Đang bị có nên đi thăm bà de không

Thăm thời điểm nào thì tùy thuộc từng người, nhưng bạn nên nhớ nếu đang bị ốm hoặc có vấn đề gì về sức khỏe thì tuyệt đối không được đi thăm trẻ sơ sinh đâu nhé. Trẻ sơ sinh sức đề kháng đang yếu nên rất dễ nhiễm bệnh, hơn nữa bà mẹ mới sinh cũng còn rất mệt, cơ thể mới mất nhiều máu và đề kháng cũng kém đi. Vì vậy nếu bạn đang bị cảm, ốm hoặc mắc bất cứ bệnh gì, hãy hoãn cuộc đến thăm, khi nào khỏe thì hãy đi bạn ạ

Nhiều sản phụ mới sinh xong, cơ thể còn yếu ớt, muốn được nghỉ ngơi nhưng lại bị “làm phiền” bởi những người đi thăm bà đẻ nhưng hơi thiếu ý tứ. Vì thế, không ít chị em, trước khi lâm bồn phải dặn dò gia đình “đừng tiết lộ bí mật” với bất cứ ai. Đi thăm người đẻ như đi chợCó sinh rồi mới hiểu được nỗi thống khổ của các mẹ sữa mới sinh con. Bé thì đòi bú liên tục, mẹ có khi sữa chưa về nhưng vẫn phải còng lưng chịu đau vì ngồi cho con tập bú để gọi sữa. Rồi cơ thể chưa phục hồi, thèm nghỉ ngơi mà cứ từng tốp bạn tới thăm, rồi người thân, rồi đồng nghiệp... Mà ai cũng thương nên ai cũng hỏi thăm hành trình đau đẻ… Mẹ cứ bấy nhiêu câu trả lời đi trả lời lại đến khô cả họng, có mẹ phát ho luôn. Mỗi cơn ho lại ôm bụng, đau thốn từ trên xuống dưới…. mà ai có thấu. Có vị nam nhi, đi thăm bà đẻ mà không ý tứ, thấy em bé khát sữa đòi bú vẫn cứ tỉnh bơ ngồi tán chuyện. Làm bà đẻ ngại ngần, nửa muốn cho con bú, nửa không. “Phụ huynh” thì ngồi nhắc khéo: “Cháu nó đói rồi đấy, cho cháu bú đi con”. Riêng vị khách mời ít duyên vẫn vô tư ngồi chém gió phần phật. Đàn ông không biết ý là một lẽ, phụ nữ cũng thiếu duyên khi thăm người đẻ: nói cười bỗ bã, ngồi chơi rất lâu, hoặc đến thăm vào giờ nghỉ ngơi của sản phụ. Bé mới sinh, cơ thể và sức đề kháng còn non yếu rất dễ nhiễm bệnh hô hấp mà các cô các chị cứ ghé sát hôn lấy hôn để… để thể hiện tình đoàn kết. Thiết nghĩ, dù có kinh nghiệm hay chưa, nhưng phụ nữ thì nên tế nhị. Đôi khi chỉ cần trao một ánh mắt cảm thông với những đau đớn mà sản phụ trải qua sau ca vượt cạn, một cái nắm tay thật chặt khích lệ tinh thần, hay một câu nói “nghỉ ngơi nhiều cho chóng khỏe nha”, rồi để cho sản phụ và bé mới sinh được nghỉ ngơi… đó mới là người có ý. Những kiêng cữ cho mẹ và bé mới sinh Vì sao ông bà ta có tục lệ, em bé mới sinh không nên cho gặp người lạ, không cho người lạ ẵm bồng hun hít? Bởi lẽ lo sợ bé gặp phải vía dữ của người lạ. Lúc này, người nhà phải đốt vía bằng cách khua lửa bên cạnh trẻ. Khách đến thăm bé, không nên khen bé xinh đẹp, mập mạp hay nặng cân. Khen như vậy bị coi là quở, làm cho trẻ sút cân, đau ốm… Không đưa con qua cửa sổ cho người khách bồng bế. Có thể có mẹ không tin, nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, tốt nhất hãy nghe theo lời khuyên dụ của người đi trước. Các mẹ sẽ phải giật mình suy ngẫm khi bé tự nhiên cứ khóc ngằn ngặt, bỏ bú… không rõ nguyên nhân.

Không nên hôn vào miệng bé, nhất là bé mới sinh, đề phòng nhiễm các bệnh hô hấp cho bé

Mẹ sau sinh không nên nói nhiều, nói lớn, nghe điện thoại, đọc sách báo… lý do là cơ thể sau sinh chưa được phục hồi thì việc xem tivi hay đọc báo quá sớm có thể gây hại cho thị giác, khiến mắt nhức, mỏi, giảm sút thị lực… điều này nó sẽ tác động đến hệ thần kinh, không tốt cho sức khỏe sản phụ. Sản phụ cũng không nên để tay chân vào nước lạnh hay trước quạt/máy lạnh (sau này dễ bị tê lạnh tay chân); chỉ nên ăn thức ăn nóng cho ấm bụng. Các mẹ cũng không nên bó bụng sớm, hoặc bó bụng chặt quá khiến khí huyết không lưu thông được, sản dịch đọng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tốt nhất, cả mẹ và bé nên nghỉ ngơi nhiều để chóng lấy lại sức. Nhất là mẹ, cần phải chuẩn bị sức khỏe dẻo dai cho hành trình nuôi và chăm con phía trước. >>> Sinh nở

Theo quan niệm xưa, các mẹ bầu thường được khuyên không nên đi thăm bà đẻ vì sẽ khiến con yêu trong bụng gặp nhiều điều không may mắn. Vậy thực hư bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Đâu mới là lời lý giải đúng?

Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không để mẹ đỡ băn khoăn và có những quyết định thật đúng đắn.

Theo quan niệm dân gian, ông bà ta cho rằng bà bầu kiêng thăm bà đẻ bởi những lý do dưới đây:

Bà bầu đi thăm bà đẻ thì con trong bụng và em bé vừa sinh ra sẽ dễ ganh tỵ với nhau. Bé mới sinh sẽ “át vía” bé trong bụng mẹ, khiến em bé chậm lớn hơn và khó nuôi.

Nếu mẹ bầu là người làm ăn kinh doanh buôn bán thì khi thăm bà đẻ còn trong cữ cũng ảnh hưởng tới vận may của mình, khiến mọi sự đều trì trệ và không có may mắn.

Một điểm nữa là bà bầu đi thăm bà đẻ sẽ làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Lúc này bé sẽ bị “gọi ra” và dẫn đến nguy cơ sảy thai hay sinh non.

Theo khoa học, bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không?

Theo khoa học, chưa có bằng chứng hay công trình nghiên cứu khoa học nào cho thấy bà bầu đi thăm bà đẻ thì dễ bị sảy thai hay sinh non. Đây chỉ là những lời truyền miệng trong dân gian.

Nếu trường hợp bà bầu đi thăm bà đẻ mà về có hiện tượng sinh non hay sảy thai… thì hoàn toàn là trùng hợp vì có thể do yếu tố sức khỏe không tốt, chế độ ăn uống phản khoa học hay thói quen đi lại bất cẩn…

Ngược lại, bà bầu đi thăm phụ nữ mới sinh còn có thể học hỏi thêm nhiều những kinh nghiệm, kiến thức từ người đi trước, cách chăm sóc, sinh hoạt để có một thai kỳ khỏe mạnh, quá trình vượt cạn an toàn. Do vậy, các mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề kiêng đi thăm bà đẻ trong thời kỳ mang thai.

Điều bạn cần quan tâm nhất là tình trạng sức khỏe của mình. Nếu bà bầu đang trong tình trạng như nhau bong non, đa ối… cần hạn chế di chuyển nhiều thì nên ở nhà nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

Để đảm bảo sức khỏe của mình, mẹ bầu cần nên lưu ý những điều dưới đây khi đi thăm bà đẻ:

Bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Không nên thăm bà đẻ ở bệnh viện

Thời kỳ mang thai, sức đề kháng của mẹ thường bị suy giảm nên dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Trong khi đó, bệnh viện lại là nơi ẩn chứa nhiều tác nhân gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ bầu.

Mặt khác, bệnh viện là nơi tập trung đông người. Mẹ bầu có thể gặp tình trạng chen lấn, xô đẩy hay phải đi bộ nhiều dẫn đến nguy cơ bị động thai, sảy thai… Vì thế, bạn nên thăm bà đẻ ở nhà của họ để đảm bảo an toàn hơn.

Bầu đi thăm bà đẻ ở nhà riêng

Vệ sinh sạch sẽ trước khi vào phòng thăm bà đẻ

Hệ miễn dịch của người mẹ mới sinh và em bé còn rất yếu. Do đó, không chỉ bà bầu mà tất cả mọi người khi đến thăm bà đẻ nên rửa tay chân sạch sẽ và sát khuẩn trước khi vào thăm.

Đặc biệt, bạn không nên đến thăm bà đẻ khi họ đang bị viêm họng, cảm lạnh hay sổ mũi để tránh bị lây nhiễm sang mình.

Không hôn em bé

Một số người thường thích sờ, chạm, hôn em bé để thể hiện sự yêu thương, quan tâm. Nhưng đây là hành động không nên bởi khi hôn bé, người lớn có nguy cơ cao làm lây nhiễm vi khuẩn từ răng, miệng, hơi thở sang cho con.

Thời gian thăm bà đẻ phải hợp lý

Phụ nữ sau sinh thường yếu ớt và mệt mỏi nên cần có thời gian nghỉ nhiều để phục hồi sức khỏe. Vậy nên trong quá trình thăm hỏi, bà bầu không nên ngồi quá lâu để sản phụ có nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Như vậy, bà bầu có nên đi thăm bà đẻ không? Câu trả lời là có trong trường hợp sức khỏe của bạn ổn định. Nếu mẹ đang mang thai có dự định đi thăm bà đẻ thì nên tuân thủ những lưu ý trên để nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho chính mình và cho cả bà đẻ lẫn em bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề