Đánh giá khả quan cổ phiếu sdi năm 2024

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp), chủ đầu tư dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An nay có tên thương mại The Global City

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp) vừa có báo cáo tóm tắt tình hình tài chính năm 2022 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Theo đó, trong năm vừa qua, công ty này ghi nhận khoản lỗ sau thuế lên tới 3.096 tỷ đồng. Năm 2021, doanh nghiệp cũng đã báo lỗ 153 tỷ đồng.

Vì khoản lỗ này, vốn chủ sở hữu của công ty tính đến cuối năm 2022 chỉ còn 748,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của SDI Corp vượt xa nhiều chủ đầu tư lớn khác như Becamex, Kinh Bắc City, Phú Mỹ Hưng và chỉ thua kém Vinhomes và Novaland.

Tổng dư nợ trái phiếu của SDI Corp là 6.574 tỷ đồng, từ lô trái phiếu mã SDICB2124001 phát hành ngày 15/12/2021, kỳ hạn 36 tháng.

Lãi suất lô trái phiếu này được tính kết hợp giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Dự kiến với 4 kỳ tính lãi đầu tiên, lãi suất cố định tối đa bằng 10%. Đối với các kỳ tính lãi còn lại, lãi suất thả nổi và bằng tổng của tối đa 2,78% cộng lãi suất tham chiếu, nhưng trong mọi trường hợp không thấp hơn 10%/năm.

Tổ chức đăng ký, lưu ký lô trái phiếu trên là Công ty CP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS).

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI)

Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và là chủ đầu tư dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An với quy mô 117 ha tại phường An Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM. Dự án từ đầu năm 2022 được giới thiệu với tên thương mại The Global City, nhà phát triển là Masterise Homes.

Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn là bà Mai Thị Kim Oanh. Doanh nghiệp có trụ sở tại số nhà A3, đường số 5, khu dân cư 10ha, khu phố 3, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ đăng ký của SDI tại thời điểm trên là 3.845 tỷ đồng.

Theo SDI, trong giai đoạn tới, các cổ đông và ban lãnh đạo của doanh nghiệp định hướng tập trung đầu tư và phát triển dự án Khu đô thị Sài Gòn Bình An trở thành một khu đô thị sinh thái hiện đại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng hiện đại bậc nhất Thành Phố Thủ Đức.

Trên thực tế, Dự án khu đô thị Sài Gòn Bình An từng nằm "bất động" hơn 2 thập kỷ.

Dự án được quy hoạch trên tổng diện tích 117 ha, được chia thành 2 khu vực, gồm: khu nhà ở 22 ha với 193 nền biệt thự, nhà liên kế sân vườn và 2 block chung cư với 132 căn hộ cao cấp, 8 căn penthouse; khu liên hợp sân golf rộng 92 ha với các công trình khu nghỉ dưỡng spa, sân golf 18 lỗ,… dự án do Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Sài Gòn (SDI Corp) làm chủ đầu tư.

Theo các thông tin được công bố, dự án được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Thương mại xây dựng sản xuất Thiên Hải cùng các công ty liên doanh khác để thực hiện dự án trên khu đất có tổng diện tích 120 ha nằm trên địa bàn phường An Phú vào tháng 1/1999.

Sau đó, dự án được các cơ quan chức năng chấp thuận thêm phần tiện ích sân golf An Phú dẫn đến phần diện tích dự án tăng lên 137 ha vào năm 2000.

Trên cơ sở này, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn đã ban hành quyết định thu hồi, giao đất cho SDI Corp để thực hiện dự án tại Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 12/1/2001.

Thời điểm này, khu đô thị Sài Gòn Bình An có tên gọi là Khu liên hợp sân Golf – Thể dục thể thao và nhà ở (tên thương mại là Saigon Golf Country Club and Residences).

Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, tổng diện tích khu đất chỉ còn khoảng 117 ha theo Quyết định số 6296/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 ngày 30/11/2015.

Đến tháng 3/2021, sau hơn 20 năm triển khai, dự án khu đô thị Sài Gòn Bình An đã được khởi công.

Quý vị có nhu cầu Hợp tác hoặc Mua lại mạng xã hội đã cấp phép này, xin gọi 0924.113837 hoặc liên hệ qua email: [email protected]. Trân trọng.

(KTSG) – Trước xu hướng chung của thị trường, nhiều cổ phiếu sau khi tạo đáy vào tháng 11-2022 đã đi lên mạnh mẽ kể từ đó đến nay, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, cũng có những cổ phiếu vẫn đang trên đường đi tìm đáy mới.

