Đánh giá nhân viên kế toán theo nghị định 56 năm 2024

Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/1/2012 của liên Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng phụ cấp ưu đãi theo nghề:

"2. Công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương không có 2 chữ số đầu của mã ngạch 16 hoặc 13), đang đảm nhận các công việc sau:

  1. Vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị y tế;
  1. Nuôi, trồng động vật, thực vật, côn trùng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu y dược học;
  1. Làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc truyền thông giáo dục sức khoẻ".

Tuy nhiên không thấy Thông tư quy định đối với công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương không có 2 chữ số đầu của mã ngạch 16 hoặc 13) đang đảm nhận các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Linh (Gia Lai) hỏi, công chức, viên chức không có 2 chữ số đầu của mã ngạch 16 hoặc 13, trực tiếp làm chuyên môn y tế thì được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề như thế nào?

Cụ thể, mã ngạch 06.031, kế toán viên làm việc tại Khoa Kiểm dịch y tế biên giới. Công việc: Thu, nộp giá dịch vụ kiểm dịch y tế; khử trùng phương tiện đường bộ qua lại biên giới; thực hiện các biện pháp xử lý y tế đối với các đối tượng miểm dịch y tế theo quy định hiện hành và các công việc khác do trưởng khoa phân công.

Mã ngạch 01.003, chuyên viên (chuyên ngành khoa học môi trường) làm việc tại Khoa Sức khỏe môi trường – Y tế trường học – Bệnh nghề nghiệp. Công việc: Thực hiện các hoạt động phòng, chống các yếu tố môi trường, biến đổi khí hậu tác động tới sức khỏe cộng đồng; việc bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, môi trường điều kiện vệ sinh lao động, chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt, vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình; môi trường điều kiện vệ sinh trường học; phòng chống thiên tai thảm họa, tai nạn thương tích và các công việc khác do trưởng khoa phân công.

Về vấn đề này, Bộ Y tế trả lời như sau:

Hiện nay, chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập thực hiện theo quy định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 19/1/2012 của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP, Nghị định số 05/2023/NĐ-CP ngày 15/2/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

Điểm b Khoản 5, Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP quy định mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

- Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện chuyên khoa, các trung tâm: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y.

- Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Điểm c Khoản 5, Khoản 6 Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLTBYT-BNV-BTC quy định mức phụ cấp áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:

- Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

- Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập (trừ đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định áp dụng mức phụ cấp quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.

Như vậy, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập được bổ nhiệm chức danh kế toán viên, chức danh nghề nghiệp chuyên viên theo quy định của pháp luật, được phân công công việc đúng đề án vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định tại Điểm b Khoản 5, Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP và Điểm c Khoản 5, Khoản 6 Điều 4 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC.

Hiện hành chưa có quy định cụ thể đối với nhân viên trường học. Tuy nhiên, có thể hiểu nhân viên trường học gồm:

- Nhân viên văn phòng;

- Kế toán;

- Thư viện;

- Y tế;

- Thiết bị;...

Nhân viên trường học không có quy định về việc áp dụng chế độ nghỉ hè nên được được thực hiện chế độ làm việc theo Bộ luật Lao động 2019 và thực hiện công tác theo sự phân công, bố trí từ Ban Giám hiệu nhà trường.

2. Phụ cấp của nhân viên trường học

2.1. Phụ cấp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm tại cấp THCS trở lên

Căn cứ Mục II Công văn 9552/TCCB năm 2003 quy định về mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho CB, CC, VC làm việc trong phòng thí nghiệm như sau:

- Mức 0,3 so với mức lương tối thiểu áp dụng đối với người làm việc trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân, thí nghiệm hóa phóng xạ.

- Mức 0,2 so với mức lương tối thiểu áp dụng đối với người làm việc trong phòng thí nghiệm hóa, sinh, điện cao áp, thủ kho hóa chất.

Tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 08/2019/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương của nhân viên thiết bị, thí nghiệm như sau:

Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp nhân viên thiết bị, thí nghiệm (mã số V.07.07.20) được áp dụng bảng lương viên chức loại A0 tại bảng 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP có hệ số lương từ 2,1 đến 4,89.

Như vậy, mức phụ cấp của nhân viên thiết bị, thí nghiệm năm 2023 như sau:

Nhân viên

Hệ số phụ cấp

Mức phụ cấp đến 30/6/2023

(Đơn vị: VNĐ)

Mức phụ cấp từ 01/7/2023

(Đơn vị: VNĐ)

Người làm việc trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân, thí nghiệm hóa phóng xạ

0,3

447.000

540.000

Người làm việc trong phòng thí nghiệm hóa, sinh, điện cao áp, thủ kho hóa chất.

0,2

298.000

360.000

2.2. Phụ cấp của nhân viên thư viện

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2022/TT-BVHTTDL quy định về các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thư viện như sau::

Được áp dụng Bảng 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

- Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;

- Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

- Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Chức danh nghề nghiệp thư viện viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung (lương cơ sở).

Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP)

Mức lương cơ sở từ 01/07/2023 là 1.800.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023)

Như vậy, mức phụ cấp được quy định như sau:

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp đến 30/6/2023

(Đơn vị: VNĐ)

Mức tiền phụ cấp từ 01/7/2022

(Đơn vị: VNĐ)

1

0,1

149.000

180.000

2

0,2

298.000

360.000

3

0,3

447.000

540.000

4

0,4

596.000

720.000

Theo đó:

(1) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

+ Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.

+ Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

+ Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

+ Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

(2) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại Mục (1);

(3) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại Mục (1);

(4) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại Mục (1).

2.3. Phụ cấp của nhân viên y tế

Căn cứ Công văn 3561/BGDĐT-NGCBQLCSGD năm 2016 quy định về phụ cấp của nhân viên y tế như sau:

Viên chức làm công tác y tế trường học, có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp bác sĩ, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ được xem xét để bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp bác sĩ, y sĩ.

*Về phụ cấp

Tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp của nhân viên y tế:

Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì:

Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Lưu ý:

Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính theo tỷ lệ phần trăm (sau đây viết là %) trên mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

2.4. Phụ cấp của nhân viên kế toán

Tại Bảng 2 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về việc áp dụng chế độ lương nhân viên kế toán như sau:

Nhân viên kế toán được áp dụng lương theo bảng 2 với hệ số lương từ 1,86 đến 2,34.

Tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư 04/2018/TT-BNV quy định về phụ cấp của nhân viên kế toán trường học như sau:

- Đối với kế toán trưởng

Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại các Khoản 1, 3, 4, 5, 8 Điều 2 Thông tư 04/2018/TT-BNV được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,2 so với mức lương cơ sở

Người được bổ nhiệm kế toán trưởng ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 Thông tư 04/2018/TT-BNV được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc kế toán trưởng quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 04/2018/TT-BNV phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.

- Đối với kế toán

Người được bổ nhiệm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 hoặc người được bố trí làm phụ trách kế toán quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BNV (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2018/TT-BNV) được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc hằng tháng 0,1 so với mức lương cơ sở.

Người được bố trí phụ trách kế toán ở các đơn vị quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều 2 Thông tư 04/2018/TT-BNV được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền trên cơ sở vận dụng mức phụ cấp trách nhiệm công việc phụ trách kế toán quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2018/TT-BNV phù hợp với hoạt động của đơn vị mình.

Hệ số phụ cấp

Mức phụ cấp đến 30/6/2023

(Đơn vị: VNĐ)

Mức phụ cấp từ 01/7/2023

(Đơn vị: VNĐ)

Kế toán trưởng

0,2

298.000

360.000

Kế toán

0,1

149.000

180.000

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].