Đánh giá ổ cứng silicon power ssd năm 2024

Ngày nay, nhu cầu sử dụng máy tính nâng cao hơn trước rất nhiều. Những chiếc máy nếu không có cấu hình đủ tốt sẽ bị thị trường đào thải. Việc bạn có thể dùng máy tính trong vài năm mà không bị chậm hay đầy bộ nhớ là rất ít. Do đó, để phù hợp hơn với công việc, nhiều người chọn mua và nâng cấp ổ cứng SSD cho máy tính. Vậy bạn đã biết ổ cứng SSD là gì hay chưa, hiện nay trên thị trường đang có những thương hiệu SSD phổ biến nào? Hãy cùng LagiHitech khám phá trong bài viết này nhé!

Ổ cứng SSD là gì?

Trước khi vào tìm hiểu kỹ về loại thiết bị này, hãy cùng tìm hiểu xem ổ SSD là gì? Cụm từ viết tắt của SSD trong tiếng Anh chính là Solid State Drive. Vậy Solid State Drive là gì, có thể hiểu nghĩa của nó là một loại ổ cứng thể rắn. Ổ cứng SSD có thể hiểu và gọi theo rất nhiều cách như: ổ bán dẫn, ổ đĩa thể rắn, ổ đĩa điện tử,… tùy theo các hiểu của nhiều người.

Đánh giá ổ cứng silicon power ssd năm 2024

SSD được coi như một thiết bị phần cứng giúp lưu trữ dữ liệu trên máy tính. Hiện nay trên thị trường SSD và HDD là hai loại ổ cứng phổ biến nhất. Tuy nhiên, cấu tạo của HDD lại thuộc thể rắn chứa không khí bên trong. Còn SSD lại có cấu tạo theo khối đặc và không chứa các bộ phận thông thường. Cấu tạo của ổ SSD bao gồm 2 phần chính: bộ nhớ flash và con chíp điều khiển.

So với các loại thẻ nhớ hay ổ cứng hiện nay, SSD nổi bật hơn hẳn. Nó có sự nâng cấp về mặt tốc độ, hiệu suất, tản nhiệt tốt, an toàn dữ liệu, khả năng giảm ảnh hưởng từ va chạm,… Để biết thêm chi tiết về ưu điểm của nó, hãy cùng LagiHitech theo dõi các phần tiếp theo nhé!

Lịch sử ra đời của ổ SSD

Những chiếc máy tính sử dụng ống chân không đầu tiên đã có SSD. Tuy nhiên, mãi đến những năm 70-80 của thế kỷ 20 người ta mới phát triển ổ cứng SSD chính thức. Chỉ có ba hãng là IBM, Cray và Amdahl sản xuất chúng nên giá thiết bị này lúc đó khá cao. Ít cá nhân nào có thể trang bị chúng trên máy tính.

Đánh giá ổ cứng silicon power ssd năm 2024

Có thể tóm gọn dòng lịch sử của các loại ổ cứng SSD như sau:

  • Năm 1978, mẫu SSD đầu tiên được phát triển bởi Storage.
  • Năm 1980, BatRam ra đời với công nghệ kết hợp giữa các DIPRAM cùng card điều khiển đĩa cứng. Loại ổ cứng này có kèm sạc pin để lưu trữ dữ liệu ngay cả khi tắt nguồn.
  • Năm 1983, Sharp PC-5000 ra mắt với một ổ SSD 128KB bên trong.
  • Năm 1996, ổ SSD sử dụng bộ nhớ flash đầu tiên được giới thiệu. Chúng được dùng nhiều trong các lĩnh vực quân sự, hàng không, vũ trụ,…
  • Năm 2009, thiết bị này được sử dụng cho laptop nhưng với giá đắt hơn gấp 10 lần HDD.
  • Tháng 3/ 2009, ổ đĩa SSD RamSan-620 có dung lượng lên tới 5TB đã được sử dụng. Tốc độ đọc ghi SSD đã lên tới 250.000 IOPS.
  • Tháng 5/ 2009, ổ G-Monster-PROMISE PCIe được Photofast giới thiệu với dung lượng từ 128GB đến 1TB.
  • Tháng 3/2018, mẫu SSD của Nimbus Data ra đời với dung lượng tới 100TB và sử dụng công nghệ NAND 3D.

Hiện nay, SSD đã có giá vừa tầm với người dùng hơn, dung lượng cũng nhiều hơn. Đi kèm với đó là tốc độ đọc ghi cực lớn đáp ứng nhu cầu lớn của mọi người.

