Đánh giá đề thi học kì 1 môn toán lớp 6

Đề kiểm tra học kì 1 Toán 6

Contents

  • 1 Đề thi học kì 1 Toán 6
    • 1.1 Đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2020 – 2021 Tải nhiều
    • 1.2 22 đề thi học kì 1 Toán 6 Tải nhiều
    • 1.3 Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán năm 2020
    • 1.4 Bảng ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán
    • 1.5 Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán – Đề 1
    • 1.6 Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6  – Đề 2
    • 1.7 Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 – Đề 3
    • 1.8 Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán lớp 6 – Đề 4

Đề thi học kì 1 Toán 6

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán dành cho các bậc cha mẹ muốn tìm kiếm cho con mình các bộ đề thi học kỳ 1, đề kiểm tra học kỳ hay đề kiểm tra đánh giá chất lượng lớp 6. Nhằm đáp ứng mong muốn này của các bậc cha mẹ, VnDoc.com xin giới thiệu bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Toán lớp 6 với rất nhiều đề kiểm tra học kỳ hay được tổng hợp.

Đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2020 – 2021 Tải nhiều

22 đề thi học kì 1 Toán 6 Tải nhiều

>> Chi tiết: 22 Đề thi học kì 1 Toán 6 Có đáp án năm 2020 – 2021

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán năm 2020

Bài 1: (2,0 điểm).

a/ Viết định nghĩa số nguyên tố?

b/ Viết định nghĩa hợp số?

c/ Áp dụng: Trong bốn số 53, 55, 57, 59. Số nào là số nguyên tố? Số nào là hợp số?

Bài 2: (1,0 điểm)

a/ Viết định nghĩa trung điểm của đoạn thẳng?

b/ Áp dụng: Độ dài đoạn thẳng PQ = 8cm. Nếu K là trung điểm của PQ thì KQ bằng mấy cm?

Bài 3: (2,0 điểm). Tính:

a/ 17.61 + 17.39 – 1500

b/ |+987| + |-789| + |243|

c/ 2020:{101.[105 – (3 + 7)2]}

Bài 4: (1,0 điểm). Tìm x ∈ N. Biết.

a/ 3x + 17 = 29

b/ 54x: 55 = 52022: 52019

Bài 5: (1,5 điểm).

Học sinh lớp 65. Khi xếp thành 2 hàng, 4 hàng, 5 hàng để dự buổi chào cờ đầu tuần đều thiếu 1 học sinh.

Tính số học sinh của lớp 65? Biết rằng lớp 65 có khoảng 38 đến 42 học sinh.

Bài 6: (0,5 điểm)

Chứng minh rằng tổng: (32021 + 35) chia hết cho 9

Bài 7: (2,0 điểm)

Vẽ tia Ox. Trên tia Ox lấy hai điểm H và K sao cho OH = 3cm và OK = 5cm.

a/ Trong ba điểm O, H, K thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b/ Tính độ dài đoạn thẳng HK?

c/ Vẽ OP là tia đối của tia OH sao cho OP = 3cm. Chứng minh rằng điểm O là trung điểm của đoạn thẳng PH.

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6

Bài

Nội dung cần đạt

Điểm

Bài 1: (2,0 điểm)

Bài 1:

a/ ĐN: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có hai ước một và chính nó.

b/ ĐN: Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn hai ước.

c/ Áp dụng:

*1 Các số là số nguyên tố: 53 và 59.

*2 Các số là hợp số: 55 và 57.

