Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

Cuộc cách mạng 18-3-1871 ở Pa-ri bùng nổ trong hoàn cảnh nào ?

Đề bài

Cuộc cách mạng 18-3-1871 ở Pa-ri bùng nổ trong hoàn cảnh nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Hoàn cảnh bùng nổ Cuộc cách mạng 18-3-1871 ở Pa-ri:

- Ngày 19-7-1870, chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ.

- Ngày 2-9-1870, toàn bộ đội quân Pháp và Na-pô-lê-ông III đầu hàng.

- Ngày 4-9-1870, nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật đổ đến chế II, đòi thiết lập chế độ cộng hòa và tổ chức kháng chiến chống quân Phổ.

+ Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên chính Chính phủ vệ quốc.

+ Khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố, “Chính phủ vệ quốc” đã trở thành “Chính phủ phản quốc” khi quyết định đầu hàng và mở cửa cho Phổ tiến vào Pháp.

+ Nhân dân Pa-ri đã tổ chức thành các đơn vị Quốc dân quân, tự vũ trang và xây dựng phòng tuyến bảo vệ thủ đô.

- 3 giờ sáng ngày 18-3-1871, Chính phủ cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân. Quần chúng nhân dân đã kịp thời kéo đến hỗ trợ Quốc dân quân, bao vây quân chính phủ.

Loigiaihay.com

  • Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

    Trình bày những chính sách thể hiện bản chất nhà nước kiểu mới của Công xã Pa-ri.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 196 SGK Lịch sử 10

  • Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

    Trình bày sự thành lập và hoạt động của Quốc tế thứ nhất những năm 60 - 70 của thế kỉ XIX.

    Giải bài tập 1 trang 196 SGK Lịch sử 10

  • Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

    Chứng minh rằng: Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới. Ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri

    Giải bài tập 2 trang 196 SGK Lịch sử 10

  • Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

    Vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế như thế nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 194 SGK Lịch sử 10

  • Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

    Quốc tế thứ nhất ra đời trong hoàn cảnh nào?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 192 SGK Lịch sử 10

  • Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

    Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

  • Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

    Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

    Giải bài tập 1 trang 136 SGK Lịch sử 10

  • Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

    Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Giải bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

  • Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

    Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 76 SGK Lịch sử 10

Giá trị của công xã Pari với việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

12 Tháng Tư, 2021

Tinh thần của Công xã Pari, những bài học kinh nghiệm quý báu của Công xã Pari vẫn hiện hữu lấp lánh, sinh động trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đổi mới, xây dựng, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI

Đến đầu những năm 70 của thế kỷ XIX, sau khi được xác lập ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, chủ nghĩa tư bản đã chuyển dần sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Những mâu thuẫn mới của thời đại bộc lộ ngày càng phức tạp, gay gắt, nhất là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản và mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản các nước. Cuộc chiến tranh Pháp – Đức (1870) là điều kiện, tiền đề cơ bản làm cho nước Pháp trở thành nơi diễn ra sự kiện lịch sử chấn động châu Âu và thế giới – cuộc khởi nghĩa ngày 18-3 và sự ra đời Công xã Pari 1871.