Nguyên lý hoạt động của SSD

Ổ cứng SSD khác với HDD rất nhiều, mặc dù cùng có tác dụng lưu trữ nhưng nguyên lý hoạt động khác nhau. SSD được dùng cho mục đích lưu trữ lâu dài chứ không phải lưu tạm. Với cấu tạo đặc, không có các bộ chuyển động cơ khí nên SSD không gây ra tiếng ồn khi sử dụng như HDD.

Đánh giá ổ cứng silicon power ssd năm 2024

Dữ liệu được gửi và nhận thông qua các ô điện trên SSD. Mỗi một phần lại được gọi là trang và gộp lại của nhiều trang là các khối. SSD sẽ lưu dữ liệu vào một trang trống trên một khối. Khi xóa dữ liệu, thiết bị này để dữ liệu được đánh dấu là xóa vào một khối. Sau đó xóa cả khối trên và xác định lại dữ liệu từ các trang trước đó.

Các chuẩn SSD thường gặp

Hiện nay có rất nhiều chuẩn SSD phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên chúng ta có thể kể đến một số loại chính như sau:

Đánh giá ổ cứng silicon power ssd năm 2024

Tên ổ cứng Chuẩn giao tiếp Tốc độ đọc ghi Đặc điểm chính SSD 2.5 SATA SATA 550MBs/s -Được sử dụng phổ biến cho laptop hiện nay.

-Giá thành rẻ, trừ loại NAND MLC thì giá thành sẽ cao hơn một chút

SSD mSATA mSATA 550MBs/s -Cổng giao tiếp khá nhỏ, kích thước ổ cũng nhỏ hơn.

-Tốc độ đọc ghi không thua kém M2 SATA và SSD 2.5 inch SATA thông thường.

SSD M2 SATA M2 SATA 550MBs/s -Nhỏ gọn hơn rất nhiều và được dùng trong các laptop mỏng nhẹ.

-Có nhiều chuẩn khác nhau cùng chiều dài thay đổi theo từng chuẩn. Chẳng hạn như 2242, 2260 và 2280.

SSD M2 PCIe M2 PCIe NVMe 3500MBs/s -Là loại SSD mạnh mẽ nhất hiện nay.

-Kích thước cũng tùy theo từng chuẩn, loại phổ biến nhất là 20x80mm.

Tùy vào từng máy tính mà sử dụng và lựa chọn loại ổ phù hợp. Tốc độ đọc ghi ổ cứng SSD của từng loại cũng khác nhau, do đó, nếu như bạn đang có nhu cầu nâng cấp ổ cứng SSD, hãy lựa chọn loại ổ cứng phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Ưu điểm, nhược điểm của SSD

Để hiểu hơn về ổ đĩa SSD là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ưu – nhược điểm mà nó mang lại cho người dùng. Như đã đề cập từ trước đó, SSD có rất nhiều điểm vượt trội hơn ổ HDD. Cụ thể như sau:

  • Tốc độ đọc, ghi nhanh gấp nhiều lần HDD nên tăng hiệu suất và khả năng làm việc của máy tính.
  • Ổ cứng thuộc dạng thể rắn nên giảm sự ảnh hưởng của va chạm hay tác động bên ngoài. Chống sốc điện, chịu đựng môi trường tốt và độ bền cũng cao hơn HDD rất nhiều.
  • Không có chuyển động cơ khí nên khi chạy không gây ra tiếng ồn, không có độ trễ cơ học, ít tỏa nhiệt, không ảnh hưởng bởi sự phân mảnh,….
  • Tuổi thọ cao, dung lượng lớn, có nhiều loại khác nhau để người dùng lựa chọn.

Đánh giá ổ cứng silicon power ssd năm 2024

Tuy nhiên loại ổ cứng này cũng tồn tại nhược điểm sau:

  • Giá thành cao hơn HDD rất nhiều. Cùng một dung lượng nhưng giá của ổ cứng HDD và SSD là hoàn toàn khác xa nhau.

Tuy nhiên, giá ổ cứng SSD đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Nhờ vậy mọi người có thể trang bị, nâng cấp cho máy tính của mình. Tuy nhiên, cần chọn đúng loại và không phải máy tính nào cũng lắp song song hai ổ cứng được.

Khi mua SSD bạn cần quan tâm đến những yếu tố nào?