  • Làn sóng bán tháo cổ phiếu xanh chưa dừng lại
  • Nhà đầu tư ‘hắt hủi’ cổ phiếu hàng không
    Thế giới Di động về lại đáy cũ đang mang lại cơ hội bắt đáy ở cổ phiếu này, với kỳ vọng thị trường bán lẻ sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Ảnh: N.K

Trên đường về lại đáy cũ

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang trong nhịp điều chỉnh kể từ giữa tháng 11-2023 đến nay, với chỉ số VN-Index đã giảm hơn 4% tính đến phiên giao dịch đầu tuần này (27-11). So với đỉnh cao 1.255 điểm đạt được vào đầu tháng 9, VN-Index đã rớt hơn 13,5%. Tuy nhiên, nếu so với thời điểm đầu năm nay, chỉ số này vẫn đang ghi nhận mức tăng hơn 6,5%.

Trước xu hướng chung của thị trường, nhiều cổ phiếu sau khi tạo đáy vào tháng 11-2022 đã đi lên mạnh mẽ kể từ đó đến nay, mang lại lợi nhuận không nhỏ cho các nhà đầu tư. Có thể kể đến các nhóm cổ phiếu như ngân hàng, chứng khoán, hay một vài cổ phiếu bất động sản, đặc biệt là những cổ phiếu hưởng lợi từ xu hướng lãi suất giảm kể từ đầu năm đến nay.

Ngược lại, cũng có những cổ phiếu không ngừng suy giảm trong thời gian qua, bất chấp thị trường chung có những giai đoạn đi lên mạnh mẽ. Trong số này không thể không nhắc đến blue-chip nổi danh một thời là MWG (trên sàn HOSE) của Công ty cổ phần (CTCP) Đầu tư Thế giới Di động, khi giá cổ phiếu này sắp về lại mức đáy của tháng 11-2022. Kết quả kinh doanh yếu kém cùng kế hoạch thu hẹp quy mô hoạt động đã khiến nhiều nhà đầu tư bi quan về triển vọng phát triển của doanh nghiệp này trong tương lai.

Trong số này không thể không nhắc đến blue-chip nổi danh một thời là MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động, khi giá cổ phiếu này sắp về lại mức đáy của tháng 11-2022. Kết quả kinh doanh yếu kém cùng kế hoạch thu hẹp quy mô hoạt động đã khiến nhiều nhà đầu tư bi quan.

Quí 3-2023, Thế giới Di động chỉ lãi vỏn vẹn gần 39 tỉ đồng, xếp áp chót về lợi nhuận trong nhóm VN 30. Lũy kế chín tháng đầu năm nay doanh nghiệp này lãi ròng 77,5 tỉ đồng, mới đạt 2% kế hoạch lợi nhuận.

Thông tin mới nhất cho thấy ông lớn ngành bán lẻ này sẽ tiến hành cải tổ toàn diện để thích ứng với bối cảnh kinh doanh đầy biến động, trong đó dự kiến đóng 200 cửa hàng hoạt động không hiệu quả trong quí 4-2023. Với việc Apple đã mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam, các nhà đầu tư cũng lo ngại mảng bán điện thoại, máy tính của Thế giới Di động đứng trước thách thức cạnh tranh quyết liệt hơn.

Ở mảng bán lẻ thực phẩm, Công ty Chứng khoán Vietcap mới đây dự báo chi phí bán hàng cao hơn sẽ khiến Bách hóa Xanh lỗ gần 1.000 tỉ đồng trong năm 2023 và tiếp tục lỗ gần 300 tỉ đồng trong năm 2024. Trong khi đó, về thông tin giao dịch bán cổ phần Bách hóa Xanh, đại diện Thế giới Di động cho biết giao dịch vẫn đang trong quá trình thực hiện và chọn cách không đưa ra bất kỳ bình luận nào vì tính chất bảo mật cho đến khi giao dịch kết thúc.

Dù vậy, không ít nhà đầu tư và chuyên gia phân tích cho rằng việc Thế giới Di động về lại đáy cũ đang mang lại cơ hội bắt đáy ở cổ phiếu này, với kỳ vọng thị trường bán lẻ sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, giúp hoạt động kinh doanh của Thế giới Di động quay lại thời kỳ tăng trưởng ổn định, cộng thêm chất xúc tác từ thương vụ bán Bách hóa Xanh nếu thành công sẽ giúp Thế giới Di động có thêm nguồn lực tái cấu trúc lại hoạt động và chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn kế tiếp.

