Đáp án an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Giáo án An toàn Giao Thông 2021 – 2022 lớp 1+2+3+4+5 được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp đầy đủ. Bộ giáo án dưới dạng bản word giúp quý thầy cô có thể dễ dàng chỉnh sửa tùy ý. Tuy bộ giáo án đã khá hoàn chỉnh, tuy nhiên quý thầy cô chỉ nên tham khảo, không nên sao chép hoàn toàn.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Bộ giáo án gồm tất cả năm lớp cấp tiểu học, đầy đủ các bài học.

Giáo án An toàn Giao Thông 2021 – 2022 lớp 1

GIÁO ÁN AN TOÀN GIAO THÔNG ( LỚP 1-2020-2021)  

Bài 1: Đường em tới trường

– Nhận biết đường giao thông và các bộ phận chính của một số loại đường như: Đường đô thị, đường nông thôn, đường miền núi, đường sông, …

– Mô tả được một số hình ảnh thường gặp trên con đường tới trường.

– Nhận biết và phòng, tránh một số nguy hiểm có thể xảy ra trên con đường từ nhà đến trường.

-GV : Tranh vẽ phóng to

-HS: Sách giáo khoa.

          III. Hoạt động dạy và học.

Hoạt động GV Hoạt động HS
TIẾT 1:

1.Hoạt động khởi động:

-Giáo viên cho học sinh nghe: Đường em đi

Đường em đi là đường bên phải.

Đường ngược lại là đường bên trái.

Đường bên trái thì em không đi, đường bên phải là đường em đi.

-GV hỏi: Đường bên trái có nên đi hay không ?

-GV hỏi: Đường bên phải có nên đi hay không ?

-GV nói: Để giúp các em đi học trên đường an toàn thì hôm nay thầy cùng các con tìm hiểu qua bài “Đường em tới trường”

2. Hoạt động khám phá

Mục tiêu:

+ Nhận biết được đường giao thông từ nhà em tới trường.

+ Mô tả được hình ảnh thường gặp trên con đường tới trường.

+ Nhận biết và phòng tránh một số nguy hiểm có thể xảy ra trên con đường tới trường.

2.1. Tìm hiểu đường em tới trường

– Cho HS thảo luận nhóm 4: Quan sát 4 tranh trong tài liệu. (Trang 4) trả lời câu hỏi:

+ Đường em tới trường giống với đường nào dưới đây?

+ Em thấy những gì trên đường em tới trường?

– GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.

– GV liên hệ giáo dục.

2.2. Tìm hiểu những nguy hiểm trên đường em tới trường.

– Cho HS thảo luận nhóm đôi (mỗi nhóm 1 tranh) và  trả lời câu hỏi:

+ Chỉ ra những nguy hiểm có thể xảy ra với các bạn nhỏ trong mỗi tranh?

– GV nhận xét, đánh giá.

– GV gợi ý cho HS chia sẻ:

+ Kể những nguy hiểm em có thể gặp trên đường đến trường?

+ Em làm gì để phòng tránh những nguy hiểm đó?

– GV nhận xét, đánh giá. Liên hệ giáo dục

– GV gợi ý cho HS tự đánh giá.

TIẾT 2:

3/ Hoạt động thực hành:

Mục tiêu:

– HS nhận biết được các tình huống, hành vị có thể xảy ra tai nạn giao thông.

– Biết nói lời khuyên đúng, sai với bạn khi tham gia giao thông.

3.1. Tình huống nào trong tranh có thể xảy ra tai nạn giao thông ?

– GV cho HS quan sát tranh theo nhóm đôi, trao đổi :

+ Em nhìn thấy những gì trong các bức tranh và nói cho ban nghe?

– GV mời HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

– Trong quá trình HS  trình bày, GV đặt câu hỏi để khai thác từng bức tranh.

– GV chốt lại nội dung của hoạt động.

3.2. Hành vi nào trong tranh có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

– GV cho HS quan sát tranh theo nhóm bốn, trao đổi :

+ Em nhìn thấy những gì trong các bức tranh và nói cho bạn nghe?

– Em đồng tình với hành vi tham gia giao thông nào trong từng bức tranh (bằng cách sử dụng thẻ)

– Em hãy nói lời khuyên cho với những hành vi chưa đúng ?

– GV chốt lại nội dung  chính và giáo dục HS.

4.Hoạt động vận dụng:

Mục tiêu: Chia sẻ với bạn hoặc người thân những việc cần làm để phòng tránh tai nạn giao thông xảy ra trên đường đến trường.