Nâng cấp các thiết bị này cho máy tính chưa bao giờ là việc dễ dàng. Vì vậy mọi người cần cân nhắc rất nhiều yếu tố trước khi lắp đặt SSD cho máy tính, laptop của mình. Những yếu tố bạn nên chú ý bao gồm:

  • Nên lắp đặt nâng cấp hay thay thế hoàn toàn. Nếu như máy tính của không bị hỏng ổ HDD thì nên lắp đặt thêm SSD để nâng cấp khả năng xử lý của máy tính.
  • Chọn mua theo dung lượng lưu trữ. Dung lượng càng cao thì giá càng đắt. Vì vậy, hãy xem xét công việc của bạn để chọn ổ SSD phù nhất cho mình. Nếu bạn có kinh tế tốt thì hãy cứ đầu tư ổ SSD có dung lượng lớn, tránh phát sinh nhu cầu trong tương lai.
  • Tốc độ đọc ghi và độ bền của ổ cứng SSD. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng khi làm việc với máy tính. Về tốc độ, bạn nên chọn những chiếc SSD có tốc độ lớn, xử lý dữ liệu tốt. Nếu quan tâm về độ bền và hiệu năng, Samsung là thương hiệu hàng đầu mà bạn nên lựa chọn.
  • Chọn vị trí gắn ổ cứng thích hợp. Bạn có thể gắn bên trong máy hoặc gắn rời bên ngoài. SSD gắn trong thường thay thế vị trí của ổ đĩa DVD. Trong khi đó, SSD gắn ngoài phù hợp với những người yêu cầu di chuyển nhiều.

Đánh giá ổ cứng silicon power ssd năm 2024

Một số thương hiệu ổ cứng SSD phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tập đoàn phát triển về mảng công nghệ, đặc biệt là ổ cứng. Chính nhờ sự phát triển đó mà giá cả của chúng mới được giảm xuống như ngày nay. Vậy thì nếu bạn đang có nhu cầu mua ổ cứng thì nên “chọn mặt gửi vàng” vào thương hiệu nào. Hãy cân nhắc một số thương hiệu sau đây vì chúng được đánh giá rất cao.

Samsung

Vốn là tập đoàn lớn nên chẳng xa lạ khi ổ cứng SSD Samsung được tin dùng. Thương hiệu này sử dụng những công nghệ tốt nhất cho sản phẩm của mình. Hơn nữa có rất nhiều loại với dung lượng đa dạng cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, giá của chúng thường cao hơn những sản phẩm của những thương hiệu khác hiện có trên thị trường.

Đánh giá ổ cứng silicon power ssd năm 2024

Intel

Đây là hãng nổi tiếng với những dòng chip CPU siêu tốt của mình. Chính vì vậy, Intel hiểu rõ cách làm việc, xử lý của CPU hơn ai hết. Ổ cứng SSD Intel cũng được đánh giá cao về hiệu năng, tốc độ đọc ghi. Ngoài ra, Intel còn sản xuất nhiều loại ổ khác nhau phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm của Intel cho máy tính, laptop của mình.

Crucial

Crucial vốn được biết như một công ty con thuộc Micron Technology – tập đoàn sản xuất RAM, SSD, USB hàng đầu nước Mỹ. Chính vì vậy, sản phẩm của Crucial được lòng rất nhiều người dùng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cũng giống với Samsung, giá của chúng không hề rẻ. Nhưng bù lại độ bền, hiệu suất sử dụng của ổ SSD Crucial cực kỳ tốt.

Silicon Power

Silicon Power có lẽ là cái tên không hề xa lạ với người dùng máy tính Việt. Đây là một tập đoàn công nghệ đến từ Đài Loan chuyên cung cấp các thiết bị máy tính. Ổ SSD của Silicon Power thường có giá bình dân hơn, dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng.

Đánh giá ổ cứng silicon power ssd năm 2024

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo các hãng như Sandisk, Western Digital, Kingston, Toshiba,…

SSD có giá bán bao nhiêu?

Như đã đề cập, SSD có giá cao hơn HDD rất nhiều. Hiện nay trên thị trường, ổ SSD có giá từ 700.000 đồng đến khoảng trên dưới 10 triệu đồng (tùy theo mức dung lượng và thương hiệu ổ cứng bạn lựa chọn). Tùy thuộc vào loại ổ cứng mà bạn chọn mua, thương hiệu, tốc độ đọc ghi và công nghệ sản xuất mà giá cũng khác nhau. Bạn chỉ nên mua ổ cứng SSD từ các cửa nhằm đảm bảo chất lượng và nhận được dịch vụ bảo hành từ thương hiệu đó. Bạn cũng có thể đến ngày Showroom của LagiHitech tại Hồ Chí Minh và Hà Nội được được trải nghiệm sản phẩm, cũng như được hỗ trợ tư vấn lựa chọn ổ cứng SSD phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình nhé.

Trên đây là tất cả những thông tin về ổ cứng SSD mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Máy tính là thiết bị quan trọng với mọi người nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi lắp SSD. Nếu nhu cầu sử dụng của bạn lớn thì nên trang bị thêm loại ổ cứng này nhằm tăng tốc xử lý cho máy tính.