0,5

0,5

0,5

0,5

Bài 2: (1,0 điểm)

Bài 2:

a/ ĐN: Điểm nằm giữa và cách đều hai đầu đoạn thẳng. Gọi là trung điểm của đoạn thẳng đó.

b/ Vì K là trung điểm của PQ = 8cm nên KQ = 4cm

0,5

0,5

Bài 3: (2,0 điểm)

Bài 3: Tính:

a/ 17.61 + 17.39 – 1500 = 17.(61 + 39) – 1500 = 17.100 – 1500

= 1700 – 1500 = 200

b/ |+987| + |-789| + |243|= 987 + 789 + 243 = 2019

c/ 2020:{101.[105 – (3 + 7)2]} = 2020:{101.[105 – 102]}

= 2020:{101.[105 – 100]}

= 2020:{101.5} = 2020:505 = 4

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

Bài 4: (1,0 điểm)

Bài 4: Tìm x ∈ N. Biết:

a/ 3x + 17 = 29

⇒ x = (29 – 17):3 = 12:3 = 4

⇒ x = 4

b/ 54x: 55 = 52022: 52019

54x – 5 = 53

4x – 5 = 3

⇒ x = (3 + 5):4 = 8:4 = 2

⇒ x = 2

0,25

0,25

0,25

0,25

Bài 5: (1,5 điểm)

Bài 5: GIẢI:

Gọi x là số học sinh lớp 65 cần tìm.

Theo bài toán ta có: (x + 1)∈ BC (2, 4, 5) và 38≤ x + 1 ≤42

Ta có:

2 = 2

4 = 22

5 = 5

⇒ BCNN (2, 3, 4, 5) = 22.5 = 4.5 = 20

Vì BC (2, 4, 5) = B(20) = {0; 20; 40; 60;…}

Mà (x + 1) ∈ BC(2, 4, 5) và 38 ≤x + 1 ≤ 42 ⇒ x + 1 = 40 hay x = 39

Vậy lớp 65 có 39 học sinh

0,25

0,25

0,5

0,25

0,25

Bài 6: (0,5 điểm)

Bài 6: Chứng minh: (32021 + 35) ⋮ 9

Ta có: 32021 = 32.32019 = 9.32019 ⋮ 9 (1)

Ta có: 35 = 32.33 = 9.339 (2)

Căn cứ (1) và (2) ⇒ (32021 + 35) ⋮ 9

0,25

0,25

Bài7: (2,0điểm)

GIẢI: (Đơn vị: cm)

a/ Xác định điểm nằm giữa hai điểm còn lại:

Điểm H nằm giữa hai điểm O và K. Vì OH = 3cm < OK = 5cm.

b/ Tính độ dài HK:

Ta có: OH + HK = OK (Vì H ∈ OK)

⇒ HK = OK – OH = 5 – 3 = 2

⇒ HK = 2cm

c/ Chứng minh điểm O là trung điểm của đoạn thẳng PH:

Ta có:

Ta có O ∈ PH

OP = OH = 3(cm) 

⇒ Điểm O là trung điểm của PH (Theo ĐN)

Hình vẽ

0,5

0,5

0,25

0,25

0,5

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán mới nhất

Bảng ma trận đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Thấp

Cao

1. Số học:

* Định nghĩa được số nguyên tố.

* Định nghĩa được hợp số.

Hoặc:

* Biết các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9.

Hoặc:

* Biết dấu hiệu của 1 tổng (hay 1 hiệu) chia hết cho một số tự nhiên.

* Thông hiểu được tất cả các số nguyên tố ở hàng chục

* Thông hiểu được tất cả các hợp số ở hàng chục và hàng trăm

* Tìm Ước của một số tự nhiên ở hàng chục

* Tìm Bội của một số tự nhiên ở hàng chục hay ở hàng trăm.

* Thực hiện phép tính có (Hoặc không có) dấu ngoặc.

* Thực hiện phép tính lũy thừa đơn giản.

* Tìm x theo quy trình 2 bước. Hoặc (4 bước).

* Tìm được ƯCLN hay BCNN của 3 số tự nhiên.

* Bài toán thực tiển: Dạng(Tìm BC thông qua tìmBCNN

có đặt ẩn số x).

* Tìm x dạng (cơ số bằng cơ số lũy thừa bằng lũy thừa).

Hoặc:

* Tìm x dạng (lũy thừa bằng lũy thừa cơ số bằng cơ số).