– GV chia nhóm, nêu yêu cầu:

– Trao đổi với bạn nhưng nội dung sau:

-Em hãy kể những đoạn đường dễ xãy ra tai nạn giao thông?

-Em hãy kể lại những việc đã làm để phòng tránh tai nạn giao thông?

-GV nhận xét giải thích.

Giáo viên tổng kết các công việc cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi tham gia giao  thông.

5. Củng cố :

– GV giáo dục cho học sinh khi đi học ta phải chấp hành tốt luật giao thông để bảo vệ  an toàn cho chính mình để giảm bớt gánh nặng cho xã hội .

6. Dặn dò

– Về nhà các em xem lại bài và thực hiện tốt luật giao thông khi tham gia.

– Vận động mọi người chấp hành tốt luật giao thông.

– Chuẩn bị bài sau: Bài 2: Đèn tín hiệu giao thông.

– Nhận xét tiết học.

 

-HS nghe

-HS trả lời

-HS trả lời

Bài 1: Đường em tới trường

– HS thảo luận nhóm 4.

– Đại diện nhóm trình bày kết quả.

– Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Tranh 1

+ Em thấy xe ô tô, xe máy , người đi bộ, …

+HS lắng nghe

– HS thảo luận nhóm đôi.

– Đại diện nhóm chia sẻ kết quả.

– Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Tranh 1: bạn nhỏ chui qua cây chắn ngang đường khi có tàu hỏa đi tới . Có thể xảy ra tai nạn tàu hỏa.

+ Tranh 2: Các bạn nhỏ chạy tới dễ xẩy ra tai nạn khi phà mới cập bến cho các loại xe và người lên.

+ Tranh 3: Các bạn nhỏ dễ bị tai nạn đuối nước khi đi cầu khỉ bị té .

+ Tranh 4: các bạn đi học trên đường đồi núi dễ bị tai nạn sạt lở núi .

+ Tranh 5: Các bạn nhỏ dễ bị xảy ra tai nạn khi đi qua ngã tư mà không chấp hành hiệu lệnh đèn và đi không đúng làn đường .

– HS chia sẻ.

+ HS kể thêm những nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đến trường.

+ HS trả lời tùy vào tình huống.

-Tranh 1: Các loại xe đang tham gia giao thông, biển báo, người tham gia giao thông, chú công nhân đang sửa chữa đường,…

– Tranh 2: Người và xe đang tham gia giao thông.

– Tranh 3: Bạn nhỏ đang đi bộ trên vỉa hè. Có nắp cống đang bị mở lên. Có thể không để ý sẽ bị té xuống cống.

– HS trình bày kết quẩ thảo luận của nhóm.

– HS trình bày,..

+Tranh 1: Các bạn đi học dang hàng ba dễ xảy ra tao nạn giao thông.

+ Tranh 2: Bạn bạn ngồi trên xuồng qua sông còn thò tay và chân xuống nước dễ bị lật xuồng thì sẽ đuối nước .

+ Tranh 3: Các bạn đi học còn chạy dỡn xuống mé bờ sông dễ bị té xuống sông sẽ bị đuối nước.

+ Tranh 4: Bạn sang đường chưa chú ý quan sát nên dễ bị tai nạn khi xe chạy tới .

– HS giơ thẻ để thể hiện nội dung theo từng bức tranh.

-HS nói

– HS lắng nghe

-HS hoạt động nhóm đôi. HS chia trao đổi trong nhóm.

-HS đại diện trình bài trình bài  trước lớp.

-HS (như ngã ba, tư, đoạn đường không có tín hiệu giao thông,……).

-HS nhận xét bổ xung.

-HS lắng nghe

 -HS lắng nghe

Có thể bạn quan tâm:  Các quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Quý thầy cô tải trọn bộ giáo án tại đây

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Giáo án An toàn Giao Thông 2021 – 2022 lớp 2

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Giáo án An toàn Giao Thông 2021 – 2022 lớp 3

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Giáo án An toàn Giao Thông 2021 – 2022 lớp 4

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Giáo án An toàn Giao Thông 2021 – 2022 lớp 5

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Trên đây là toàn bộ Giáo án An toàn Giao Thông 2021 – 2022 lớp 1+2+3+4+5. Mặc dù đã rất cố gắng tuy nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô ở phần bình luận bên dưới. Ngoài ra thầy cô có thể tham khảo thêm Giáo án sách Cánh Diều môn Toán lớp 2. Giáo án sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tiếng Việt lớp 2

Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai học sinh năm 2022 dành cho khối THCS và THPT. Các đáp án chi tiết cho phần Trắc nghiệm và Tự luận đầy đủ các câu hỏi để các em học sinh chuẩn bị cho cuộc thi.

Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

  • 1. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 THCS
  • 2. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 THPT
  • 3. Thể lệ cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai

Để tham gia cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai các em học sinh có thể làm trên giấy hoặc tham gia trực tuyến theo đường link: //giaoducatgttrongtruonghoc.com.vn/ hoặc tham khảo đầy đủ Cách đăng ký thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai trực tuyến và các em hãy tham khảo đáp án mới nhất dưới đây của VnDoc để đạt kết quả tốt nhất nhé.

  • Đáp án cuộc thi An toàn giao thông 2022 THCS
  • Đáp án cuộc thi An toàn giao thông 2022 THPT

1. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 THCS

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

B. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên trái.

C. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 2: Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình, ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là đúng với quy tắc giao thông?

A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn.

B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn.

C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe.

D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải.

Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị hỏng. Bố đã bảo Hoàng sang nhờ cô chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hoàng đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hoàng có được đi cùng xe với cô chú không?

A. Không được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người.

B. Không được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi.

C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm.

Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe đạp điện trên đường trơn trượt.

A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp.

B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và và không phanh gấp.

C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt.

D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt

Câu 5. Để chuyển hướng an toàn tại nơi giao nhau chúng ta phải thực thực hiện các bước theo thứ tự nào sau đây?

(1) Bật tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát an toàn phía trước và sau. Từ từ chuyển làn đường.

(2) Xác định hướng rẽ trước khi tới đường giao nhau.

(3) Quan sát an toàn tại nơi giao nhau trước khi đổi hướng.

(4) Thận trọng đổi hướng tại nơi giao nhau, chú ý quan sát.

A. 2 – 3 – 1 – 4

B. 3 – 4 – 2 – 1

C. 2 – 1 – 3 – 4

D. 1 – 3 – 4 – 2

Câu 6. Nhân dịp vừa sinh nhật tròn 16 tuổi, Nam mượn xe mô tô của anh trai để chở bạn
lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm và có cài quai. Theo em, trong trường hợp
trên, ai đã vi phạm quy tắc giao thông an toàn?

A. Nam và bạn của Nam.

B. Nam và anh trai của Nam.

C. Nam.

D. Anh trai của Nam.

Câu 7. Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia giao thông?

A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông, tránh xa các vụ tai nạn giao thông.

B. Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường và nhường đường cho người đi bộ.

C. Thường xuyên sử dụng còi, đèn để yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông khác nhường đường.

D. Đi chậm trên làn đường, phần đường phía bên phải của mình, nhường đường cho các phương tiện tham gia giao thông khác.

Câu 8. Theo em, quy định nào dưới đây là không đúng quy tắc tham gia giao thông?

A. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.

B. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

C. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

D. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Câu 9. Biển báo nào dưới đây chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp?

A. Biển 1

B. Biển 2 và 3

C. Biển 3

D. Biển 1 và 2

Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo phía trước có chướng ngại vật, người điều khiển phương tiện cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo?

A. Biển 1.

B. Biển 1 và 2.

C. Biển 3.

D. Biển 2 và 3

PHẦN II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Em hãy chỉ ra các lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong những hình ảnh sau. Trình bày những quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn.

>> Chi tiết: Em hãy chỉ ra các lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong những hình ảnh sau

2. Em hãy lựa chọn và thực hiện một biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn bằng xe đạp, xe đạp điện cho các bạn học sinh trong trường em. (Có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền như vẽ tranh, sáng tác thơ, viết bài tuyên truyền, thiết kế khẩu hiệu, làm video…..)

>> Chi tiết: Lựa chọn và thực hiện một biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn

2. Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2022 THPT

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)

Câu 1. Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông, các phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

A. Các phương tiện phải bấm còi để báo hiệu cho người già yếu, người khuyết tật biết và phóng nhanh qua.

B. Các phương tiện phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông.

C. Các phương tiện bấm còi nhiều lần để người khuyết tật, người già yếu biết.

D. Các phương tiện phóng nhanh qua nơi có người khuyết tật, người già yếu.

Câu 2. Linh đang điều khiển xe đạp điện trên đường về nhà, đến đoạn đường giao nhau với đường sắt không có rào chắn thì xe của Linh bị hỏng, trong trường hợp này, Linh cần phải xử lý như thế nào để bảo đảm an toàn?