Trong chiến tranh Pháp – Đức, quân Pháp liên tiếp thua trận. Cuộc đấu tranh tự vệ của quân Đức đã nhanh chóng biến thành cuộc chiến tranh xâm lược. Chính phủ tư sản Pháp đứng đầu là Chie không những không chống lại quân xâm lược Đức mà còn cắt cho Đức hai tỉnh Andátxơ và Lôren, chịu bồi thường 5.000 triệu phrăng, mở đường cho quân Đức tiến vào chiếm đóng Pari. Công nhân và nhân dân Pari yêu nước, dũng cảm đã tự vũ trang và tổ chức lực lượng bảo vệ thủ đô. Chính phủ Chie phản động đã ra lệnh tước vũ khí của công nhân, giải giáp các tuyến phòng thủ. Điều đó làm nhân dân căm phẫn vùng dậy tiến hành khởi nghĩa vũ trang vào ngày 18-3-1871. Với khí phách “xông lên chọc trời” của công nhân và nhân dân Pari, Chính phủ Chie hoảng sợ tháo chạy về Vecxai; công nhân và nhân dân nhanh chóng làm chủ tòa thị chính và các công sở Pari. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, bộ máy thống trị của giai cấp tư sản bị lật đổ, chính quyền ở Pari chuyển về tay Ủy ban Trung ương Vệ quốc do công nhân và thợ thủ công bầu ra. Ngay sau đó, với thành công của cuộc bầu cử dân chủ theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu được tổ chức vào ngày ngày 26-3-1871, Hội đồng Công xã được xác lập và hoạt động ở Pari (Công xã Pari).

Hội đồng Công xã là cơ quan quyền lực cao nhất, bao gồm những đại biểu của nhân dân lao động, trong đó công nhân giữ vai trò nòng cốt. Các ủy viên Công xã có thể bị bãi miễn nếu không còn uy tín hoặc không còn khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng Công xã ban bố nhiều sắc luật mới và tổ chức ra các Ủy ban(1) để thi hành các sắc luật đó. Công xã Pari xóa bỏ quân đội thường trực, lấy nhân dân vũ trang thay thế. Công xã thủ tiêu bộ máy cảnh sát cũ. Việc giữ gìn an ninh trật tự trong thành phố do công nhân vũ trang đảm nhiệm. Công xã đề ra và thi hành nhiều biện pháp để bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện để giai cấp công nhân và nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội như: xóa bỏ chế độ đặc quyền của các viên chức nhà nước; quy định quyền bầu cử, ứng cử; tách nhà thờ khỏi các hoạt động của nhà nước; thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc và miễn phí; giao công nhân quản lý các xí nghiệp và công xưởng mà giới chủ đã bỏ trốn; quy định giá bán bánh mì, tiền lương tối thiểu; vạch kế hoạch xây dựng nhà trẻ, vườn trẻ cho con em công nhân… Công xã đồng thời thực hiện các biện pháp chuyên chính đối với các thành phần bóc lột và chống đối cách mạng như: thành lập các tòa án đặc biệt để xử bọn phản cách mạng, đóng cửa báo chí phản động, cấm cúp lương, cấm làm đêm trong các xưởng bánh(2) …

Với những nguyên tắc và đặc điểm như vậy, Công xã Pari thể hiện sinh động là một nhà nước kiểu mới, một nền dân chủ kiểu mới – nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rốt cuộc đã được thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động sáng tạo ra. Khi tổng kết kinh nghiệm của Công xã Pari, C.Mác viết: “Về thực chất nó là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh của giai cấp những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế”(3).

Công xã Pari thể hiện sinh động là một nhà nước kiểu mới, một nền dân chủ kiểu mới – nền dân chủ xã hội chủ nghĩa rốt cuộc đã được thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động sáng tạo ra.

THỰC TIỄN SÁNG TẠO NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Vì nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, Công xã Pari đã không tránh khỏi bị dìm trong bể máu và thất bại hoàn toàn vào ngày 28-5-1871. Tuy nhiên, như Mác nói, cách mạng đã chết, cách mạng muôn năm! Mặc dù chỉ tồn tại trong 72 ngày đêm, Công xã Pari là một thực tiễn cách mạng sinh động để lại cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Trong những thời điểm, hoàn cảnh lịch sử khác nhau, khi nghiên cứu, đánh giá về Công xã Pari, các nhà kinh điển Mác-Lênin, các lãnh tụ cách mạng và giới nghiên cứu lý luận mác xít trên thế giới và ở Việt Nam đã nói đến nhiều bài học kinh nghiệm khác nhau.