* Chứng minh một tổng chia hết cho một số.

Dạng:

* Số câu

* Số điểm

* TL %

2

1,0

10%

1

1,0

10%

5

4,0

40%

2

1,0

10%

10

7,0

70%

2. Hình học:

* Định nghĩa được trung điểm của đoạn thẳng.

Hoặc:

* Tính chất trung điểm của đoạn thẳng.

* Biết điều kiện cần và đủ để có được đẳng thức về mối quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng.

Hoặc:

* Nhận biết được trung điểm của một đoạn thẳng theo định nghĩa hay tính chất.

* Xác định được 4 điểm cùng nằm trên một đường thẳng hoặc (2 điểm hay 3 điểm trên tia Ox).

* Vẽ hình theo yêu cầu của bài toán.

* Khi BAC

* Vận dụng T/C:

* AB + BC = AC

BC =AC – AB

* Tính được độ dài đoạn thẳng.

* So sánh độ dài 2 đoạn thẳng.

* Chứng minh được trung điểm của đoạn thẳng theo định nghĩa (Hoặc theo tính chất).

* Hoặc:

Chứng tỏ được điểm nằm giữa không phải là trung điểm của đoạn thẳng.

* Số câu

* Số điểm

* TL %

1

0,5

5%

1

0,5

5%

2

1,5

15%

1

0,5

5%

5

3,0

30%

* Tổng SC

* Tổng SĐ

* TL %

3

1,5

15%

2

1,5

15%

7

5,5

55%

3

1,5

15%

15

10,0

100%

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán – Đề 1

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Học sinh làm bài trực tiếp vào đề kiểm tra.

(Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng)

Câu 1. Cho tập hợp A = {1;3;5;7;…;2019}. Số phần tử của tập hợp A là:

A. 1009

B. 1010

C. 1011

D. 1012

Câu 2. Tập hợp chỉ gồm các số nguyên tố là:

A. {1;2;3}

B. {3;4;5}

C. {3;5;7}

D. {7;9;11}

Câu 3. Tổng các số dư trong phép chia một số cho 4 là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 4. Tổng các số nguyên thỏa mãn điều kiện – 5 ≤ x ≤ 7 là:

A. 6

B. 7

C. 11

D. 18

II. TỰ LUẬN (8 điểm). Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra

Bài 1 (1,5 điểm). Thực hiện phép tính

a) 24.82 + 24.18

b) 55 – [48 – (23 .18 – 23.15)]

c) (-26) + 16 + (-14) + 56

Bài 2 (1,0 điểm)

a) Tìm x biết: 72 – (35 + x) = 27

b) Tìm các chữ số a, b để A =

chia hết cho cả 2; 5; 9

Bài 3 (1,5 điểm).

Tại một bến xe, cứ 12 phút lại có một chuyến tắc xi rời bến, cứ 15 phút lại có một chuyến xe buýt rời bến. Lúc 6 giờ sáng, một xe tắc xi và một xe buýt cùng rời bến một lúc. Hỏi lúc mấy giờ lại có một xe tắc xi và xe buýt cùng rời bến lần tiếp theo?

Bài 4 (3,5 điểm)

Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 6cm, OB = 12cm.

a) Tính độ dài đoạn thẳng AB

b) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?

c) Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng OA. Tính độ dài đoạn thẳng MB.

d) Vẽ tia Oy là tia đối của tia Ox, trên tia Oy lấy điểm N sao cho ON = 3cm. Chứng tỏ O là trung điểm của đoạn thẳng MN

Bài 5 (0,5 điểm)

Trong một phép chia có dư, số bị chia bằng 24, thương bằng 3. Tìm số chia và số dư.