A. Để xe ở đó và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình rồi đi tiếp.

B. Để xe ở đó và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất.

C. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 4 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.

D. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 5 mét rồi và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình.

Câu 3. Để bảo đảm an toàn, người lái xe nên chọn cách xử lý nào dưới đây khi quan sát
phía trước thấy người đi bộ sang đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ?

A. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ.

B. Tăng tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ

C. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.

D. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ.

Câu 4. Em đang đạp xe đến trường, thấy xe ngược chiều có tín hiệu báo hướng rẽ trái cắt ngang hướng di chuyển của em, em phải chọn cách xử lí nào để bảo đảm an toàn?

A. Giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho phương tiện đó rồi tiếp tục di chuyển.

B. Đi nhanh hơn để vượt qua phương tiện có tín hiệu báo rẽ trái.

C. Đi sang phía giữa đường để tránh phương tiện có tín hiệu báo hướng rẽ trái.

D. Đi vào sát lề đường để tránh phương tiện có tín hiệu rẽ trái.

Câu 5. Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây để điền vào chỗ chấm
............. của đoạn thông tin về quy tắc vượt xe khi tham gia giao thông.

Khi vượt, các xe phải vượt về (1)……… (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ (2)…….. phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải (3)………, đi sát về (4)……… bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt

A. (1) bên trái – (2) cao hơn – (3) duy trì tốc độ – (4) phần đường.

B. (1) bên phải – (2) thấp hơn – (3) tăng tốc độ – (4) làn đường.

C. (1) bên trái – (2) thấp hơn – (3) giảm tốc độ – (4) phần đường.

D. (1) bên phải– (2) cao hơn – (3) chuyển hướng – (4) làn đường.

Câu 6. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tính từ ray gần nhất là bao nhiêu mét?

A. Tối thiểu 5 mét.

B. Tối đa 5 mét.

C. Tối thiểu 3 mét.

D. Tối đa 3 mét.

Câu 7. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn về sử dụng phanh khi điều khiển mô tô, xe gắn máy?

A. Sử dụng đồng thời cả hai phanh, giữ nguyên ga, giữ xe cân bằng.

B. Sử dụng phanh sau trước sau đó sử dụng phanh trước, giảm ga, giữ xe cân bằng.

C. Sử dụng phanh trước sau đó sử dụng phanh sau, giảm ga, giữ xe cân bằng.

D. Sử dụng kết hợp giảm ga, phanh trước phanh sau sử dụng đồng thời. Không sử dụng phanh một cách đột ngột

Câu 8. Minh đang điều khiển xe đạp đến trường, đi đến đoạn đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến. Trong trường hợp này, Minh cần lựa chọn cách đi nào sau đây để không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông?

A. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

B. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

C. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

D. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.

Câu 9. Em hãy sắp xếp thứ tự các bước vượt xe an toàn cho phù hợp.

(1) Kiểm tra an toàn phía trước và kiểm tra an toàn phía sau qua gương chiếu hậu hai bên.

(2) Kiểm tra an toàn một lần nữa khi xe phía trước đã nhường đường. Tăng tốc độ để
vượt, giữ khoảng cách bề ngang với xe bị vượt, trong khi vượt dùng còi báo hiệu để
báo hiệu cho xe bị vượt biết bạn đang vượt.

(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển đầu sang trái.

(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định vượt.

A. 2 – 3 – 1 – 4

B. 1 – 4 – 2 – 3

C. 4 – 3 – 1 – 2

D. 4 – 1 – 3 – 2

Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?

A. Biển 1 và 2

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 2 và 3

PHẦN II. CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Em hãy phân tích lỗi vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh dưới đây. Giả sử người điều khiển xe trong trường hợp này là bạn cùng lớp với em, em sẽ làm gì?

>> Chi tiết: Em hãy phân tích lỗi vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh dưới đây

2. Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho các bạn trong trường em (có thể lựa chọn vẽ tranh, sáng tác thơ, làm video, …). Thực hiện và viết báo cáo ngắn gọn về kết quả thực hiện sản phẩm tuyên truyền đó.

>> Chi tiết: Thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao thông đường bộ

3. Thể lệ cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai

I. Đối tượng dự thi

1. Đối với cấp THCS: học sinh và giáo viên của 63 tỉnh/thành phố.