Thứ nhất,cuộc cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 chứng tỏ, nền dân chủ vô sản (dân chủ xã hội chủ nghĩa) tất yếu ra đời thay thế dân chủ tư sản và lý luận soi đường tiến trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa là chủ nghĩa Mác.

Thực tiễn cách mạng Pháp lúc bấy giờ cho thấy, giai cấp tư sản Pháp (cả Nền Đế chế II do Napôlêông III làm hoàng đế và Chính phủ Vệ quốc do Chie đứng đầu) đã trở thành lực lượng phản động.Về đối nội, thực hiện áp bức, bóc lột nặng nề giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Về đối ngoại, tiếp sau cuộc chiến tranh xâm lược Crưm (1853-1856), xâm lược Mêhicô (1861-1867), xâm lược Việt Nam (1858), xâm lược Campuchia (1863),…năm 1870, Pháp tuyên chiến với Đức. Nó chủ động gây chiến tranh xâm lược Đức và các nước khác nhưng cũng sẵn sàng đầu hàng kẻ thù và bán rẻ Tổ quốc. Nó thù ghét tư sản Đức, cản trở sự thống nhất của nước Đức nhưng cũng sẵn sàng thỏa hiệp, cấu kết với địa chủ, tư sản Đức để chống lại nhân dân Pháp cách mạng và tiêu diệt Công xã Pari. Với bản chất phản động (phản dân chủ và phản quốc) như vậy, giai cấp tư sản Pháp không thể là người đại diện cho tương lai của nước Pháp.

Cuộc cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 cho thấy, đúng như khẳng định của chủ nghĩa Mác: giai cấp công nhân đã thực sự bước lên vũ đài lịch sử để đảm nhận sứ mệnh vẻ vang đối với dân tộc và nhân loại. Việc thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, xác lập dân chủ xã hội chủ nghĩa là con đường tất yếu của nước Pháp cũng như của các quốc gia dân tộc văn minh trên thế giới. Lý luận soi đường tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng, phát triển thành công nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước và trên toàn thế giới là chủ nghĩa Mác. Cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 không chỉ là bằng chứng khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác mà còn là thực tiễn sinh động để không ngừng bổ sung, phát triển và làm sâu sắc bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác nói chung và học thuyết Mác về dân chủ xã hội chủ nghĩa nói riêng. Ngay ngày 23-5-1871, khi kẻ thù bao vây và điên cuồng tấn công Công xã Pari, C.Mác nhận định: “nếu như Công xã bị đánh tan thì cuộc đấu tranh sẽ chỉ bị trì hoãn mà thôi. Những nguyên tắc của Công xã là vĩnh cửu và không thể tiêu dịêt được; trước khi giai cấp công nhân giành được sự giải phóng, chúng sẽ liên tục biểu hiện”(4).

Thứ hai,kinh nghiệm Công xã Pari 1871 xác nhận rằng, cốt lõi của việc xác lập và vận hành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thông qua bạo lực cách mạng thay thế chuyên chính tư sản bằng chuyên chính vô sản, trong đó thực hiện dân chủ với nhân dân gắn liền với thực hiện chuyên chính đối với bọn chống đối cách mạng và các thành phần bóc lột.

Cuộc cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871,một mặt, xác nhận luận điểm TrongTuyên ngôn của Đảng Cộng sản:giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân;mặt khác, nó cũng xác nhận rằng, vấn đề chính quyền nhà nước là vấn đề cơ bản trong toàn bộ tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa chứ không chỉ trong giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đối diện với thế lực tư sản phản động, giai cấp công nhân tất yếu phải dùng bạo lực cách mạng đập tan chuyên chính tư sản, thay thế chuyên chính tư sản bằng chuyên chính vô sản. Công xã Pari là hình thức chuyên chính vô sản, kiểu tổ chức dân chủ vô sản đầu tiên rốt cuộc đã được lịch sử tìm ra để thay thế chuyên chính tư sản và dân chủ tư sản.