Đáp án Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm). Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

TT

Ý

Đáp án

Điểm

Bài 1

(1,5đ)

a)

Tính đúng kết quả: 2400

0,5

b)

Tính đúng kết quả: 76

0,5

c)

Tính đúng kết quả: 32

0,5

Bài 2

(1,0đ)

a)

Tính đúng kết quả: x = 10

0,5

b)

Chỉ ra A chia hết cho 2 và 5 khi b = 0

Lập luận chỉ ra A chia hết cho 9 khi a = 5

0,25

0,25

Bài 3

(1,5đ)

Gọi thời gian từ lúc xe tắc xi và xe buýt cùng rời bến lúc 6 giờ đến lúc xe tắc xi và xe buýt cùng rời bến lần tiếp theo là a (phút) (a ∈ N*)

Ta có a ⋮ 12; a ⋮15; a nhỏ nhất khác 0 nên a = BCNN (12;15)

Tính được BCNN (12;15) = 60 nên a = 60 phút = 1 giờ

Thời điểm lại có 1 xe tắc xi và xe buýt cùng rời bến lần tiếp theo là 6 + 1 = 7 giờ

0,25

0,5

0,5

0,25

Bài 4

(3,5đ)

a)

Vẽ hình đúng đến câu a

Lập luận được điểm A nằm giữa hai điểm O và B

Tính được AB = 6cm

0,25

0,25

0,5

b)

Lập luận chứng tỏ được A là trung điểm của đoạn thẳng OB

1,0

c)

Lập luận tính được OM = 3cm

Lập luận chứng tỏ điểm M nằm giữa hai điểm O và B

Suy ra OM + MB = OB

Tính MB = 9cm

0,25

0,25

0,5

d)

Lập luận chứng tỏ được điểm O nằm giữa hai điểm M và N

Chỉ ra được OM = ON và kết luận ) là trung điểm của đoạn thẳng MN

0,25

0,25

Bài 5

(0,5đ)

Gọi số chia là b, số dư là r, ta có: 24 = 3b + r với 0 < r < b

Từ r = 24 – 3b và r >0 suy ra 3b < 24 nên b = 8 (1)

Từ r = 24 – 3b và r < b suy ra 24 – 3b < b

Nên 24 < 4b, do đó b > 6 (2)

Từ (1) và (2) suy ra 6 < b < 8

Do b là số tự nhiên suy ra b = 7. Do đó r = 24 – 3.7 = 3

Vậy số chia bằng 7, số dư bằng 3

0,25

0,25

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 mới nhất

Đề thi học kì 1 lớp 6 năm 2019 – 2020 được tải nhiều nhất

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6  – Đề 2

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm):

Em hãy ghi vào bài làm chỉ một chữ cái trước đáp án đúng.

Câu 1: Tập hợp A các số tự nhiên chia cho 5 dư 2 và nhỏ hơn 200 có số phần tử là:

A. 39
B. 40
C. 41
D. 100

Câu 2: Số nào sau đây chia hết cho tất cả các số 2; 3; 5; 9.

A. 723654
B. 73920
C. 278910
D. 23455

Câu 3: Tập hợp các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là:

A. {1; 2; 3; 5; 7}
B. {2; 3; 5; 7}
C. {3; 5; 7}
D. {2; 3; 5; 7; 9}

Câu 4: Số nguyên âm nhỏ nhất có ba chữ số là:

A. -999
B. -111
C. -102
D. -100

Câu 5: Kết quả nào sau đây không bằng 24. 42

A. 28
B. 162
C. 82
D. 44

Câu 6: Các số nguyên a và b được biểu diễn trên trục số như sau:

Khẳng định nào sau đây là sai:

A. a < 0 < b
B. – a > – b
C. |a| < |b|
D. – b < 0 < – a

Câu 7: Cho M là trung điểm của đoạn thẳng AB, N là trung điểm của đoạn thẳng AM. Biết rằng MB = 12cm. Vậy độ dài đoạn thẳng BN là:

A. 12cm
B. 6cm
C. 24cm
D. 18cm

Câu 8: Cho hình vẽ, khẳng định nào sau đây là sai:

