Đàn ông nên lấy vợ lúc bao nhiêu tuổi

TPO - Theo các chuyên gia y tế, độ tuổi từ 25-30 được xem là “giai đoạn vàng”, tốt nhất để sinh con thông minh, khỏe mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 588 phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”, trong đó khuyến khích nam nữ kết hôn trước 30 tuổi, sớm sinh con.

Chia sẻ về độ tuổi từ 25-30 nên kết hôn và sinh con, BS Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Quận 2 (TPHCM) cho rằng: “Giai đoạn này, thanh niên ổn định cả về tâm lý lẫn sinh lý”.

Cụ thể, lúc này các bạn trẻ đã học xong đại học, ra trường và tìm việc làm. Sự nghiệp ổn định giúp họ chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để kết hôn, sinh con.

Đàn ông nên lấy vợ lúc bao nhiêu tuổi
Thanh niên từ 25-30 tuổi là giai đoạn đẹp nhất để kết hôn, sinh con

25-30 tuổi cũng là giai đoạn sức khỏe cường tráng nhất. Đặc biệt là nam giới đã phát triển hoàn thiện, chín chắn trong suy nghĩ khi quyết định tìm bạn đời để kết hôn. Nếu bạn trẻ lập gia đình chỉ ở độ tuổi 20, sự nghiệp còn dang dở. Nay kết hôn, sinh con, kinh tế không ổn định dễ dẫn đến xích mích, đổ vỡ trong quan hệ vợ chồng.

Hoặc ngoài 40 tuổi - độ tuổi tứ tuần, lúc này sức khỏe dần đi xuống. Nếu lập gia đình muộn hay sinh con muộn (sau 40 tuổi), thai nhi có thể dễ mắc các dị tật di truyền, phố biến nhất là hội chứng Down.

“Chuẩn bị tâm lý, kinh tế trước khi kết hôn, sinh con đều rất tốt và rất cần thiết đối với các bạn trẻ. Đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ, ổn định thì cuộc sống gia đình, hôn nhân sẽ viên mãn, suôn sẻ hơn. Do đó, nhìn chung bộ phận thanh niên nam, nữ hiện nay thì trên 25 và dưới 40 là độ tuổi đẹp nhất để kết hôn” – BS Trần Văn Khanh tư vấn.

Đàn ông nên lấy vợ lúc bao nhiêu tuổi
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ sinh con trước 30 tuổi sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, thông minh...

Trong khi đó, TS.BS Bùi Chí Thương, Giảng viên trường Đại học Y Dược TPHCM cho rằng, không có khuyến cáo y khoa nào về độ tuổi kết hôn tốt nhất, mà chỉ có độ tuổi sinh nở tốt nhất từ 25-30 tuổi đối với phụ nữ.

“Độ tuổi có thai tốt nhất đối với phụ nữ là 20-30 tuổi. Ở độ tuổi này, chất lượng noãn còn tốt và số lượng noãn chưa giảm nhiều. Sau 30 tuổi chất lượng và số lượng noãn bắt đầu giảm nên phụ nữ sẽ khó có thai hơn. Sau 35 tuổi thì càng khó đậu thai, tăng khả năng sảy thai, thai dị tật và thai lưu. Tuy nhiên, kết hôn quá trễ cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng có con của cặp vợ chồng vì khó có thai” – BS Bùi Chí Thương phân tích.

Theo quan điểm của thời đại ngày nay, câu “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo” dường như đã lỗi thời và không còn phù hợp. Tuy nhiên, sở dĩ câu này được lưu truyền là dựa vào bối cảnh lịch sử và ý nghĩa của nó vào thời điểm đó.

“40 không lấy vợ, 50 không may quần áo” có nghĩa là nếu đàn ông đã 40 tuổi mà chưa cưới vợ thì dù nguyên nhân gì cũng không nên lấy vợ nữa. Tương tự, một người khi tới tuổi 50 thì cũng đừng mua nhiều quần áo nữa.

Hiện nay, có nhiều đàn ông ngoài 40 tuổi và phụ nữ ngoài 30 tuổi vẫn chưa kết hôn, đặc biệt là những người có trình độ học vấn cao. Nhiều người trì hoãn việc kết hôn để theo đuổi sự nghiệp, học vị cao, hoặc chưa tìm được đối tượng phù hợp.