Cuộc cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 cho thấy, giành chính quyền, giành dân chủ là việc khó nhưng giữ vững chính quyền, giữ vững dân chủ lại là việc khó hơn. Công xã Pari thực hiện dân chủ với nhân dân, đồng thời thực hiện chuyên chính đối với bọn chống đối cách mạng và các thành phần bóc lột. Tuy nhiên, công nhân Pari đã quá “rộng lượng” với kẻ thù, đã không nhanh chóng tịch thu nhà ngân hàng; chưa chú ý đúng mức việc tổ chức, huấn luyện về kỷ luật, kỹ thuật chiến đấu cho các lực lượng vũ trang nhân dân; trừng trị quá chậm và không đầy đủ đối với báo chí phản động và đã để Chính phủ Chie chạy về Vecxai có thì giờ, điều kiện tập hợp lực lượng phản công, tiêu diệt Công xã Pari. Bài học xương máu này có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn không chỉ đối với công nhân Pháp mà còn với cả giai cấp công nhân trên toàn thế giới.

Thứ ba,kinh nghiệm Công xã Pari 1871 chỉ ra rằng, để xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải coi trọng liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc và thực hành chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; giải quyết hài hòa quan hệ giai cấp, dân tộc và quốc tế.

Cuộc cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 trước hết là kết quả đấu tranh của quần chúng công nhân và nhân dân Pari vì lợi ích sống còn của mình và vì danh dự, vận mệnh của nước Pháp. Ngay cả trong hoàn cảnh bị bao vây, Công xã vẫn cố gắng thiết lập liên minh giữa lao động thành thị và lao động nông thôn khi dùng khinh khí cầu để chuyển tới nông dân lời kêu gọi: “Thắng lợi của chúng tôi là hy vọng duy nhất của các bạn”. Mặt khác, cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 còn có sự tham gia đóng góp đáng kể của các hội viên Hội liên hiệp công nhân quốc tế (Quốc tế I), trong đó có những ngoại kiều lỗi lạc đến từ Ba Lan, Nga, Hungari, Bỉ, Ý (5). Ngay từ đầu, Công xã lấy cờ đỏ tượng trưng cho cách mạng (lá cờ của nền cộng hòa thế giới) làm cờ của mình và thi hành các biện pháp tỏ rõ đường lối hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc. Những điều đó nói lên rằng, cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 bước đầu thể hiện sự gắn bó, thống nhất giữa tính nhân dân, tính giai cấp, tính dân tộc và tính quốc tế của giai cấp công nhân.

Cố nhiên, ra đời và hoạt động ở thủ đô Pari(6) trong sự bao vây, phản kháng, chống phá điên cuồng của giai cấp tư sản Pháp và liên minh tư sản phản động Pháp – Đức, Công xã Pari đã không tránh khỏi bị dìm trong bể máu. Thất bại của Công xã Pari 1871 càng cho thấy rằng để xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải đặc biệt coi trọng liên minh giai cấp, đoàn kết dân tộc và thực hành chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân; giải quyết hài hòa quan hệ giữa giai cấp, dân tộc và quốc tế.

Thứ tư,cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 cho thấy, nhất thiết phải xây dựng chính đảng vô sản cách mạng ở mỗi nước để lãnh đạo tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Công xã Pari 1871 là kết quả của những hành động anh hùng cách mạng rất đáng khâm phục của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tuy nhiên, phần đông công nhân và quần chúng lao động chưa được chuẩn bị, thiếu rèn luyện; họ chưa có ý niệm thật rõ rệt về nhiệm vụ của mình và về những phương sách để thực hiện những nhiệm vụ đó(7). Cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 ra đời, hoạt động trong điều kiện như vậy thì thất bại là khó tránh khỏi. Yêu cầu đặt ra là phải có một đảng cách mạng chặt chẽ, thống nhất, khoa học lãnh đạo. Thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình cách mạng toàn diện, triệt để, lâu dài, phức tạp đòi hỏi tính tổ chức, tính khoa học, tính tự giác, sáng tạo rất cao. Để giành thắng lợi trong tiến trình cách mạng vĩ đại đó cần nhiều yếu tố, điều kiện khách quan và chủ quan. Trong đó, yếu tố tiên quyết chính là phải xây dựng chính đảng vô sản cách mạng ở mỗi nước. Chỉ có chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tiên phong về lý luận và thực tiễn, nắm vững và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác mới có thể đề ra đường lối, chủ trương, chính sách, phương pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp; trên cơ sở đó, giáo dục, giác ngộ, tổ chức, huấn luyện, lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động thực hiện thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước và trên toàn thế giới.

Cách mạng 18-3 và Công xã Pari 1871 cho thấy, nhất thiết phải xây dựng chính đảng vô sản cách mạng ở mỗi nước để lãnh đạo tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Kinh nghiệm thành công và thất bại của các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên thế giới đều rất có giá trị, ý nghĩa đối với tiến trình cách mạng và quá trình xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhiều khi, từ những sai lầm, thất bại của cách mạng trong ngày hôm qua, những người cách mạng học được nhiều kinh nghiệm để tránh sai lầm cho hôm nay và mai sau. Ngay trong tác phẩmĐường cách mệnh(1927), khi nói về vận dụng kinh nghiệm cách mạng thế giới, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cho rằng,cách mệnh Pháp(bao hàm cả Công xã Pari) làm gương cho chúng ta về nhiều phương diện. Ví dụ: “Dân chúng công nông là gốc cách mệnh, tư bản là hoạt đầu, khi nó không lợi dụng được dân chúng nữa, thì nó phản cách mệnh”; “Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền mới thành công”; và “Cách mệnh Pháp hy sinh rất nhiều người mà không sợ; ta muốn làm cách mệnh thì cũng không nên sợ phải hy sinh”(8) …

Hơn 90 năm qua, trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tham khảo, vận dụng kinh nghiệm cách mạng thế giới, trong đó có kinh nghiệm Công xã Pari 1871, Đảng ta đã lãnh đạo đưa cách mạng cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi vĩ đại. Với những thắng lợi đã giành được, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được xây dựng và không ngừng hoàn thiện; đất nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới(9) … Nhìn lại 35 năm đổi mới, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”(10).

Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó

Một chướng ngại vật do lực lượng cách mạng dựng lên trên đường phố Pari (ngày 18/3/1871). Ảnh: Tư liệu

Trong những năm tới, với sự đan xen cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức, sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn so với trước. Để nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, vận dụng kinh nghiệm Công xã Pari nhằm tiếp tục đổi mới, xây dựng, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (giai đoạn 2021-2030), cần nhấn mạnh một số định hướng, giải pháp cơ bản đã nêu trong nghị quyết Đại hội XIII của Đảng:

Một là,kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Ra sứcthực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội.

Ba là, tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn, trong đó có quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ; quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.

Bốn là,tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện; tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; làm tốt công tác tư tưởng, lý luận; chú trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và công tác dân vận của Đảng. Đảng nêu gương thực hành dân chủ và bảo đảm kỷ luật, kỷ cương./.

TS. Nguyễn Anh Tuấn
ThS. Nguyễn Tiến Mạnh

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

——————————————-

Chú thích:

(1) Ủy ban quân sự, Ủy ban thương nghiệp, Ủy ban tài chính, Ủy ban giáo dục, Ủy ban công tác xã hội, Ủy ban lương thực, Ủy ban tư pháp, Ủy ban đối ngoại, Ủy ban an ninh xã hội.

(2) Đại học Luật Hà Nội:Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr 254-255.

(3) (4) C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 1994, t.17,tr. 454, tr. 828.

(5) (7) Vũ Dương Ninh – Nguyễn Vưn Hồng:Lịch sử thế giới cận đại(Tái bản lần thứ 10), Nxb. Giáo dục, H, 2006, tr.210, tr. 214, tr 216-217..