A. Hai tia AB và AC đối nhau.

B. Hai tia BC và AC trùng nhau

C. Trên hình có 4 đoạn thẳng.

D. Trên hình có 2 đường thẳng.

II. Tự luận

Câu 9 (1,5 điểm): Tính

a) -54 + 75 – |-79 – 42|

b) 2028 – {[39 – (23.3 – 21)2] : 3 + 2017}

Câu 10 (1,5 điểm): Tính nhanh:

a) 47. 134 – 47.35 + 47

b) -(-2017 + 2789) + (1789 – 2017)

Câu 11 (1,5 điểm): Tìm x ∈ Z biết:

a) (|x| + 3). 15 – 5 = 70

b) 86: [2. (2x – 1)2 – 7] + 42 = 2.32

Câu 12 (1 điểm): 315 quyển vở, 495 chiếc bút và 135 cục tẩy phát thưởng đều cho một số học sinh. Hỏi có nhiều nhất bao nhiêu học sinh được nhận thưởng?

Câu 13 (2 điểm): Trên tia Am lấy hai điểm Q, H sao cho AQ = 2cm, AH = 8cm.

a) Tính QH?

b) Trên tia An là tia đối của tia Am lấy điểm P sao cho AP = 4cm. Giải thích tại sao Q là trung điểm của đoạn thẳng PH.

c) Gọi O là trung điểm của đoạn thẳng AQ. Tính OH.

Câu 14 (0,5 điểm): Học sinh được chọn một trong hai ý sau:

a) Số tự nhiên a khi chia cho 17 dư 11, chia cho 23 dư 18, chia cho 11 dư 3. Hỏi a chia cho 4301 dư bao nhiêu?

b) Tìm chữ số tận cùng của tổng A = 11 + 25 + 39 + 413 + … + 5042013 + 5052017

>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2018 – 2019

Đáp án: Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm): Mỗi ý đúng 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

B

A

C

C

D

B

II. TỰ LUẬN (8 điểm):

Câu 9: 1,5 điểm

a) -54 + 75 – |-79 – 42|

= 21 – |-121|

= 21 – 121

= -100

b) 2028 – {[39 – (2³.3 – 21)²] : 3 + 2017}

= 2028 – {[39 – 9]:3 + 1}

= 2028 – 11

= 2017

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Câu 10: 1,5 điểm

a) 47. 134 – 47.35 + 47

= 47. (134 – 35 + 1)

= 47. 100

= 4700

b) -(-2017 + 2789) + (1789 – 2017)

= 2017 – 2789 + 1789 – 2017

= (2017 – 2017) + (1789 – 2789)

= – 1000

Câu 11: 1,5 điểm

a) (|x| + 3). 15 – 5 = 70

(|x| + 3). 15 = 70 + 5 = 75

|x| + 3 = 75 : 15 = 5

|x| = 5 – 3 = 2

x = 2

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

b) 86: [2. (2x – 1)2 – 7] + 42 = 2.32

86: [2. (2x – 1)2 – 7] = 18 – 16 = 2

2. (2x – 1)2 – 7 = 86: 2 = 43

2. (2x – 1)2 = 43 + 7 = 50

(2x – 1)2 = 50: 2 = 25

2x – 1 = 5

x = 3

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

0,25 đ

Câu 11: 1 điểm

Gọi số học sinh được nhận thưởng là a (a ∈ N*)

Lập luận để a = ƯCLN (315, 495, 135)

Tìm được a = 45

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

Câu 12: 2 điểm

a) Lập luận tính được QH = 6cm.

b) Lập luận được Q nằm giữa P, H và QP = QH

Þ M là trung điểm của PN

c) Lập luận tính được OH = 7cm.

0,5đ

0, 5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 13: 0,5 điểm

a) Tìm được dư là 4227

b) Nhận xét: Số mũ của các số hạng có dạng 4k + 1 (k ∈ N)

Chữ số tận cùng của A là chữ số tận cùng của tổng 1 + 2 + 3 + … + 505

Vậy A có tận cùng là 5.

