 ## 1 Nam 0 -100 -100 ## 2 Nam 1 50 20 ## 3 Nam 2 40 40 ## 4 Nam 3 40 50 ## 5 Nam 4 30 60

Với mữa lãi suất chiết khấu giả định ta có thể tính NPV và IRR cho 2 dự án ở trên, dựa vào gói FinCal

ta tính NPV của dự án 1 lần lượt khi r lần lượt là 5%, 10%, 15%

## [1] 43.13480 29.05539 17.17725

Ta có thể tính được tỷ suất hoàn vốn cho dự án 1

## [1] 0.2400351

Tìm mức lãi suất chiết khấu mà ở đó NPV của hai dự án là tương đương nhau

## [1] 0.1107143

Đánh giá NPV của các dự án tương ứng với các mức khác nhau của lãi suất chiết khấu.

## r Pj1 Pj2 ## 1 0.00 60.000000000 70.00000000 ## 2 0.01 56.369808723 65.20215024 ## 3 0.02 52.874615255 60.60143668 ## 4 0.03 49.507803497 56.18761794 ## 5 0.04 46.263151675 51.95108715 ## 6 0.05 43.134804942 47.88282660 ## 7 0.06 40.117250140 43.97436607 ## 8 0.07 37.205292531 40.21774448 ## 9 0.08 34.394034333 36.60547455 ## 10 0.09 31.678854898 33.13051025 ## 11 0.10 29.055392391 29.78621679 ## 12 0.11 26.519526851 26.56634286 ## 13 0.12 24.067364510 23.46499505 ## 14 0.13 21.695223267 20.47661415 ## 15 0.14 19.399619231 17.59595324 ## 16 0.15 17.177254227 14.81805740 ## 17 0.16 15.025004206 12.13824491 ## 18 0.17 12.939908480 9.55208985 ## 19 0.18 10.919159708 7.05540588 ## 20 0.19 8.960094587 4.64423124 ## 21 0.20 7.060185185 2.31481481 ## 22 0.21 5.217030873 0.06360315 ## 23 0.22 3.428350795 -2.11277163 ## 24 0.23 1.691976859 -4.21750302 ## 25 0.24 0.005847187 -6.25362065 ## 26 0.25 -1.632000000 -8.22400000 ## 27 0.26 -3.223432090 -10.13137149 ## 28 0.27 -4.770227421 -11.97832901 ## 29 0.28 -6.274080276 -13.76733780 ## 30 0.29 -7.736605557 -15.50074188 ## 31 0.30 -9.159343160 -17.18077098

Trực quan hóa dữ liệu

Vậy thì tại mức chiết khấu nào thì hai dự án có NPV như nhau

## [1] 26.34164

Vậy khi mà r > 26.34% thì dự án 2 có NPV cao hơn dự án 1 và ngược lại.

Video liên quan

Chủ đề