Và miệt mài dò đáy

Bên cạnh MWG, nhiều cổ phiếu khác cũng đang trên đường miệt mài dò đáy trong suốt thời gian qua. Như cổ phiếu ACV (UpCom) của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam đã giảm hơn 20% kể từ đầu năm đến nay, xuyên thủng mức đáy của tháng 11-2022 và rớt về mức thấp nhất kể từ tháng 6-2021 cho đến nay. Đáng lưu ý là trái ngược với MWG, kết quả kinh doanh của Cảng Hàng không Việt Nam vẫn tích cực với lãi ròng quí 3-2023 đạt gần 2.398 tỉ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2022, theo đó lũy kế chín tháng đầu năm lãi hơn 5.870 tỉ đồng, vượt 102% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Là chủ đầu tư của dự án sân bay Long Thành, có lẽ các nhà đầu tư lo ngại những rủi ro tiềm tàng từ dự án có thể ảnh hưởng lên hoạt động kinh doanh của Cảng hàng không Việt Nam trong những năm tới, khi dự án này đòi hỏi một nguồn lực vốn đầu tư khổng lồ. Dù vậy, giới phân tích vẫn kỳ vọng về sự tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp này, dựa trên hoạt động du lịch phục hồi sẽ đón nhận khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, công suất hoạt động của các sân bay cao hơn, triển vọng lợi nhuận tích cực hơn khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, cũng như khả năng chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ khá cao trong thời gian tới.

Hay như cổ phiếu BCM (HOSE) của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp cũng đã giảm hơn 30% từ đầu năm đến nay, hiện rớt về mức đáy thấp nhất kể từ tháng 7-2022. Dù nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp được xem là hưởng lợi trước xu thế dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đổ vào Việt Nam mạnh mẽ, nhiều cổ phiếu trong nhóm này đã tăng tích cực trong những tháng qua, nhưng riêng BCM vẫn đang miệt mài dò đáy. Nhìn lại tốc độ tăng giá cổ phiếu BCM trong giai đoạn 2020-2022, có lẽ chu kỳ điều chỉnh của cổ phiếu này sẽ chưa sớm kết thúc, nhất là khi lợi nhuận của doanh nghiệp năm nay chứng kiến suy giảm mạnh và chỉ mới đạt 12% kế hoạch đề ra sau chín tháng.

Ở nhóm xây dựng, CTCP Tập đoàn Xây Dựng SCG cũng chứng kiến giá cổ phiếu SCG (HNX), sau khi bốc đầu trong giai đoạn nửa cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, đã chìm dần kể từ đó đến nay kèm với khối lượng suy yếu dần. Hiện giá cổ phiếu SCG đang ở mức thấp nhất trong vòng một năm rưỡi qua và có lẽ sẽ còn tiếp tục đi xuống, khi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này cũng giảm mạnh so với cùng kỳ.

Trong nhóm ngân hàng, cổ phiếu SSB (HOSE) của Ngân hàng Đông Nam Á cũng đã rớt về mức thấp nhất trong vòng một năm rưỡi qua. Nếu so với đỉnh cao nhất vào đầu tháng 8 năm nay, giá cổ phiếu SSB đã rớt hơn 25%, còn nếu so với đầu năm nay cũng giảm gần 20%. Đáng lưu ý là thời gian gần đây chứng kiến hàng loạt lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này đăng ký bán cổ phiếu ồ ạt, sau khi được quyền mua cổ phiếu ESOP. Điều này càng gây thêm áp lực giảm giá lên cổ phiếu SSB.

Ở nhóm bất động sản, trong khi không ít cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản đã phục hồi mạnh mẽ trong vòng một năm qua, riêng cổ phiếu AGG (HOSE) của CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia và cổ phiếu FIR của CTCP Địa ốc First Real lại đang trên đường về lại mức thấp nhất trong vòng gần hai năm qua. Trong khi First Real sau chín tháng chỉ mới hoàn thành 10% kế hoạch lãi ròng năm 2023, gần đây lại có thông tin cổ phiếu bị thao túng giá, thì An Gia sau chín tháng đã vượt 351% kế hoạch lãi ròng năm 2023, với mức lợi nhuận tuyệt đối đạt 351 tỉ đồng.

Ngoài ra, có thể kể đến các mã cổ phiếu khác như NAG (HNX) của CTCP Tập đoàn Nagakawa, PBC (UpCom) của CTCP Dược phẩm Trung Ương 1, TAR (HNX) của CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, VTD (UpCom) của CTCP Du lịch Vietourist, TDT (HNX) của CTCP Đầu tư và Phát triển TDT cũng đang miệt mài dò đáy trong suốt thời gian qua. Đáng lưu ý cổ phiếu TAR hiện đang bị hạn chế giao dịch.

Chủ đề