"40 không lấy vợ"

Đàn ông nên lấy vợ lúc bao nhiêu tuổi

Vào thời xa xưa, người dân thường kết hôn từ khi còn rất trẻ. Ảnh minh họa

Sở dĩ ngày xưa có câu “40 tuổi không lấy vợ” thì chúng ra cần hiểu rõ về hoàn cảnh xã hội và môi trường sống lúc bấy giờ. Theo đó,thứ nhất,trong xã hội phong kiến, người xưa thường kết hôn khi còn rất trẻ. Các cô gái 15, 16 tuổi đã lấy chồng. Còn đàn ông cũng lấy vợ khi 17, 18 tuổi. Khi 24, 25 tuổi mà vẫn chưa cưới được vợ thì đã được coi là “ế vợ”.

Thứ hai,tuổi thọ của người dân thời xưa thường không cao, trung bình chỉ từ 40 – 50 tuổi. Nhiều người thậm chí không sống được đến 40 tuổi do mức sống thấp, thiếu bác sĩ, thuốc men, không may gặp phải nạn đói hay thảm họa tự nhiên...

Đàn ông thời xưa tầm 40, 50 tuổi đã được coi là tuổi cao.Ở tuổi này, nếu lập gia đình sớm thì họ đều đã trở thành ông nội, ông ngoại và có cháu ẵm bồng. Do đó, khi đàn ông tuổi “gần đất xa trời” mới lấy vợ thì không còn nhiều thời gian để chăm lo cho gia đình, khó có thể nuôi dạy con cái đến khi trưởng thành.

Thứ ba,trong xã hội phong kiến, chế độ đa thê khá phổ biến. Nếu đàn ông hơn 40 tuổi mà không lấy được vợ thì nhiều khả năng là do quá nghèo. Trong khi ở những gia đình giàu có, đàn ông ngoài 40 tuổi vẫn có thể lấy thêm thê thiếp. Vì vậy, câu “40 không lấy vợ” chủ yếu là có ý muốn nói đến những người đàn ông nghèo trong xã hội xưa.

Phụ nữ thời xưa phải tuân theo tiêu chuẩn sống gọi là "tam tòng, tứ đức". Ảnh minh họa

Thứ tư,trong xã hội phong kiến, người phụ nữ phải tuân theo cái tiêu chuẩn sống gọi là “tam tòng, tứ đức”. Tam tòng chỉ 3 điều mà những người phụ nữ xưa bắt buộc phải nghe theo và làm theo. Thứ nhất, đó làtại gia tòng phụ,có nghĩa là con gái khi còn ở nhà thì phải nghe theo cha mẹ. Thứ hai,xuất gia tòng phu,nghĩa là con gái khi được gả đi rồi thì phải nhất nhất nghe theo chồng. Cuối cùng làphu tử tòng tử,nghĩa là nếu chồng qua đời thì phải theo con, nuôi con trưởng thành và những việc trọng đại sau này đều do con trai quyết định.

Tứ đức bao gồm công, dung, ngôn, hạnh.

Tuy nhiên, dù xã hội phong kiến có những quy tắc đạo đức nghiêm ngặt như vậy nhưng vẫn có những ngoại lệ dành cho các gia đình giàu có. Ngược lại, những người đàn ông nghèo thời xưa đã ngoài 40 tuổi thì rất khó để tìm được người vợ. Bởi những người phụ nữ đã từng lập gia đình rất ít khi tái giá.

Với mấy lý do trên, có thể thấy rằng khi một người đàn ông nghèo đến tuổi 40 mà vẫn chưa lấy vợ thì người này thường sẽ độc thân. Họ thường nhận cháu trai trong họ làm con nuôi để nương tựa những năm tháng cuối đời.

Đây cũng là hoàn cảnh của những người đàn ông lớn tuổi độc thân ở nông thôn trong xã hội xưa.

“50 không may quần áo” nghĩa là gì?

Vào thời xưa, người đã qua tuổi 50 đã được coi là cao tuổi. Ảnh minh họa

Vào thời xưa, đời sống của nhiều người dân còn rất khó khăn. Họ không chỉ thiếu mặc, thiếu thuốc men mà còn thường xuyên sống trong cảnh nghèo đói. Vì vậy, nếu một người sống đến 50 tuổi, những người nghèo thời xưa thường không có tiền để may hay mua quần áo mới. Thậm chí, ngay cả khi có tiền,họ cũng sẽ để dành tiền cho con cháu mua quần áo mới.

Câu nói “50 không may quần áo” xét cho cùng có nghĩa là vào thời xưa, thông thường những người đã bước qua tuổi 50 sẽ không mua hay may quần áo mới.

Cuộc sống nghèo khổ, tuổi thọ thấp là nguyên nhân câu “40 không lấy vợ, 50 không may quần áo” được lưu truyền. Câu này đã lỗi thời và dường như không còn đúng với xã hội hiện đại ngày nay. Thay vào đó, đây thực chất là câu nói để mô tả về một cuộc sống khó khăn của những người nghèo trong xã hội xưa.