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 – Đề 3

PHẦN I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) Học sinh chọn và ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng vào bài làm:

Câu 1. Cho tập hợp A = {2;0;1;6}. Cách viết nào sau đây là đúng?

A. {2} ∈ A

B. {0;1;2} ⊂ A

C. A ⊂ {1;3;5}

D. 3 ∈ A

Câu 2. Cho số N = 2016 – 20 × 16. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. N ⋮ 2

B. N ⋮ 3

C. N ⋮ 5

D. N ⋮ 9

Câu 3. Nếu x – 3 là số nguyên âm lớn nhất, y + 9 là số nguyên dương nhỏ nhất thì x + y bằng:

A. 12

B. 6

C. 0

D. – 6

Câu 4. Cho đoạn thẳng AB = 7cm và điểm C nằm giữa 2 điểm A và B. Nếu D là trung điểm của đoạn thẳng BC và BD = 2cm thì độ dài đoạn thẳng AC là:

A. 5cm

B. 4cm

C. 3cm

D. 2cm

PHẦN II. Tự luận (8,0 điểm)

Bài 1 (1,5 điểm). Thực hiện phép tính

a. 369 – (|- 206| – 15) – (- 206 + |- 369|)

b. 345 – 150 : [(33– 24)2– (– 21)] + 2016

c. – 2 + 6 – 12 + 16 – 22 + 26 –…– 92 + 96

Bài 2 (2,0 điểm). Tìm x ∈ Z biết:

a. 20 – [42+ (x – 6)] = 90

b. 24 – |x + 8| = 3.(25– 52)

c. 1000 : [30 + (2x– 6)] = 32+ 42 và x ∈ N

d. (x + 11) ⋮ (x + 2) và x ∈ N

Bài 3 (1,5 điểm). Số học sinh khối 6 của một trường THCS khi xếp hàng 12, 15, 18 thì đều thừa 4 học sinh, nhưng nếu xếp hàng 26 thì vừa đủ. Tính số học sinh khối 6 của trường THCS đó, biết số học sinh khối 6 nhỏ hơn 400 em.

Bài 4 (2,5 điểm). Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 7cm, OB = 3cm.

a. Tính độ dài đoạn thẳng AB.

b. Gọi C là trung điểm của đoạn AB. Tính độ dài đoạn thẳng AC và OC.

c. Lấy điểm D thuộc tia đối của tia Ox sao cho OD = 1cm. Điểm B có phải là trung điểm của đoạn thẳng AD không? Vì sao?

Bài 5 (0,5 điểm). Cho p và 8p – 1 là các số nguyên tố. Chứng tỏ rằng 8p + 1 là một hợp số.

Đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán lớp 6 – Đề 4

 (Thời gian làm bài: 90 phút)

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm).

Trong mỗi câu từ 1 đến 14 đều có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng.

Câu 1. Cho tập hợp A = {3; 7}. Cách viết nào sau đây là đúng?

A. {3} ∈ A

B. 3 ⊂ A

C. {7} ⊂ A

D. A ⊂ {7}.

Câu 2. Số nào sau đây chia hết cho cả 2 và 3?

A. 32

B. 42

C. 52

D. 62.

Câu 3. Số nào sau đây là ước chung của 24 và 30 ?

A. 8

B. 5

C. 4

D. 3.

Câu 4. Kết quả của phép tính 55.53 là:

A. 515

B. 58

C. 2515

D. 108

Câu 5. Số nào sau đây là số nguyên tố?

A. 77

B. 57

C. 17

D. 9.

Câu 6. Kết quả của phép tính 34 : 3 + 23 : 22 là:

A. 2

B. 8

C. 11

D. 29.

Câu 7. Kết quả sắp xếp các số −2; −3; −101; −99 theo thứ tự tăng dần là:

A. −2; −3; −99; −101

B. −101; −99; −2; −3

C. −101; −99; −3; −2

D. −99; −101; −2; −3.

Câu 8. Kết quả của phép tính (−13) + (−28) là:

A. −41

B. −31

C. 41

D. −15.

Câu 9. Kết quả của phép tính 5 − (6 − 8) là:

A. −9

B. −7

C. 7

D.3.