(6) Trong những ngày cuối tháng 3-1871, do ảnh hưởng của Công xã Pari, ở nhiều trung tâm công nghiệp của Pháp, nhân dân lao động đã khởi nghĩa, giành chính quyền và xác lập công xã địa phương. Tuy nhiên, những công xã này chỉ tồn tại được gần 10 ngày và không trở thành lực lượng hỗ trợ cho Pari cách mạng.

(8) Hồ Chí Minh:Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011, t.2, tr 296-297.

(9) Đảng Cộng sản Việt Nam:Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011).

(10) Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tại trang: http://danvan.vn/Home/Huong-toi-Dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-XIII-cua-Dang/13447/Nghi-quyet-Dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-XIII-cua-Dang.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 5: Công xã Pa-ri 1871.

Thứ năm - 07/12/2017 17:17
  • In ra
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 5: Công xã Pa-ri 1871.
I. Sự thành lập công xã.

1. Hoàn cảnh ra đời của công xã.

Câu hỏi: Công xã Pa-ri ra dời trong hoàn cảnh nào?

Năm 1870, chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ. Do quân Pháp không được chuẩn bị đầy đủ nên đã thất bại liên tiếp, và ngày 2-9-1870, tại chân thành Xơ- đăng, Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ đạo quân 100.000 người bị Phổ bắt sống. Ngày sau đó, 4-9-1870, nhân dân Pa-ri đã đứng lên khởi nghĩa, kêu gọi “Tổ quốc lâm nguy”. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập mang tên “Chính phủ vệ quốc”. Trước sự tiến quân của Phổ, chính phủ tư sản vội vã xin đình chiến. Ngược lại, nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên bảo vệ Tổ quốc.

Câu hỏi: Mục đích của chiến tranh Pháp - Phổ?

Pháp: gây chiến tranh bên ngoài để tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân trong nước, lấn chiếm đất đai ở vùng phía Tây nước Đức và ngăn cản thống nhất Đức.

Phổ: nhằm gạt bỏ trở ngại chủ yếu trong việc hoàn thành thống nhất Đức, củng cố quyền lực của Phổ và đàn áp phong trào dân chủ trong nước.

Câu hỏi: Thái độ của “Chính phủ vệ quốc” và của nhân dân Pháp trước tình hình đất nước sau ngày 4-9-1870 như thế nào?

Thái độ của “Chính phủ vệ quốc” xin đình chiến, đầu hàng, thậm chí đàn áp nhân dân.

Thái độ nhân dân: Bất chấp thái độ đầu hàng và hành động đàn áp phong trào đấu tranh của chính phủ, nhân dân Pa-ri kiên quyết đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc..

2. Cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871. Sự thành lập công xã.

Câu hỏi: Mâu thuẫn giữa chính phủ với nhân dân và vấn đề bảo vệ Tổ quốc được giải quyết như thế nào?

Chính phủ vệ quốc đứng đầu là Chi-e ra lệnh đàn áp nhân dân, tước vũ khí của dân quân.

Ngày 8-3-1871, cuộc cách mạng vô sản đầu tiên bùng nổ. Nhân dân làm chủ được Pa-ri. Ngày 26-3-1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu Hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông bầu phiếu. Ngày 28-3-1871, công xã Pa-ri tuyên bố thành lập.

Câu hỏi: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871?

Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản. Nhân dân chống lại sự đầu hàng, sự phản bội lợi ích đấu tranh của tư sản Pháp để bảo vệ Tổ quốc. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác, nơi tập trung đại bác của Quốc dân quân.

Câu hỏi: Sau cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871, chính quyền thuộc về tay ai?

Chính quyền thuộc về Uỷ ban Trung ương Quốc dân quân (đại diện cho nhân dân pa-ri) “đảm nhận vai trò chính phu lâm thời”.

Câu hỏi: Nêu tính chất và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 ?