2. Đối với cấp THPT: học sinh lớp 10 và 11 và giáo viên của 63 tỉnh/thành phố.

3. Giáo viên đã đoạt giải ba trở lên từ năm 2020, 2021 không tham gia cuộc thi.

II. Nội dung, hình thức, thời gian tổ chức cuộc thi

1. Nội dung

a) Cuộc thi dành cho học sinh cấp THCS và THPT: Gồm 02 vòng thi

- Vòng 1: Thi trắc nghiệm về kiến thức ATGT, Luật Giao thông đường bộ và câu hỏi tự luận.

- Vòng 2: Viết bài tìm hiểu kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn, dành cho học sinh có thành tích xuất sắc ở vòng 1.

b) Cuộc thi dành cho giáo viên cấp THCS và THPT: Gồm 02 vòng thi

- Vòng 1: Thi trắc nghiệm về kiến thức ATGT, Luật Giao thông đường bộ, làm bài tự luận và chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và giáo dục ATGT cho học sinh hoặc xử lý tình huống sư phạm.

- Vòng 2: Dành cho giáo viên có thành tích xuất sắc ở vòng 1

+ Giáo viên chọn nội dung của tài liệu "An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp THCS và THPT xây dựng kế hoạch bài dạy và dạy thử nghiệm.

+ Sản phẩm dự thi là hồ sơ dạy học, bao gồm:

(1) Kế hoạch dạy học chủ đề/bài học đã xây dựng, được tổ chức thành các hoạt động học của học sinh theo phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

(2) Thiết bị dạy học và học liệu (nếu có): được sử dụng để hỗ trợ hoạt động của học sinh theo tiến trình dạy học đã thiết kế, có thể là: mô hình, video clip, âm thanh, hình ảnh, tranh, sơ đồ...

(3) Báo cáo về việc thử nghiệm tiến trình dạy học đã thiết kế, không quá 02 trang giấy A4, kèm theo minh chứng về hoạt động dạy học đã tiến hành, giáo viên có thể lựa chọn các minh chứng như: đoạn video clip minh họa các hoạt động học điển hình (dung lượng không quá 30MB); sản phẩm của các hoạt động học và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập của học sinh.

Tiêu chí chấm sản phẩm dự thi vận dụng theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Cách thức nhận đề thi

Đề thi được chuyển kèm theo Công văn này hoặc giáo viên và học sinh có thể tra cứu trên website: //giaoducatgttrongtruonghoc.com.vn để tham gia dự thi.

3. Cách thức dự thi và nộp bài thi

Học sinh và giáo viên tham gia thi trực tuyến bằng cách trả lời trực tiếp câu hỏi trắc nghiệm và đính kèm bài tự luận trực tiếp trên trang website: //giaoducatgttrongtruonghoc.com.vn (Hướng dẫn các bước tham dự thi và nộp bài được đính kèm Công văn này).

4. Thời gian tổ chức cuộc thi

a) Vòng 1

- Từ ngày 27/12/2021 đến 30/12/2021: Các Sở GDĐT nhận Công văn và triển khai cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh, giáo viên trung học năm học 2021-2022 từ Ban tổ chức và gửi Công văn này, kèm theo đề thi cho các trường THCS và THPT tham dự cuộc thi.

- Từ ngày 03/01/2021 đến 21/01/2022: Các trường phát động cuộc thi; giáo viên, học sinh làm bài thi. Sau ngày 21/01/2022 hệ thống thi trực tuyến sẽ đóng và không tiếp nhận bài dự thi.

- Tháng 02/2022: Ban Giám khảo tổ chức chấm thi và gửi thông báo kết quả thi vòng 1 đến các Sở GDĐT tham dự cuộc thi.

b) Vòng 2

- Bài dự thi vòng 2 dành cho học sinh và giáo viên được nộp cho Ban tổ chức trước khi tổ chức ngày Hội giao lưu và tổng kết trao giải 07 ngày (danh sách học sinh, giáo viên tham dự vòng 2 và thời gian nộp bài được thông báo vào thời gian nêu trên).

- Dự kiến tuần IV tháng 03/2022: tổ chức giao lưu giáo viên có thành tích xuất sắc ở vòng 1; tổng kết, trao giải cho các cá nhân đoạt giải, các Sở GDĐT có kết quả dự thi xuất sắc nhất.

- Địa điểm: Dự kiến tại thành phố Đà Nẵng

Video liên quan

Chủ đề