Câu 10. Cho m, n, p, q là những số nguyên. Thế thì m − (n − p + q) bằng:

A. m − n − p + q

B. m − n + p − q

C. m + n − p − q

D. m − n − p − q.

Câu 11. Cho tập hợp A = {x ∈ Z | −2 ≤ x < 3}. Số phần tử của tập hợp A là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6.

Câu 12. Cho x − (−9) = 7. Số x bằng :

A. −2

B. 2

C. −16

D. 16.

Câu 13. Cho điểm M nằm giữa điểm N và điểm P (Hình 1). Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Tia MN trùng với tia MP.

B. Tia MP trùng với tia NP.

C. Tia PM trùng với tia PN.

D. Tia PN trùng với tia NP.

Câu 14. Trên tia Ox lấy các điểm M, N, P sao cho OM = 1cm, ON = 3cm, OP = 8cm. Kết luận nào sau đây không đúng?

A. MN = 2cm

B. MP = 7cm

C. NP = 5cm

D. NP = 6cm.

Câu 15. Điền dấu × vào ô thích hợp:

Câu Đúng Sai
a) Nếu A, B, C thẳng hàng thì AB + BC = AC.
b) Nếu B là trung điểm của AC thì AB = BC.

>> Đề thi mới nhất: Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 6 năm học 2018 – 2019

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 16. (1,5 điểm) Tìm số tự nhiên x biết: (2x − 8). 2 = 24

Câu 17. (2 điểm)

a) Tìm số đối của mỗi số nguyên sau: −6; 4; |−7|; − (-5) .

b) Tính nhanh: (15 + 21) + (25 − 15 − 35 − 21).

Câu 18. (1 điểm) Cho đoạn thẳng MP, N là một điểm thuộc đoạn thẳng MP, I là trung điểm của NP. Biết MN = 2 cm, MP = 7 cm. Tính độ dài đoạn thẳng IP.

Câu 19. (1,5 điểm) Một lớp học có 28 nam và 24 nữ. Có bao nhiêu cách chia đều học sinh thành các tổ (số tổ nhiều hơn 1) sao cho số nam trong các tổ bằng nhau và số nữ trong các tổ cũng bằng nhau? Cách chia nào để mỗi tổ có số học sinh ít nhất?

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan:

Tham khảo đề ôn tập học kì 1 môn Toán lớp 6

Bộ đề thi học kì 1 lớp 6 môn Toán năm 2020 

Ngoài đề cương ôn thi học kì 1 lớp 6, các em học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 6 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Những đề thi học kì 1 lớp 6 này được ra từ các trường THCS trên toàn quốc. Với việc ôn thi học kì 1 qua đề thi cũ, các em sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm trước khi bước vào kì thi chính thức. Chúc các em học tốt.

Đề chuẩn bị cho kết quả thi học kì 1 đạt kết quả cao, các em học sinh tham khảo trọn bộ đề cương ôn tập học kì 1 lớp 6 sau đây:

Sau những giờ học tập căng thẳng, mời các em học sinh giải lao qua những bài trắc nghiệm tính cách, trắc nghiệm IQ vui của chúng tôi. Hy vọng, những bài test nhanh này sẽ giúp các em giảm bớt căng thẳng mệt mỏi, có tinh thần tốt nhất cho mỗi buổi đến trường.

  1. Bạn sẽ là bạn gái tương lai của ai trong BTS
  2. Loài vật nào ngủ quên trong tâm hồn bạn?
  3. Bạn thông minh như học sinh lớp mấy?
  4. Đo mức độ “biến thái” của bạn!

Chủ đề