Tính chất: Khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là một cuộc cách mạng vô sản.

Ý nghĩa: Lần đầu tiên trên thế giới, giai cấp vô sản đã đứng lên lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chính quyền cách mạng của mình.

Câu hỏi: Vì sao cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 được xem là một cuộc cách mạng vô sản?

- Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân lao động Pa-ri.
- Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.
- Thành lập chính quyền của giai cấp vô sản.

II. Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã Pa-ri.

Câu hỏi: Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, ai nắm chính quyền?

Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản nắm chính quyền.

Câu hỏi: Chính quyền tư sản có đại diện cho nhân dân không?

Chính quyền tư sản không đại diện cho nhân dân mà chỉ đại diện và bảo vệ quyền lợi của tư sản mà thôi.

Câu hỏi. Vẽ sơ đồ bộ máy Hội đồng công xã. Nhận xét về bộ máy Hội đồng công xã?

Cuộc cách mạng ngày 18 3 1871 có gì khác so với các cuộc cách mạng trước đó


* Nhận xét: Hội đồng công xã đầy đủ và chặt chẽ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Câu hỏi: Những điểm nào chứng tỏ công xã khác hẳn nhà nước tư sản?

- Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước. Nhà trường không được dạy Kinh thánh.
- Giao cho công nhân quản lí những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn.
- Quy định về tiền lương toi thiểu, cấm cúp phạt, đánh đập công nhân.
- Hoàn trả tiền thuê nhà, hoàn trả nợ.
- Quy định giá bán bánh mì.
- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

Câu hỏi: Trong các sắc lệnh công xã ban bố để phục vụ quyền lợi của nhân dân, sắc lệnh nào thể hiện tính ưu việt của công xã?

- Tách nhà thờ ra khỏi hoạt động của Nhà nước.
- Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí.

Câu hỏi: Những chính sách trên của công xã phục vụ quyền lợi cho ai?

Phục vụ quyền lợi của quần chúng nhân dân nói chung, trước hết là công nhân.

Câu hỏi: Vì sao nói công xã Pa-ri là một nhà nước kiểu mới?

Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân. Bản chất của công xã là do dân và vì dân, không như nhà nước tư sản chỉ phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.

Câu hỏi: Ý nghĩa lịch sử của công xã?

Là hình ảnh của một chế độ mới, xã hội mới. Nó cổ vũ nhân dân lao động thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp. Công xã còn để lại nhiều bàihọc khởi nghĩa quý báu cho giai cấp vô sản thế giới.

Câu hỏi: Công xã đã để lại những bài học kinh nghiệm quý báu gì cho giai cấp vô sản thế giới?

- Phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản, xây dựng nhà nước vô sản.
- Phải có Đảng tiên phong lãnh đạo.
- Phải xây dựng dược liên minh công - nông.
- Triệt để cách mạng, không thỏa hiệp với tư sản phản động.

Câu hỏi. Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của Công xã Pa-ri.
Thời gian Diễn biến Kết quả
4-9-1870 Nhân dân Pa-ri (công nhân và tiểu tư sản ) khởi nghĩa. Lật đổ chính quyền Na-pô-lê- ông III, lập chế độ cộng hòa
18-3-1871 Khởi nghĩa ở Pa-ri. Nhân dân làm chủ Pa-ri
26-3-1871 Bầu cử Hội đồng Công xã. 86 đại biểu trúng cử => Công xã được thành lập
Đầu tháng 4 đến đầu tháng 5-1871 Quân Véc-xai bắt đầu tấn công Pa-ri. Quân Véc-xai chiếm phía Tây và phía Nam Pa-ri.
20-5-1871 Quân Véc-xai tổng tấn công Pa-ri. “Tuần lễ đẫm máu”.
27-5-1871 Trận chiến đấu ở nghĩa địa Cha-la-se-dơ. Trận chiến cuối cùng, Công xã sụp đổ
©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.