Đau dạ dày nên ăn uống như thế nào

Một số loại thực phẩm sau đây có thể khiến tình trạng đau dạ dày của bạn nghiêm trọng và dai dẳng hơn:

Các loại thực phẩm giàu chất béo

Đồ ăn chiên rán, thịt xông khói, bánh pizza, bánh mì kẹp thịt, bơ sữa, sô cô la, pho mát, xúc xích là những thực phẩm giàu chất béo nên được tránh. Chúng có thể làm tăng tình trạng viêm niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày mà bạn đang gặp phải.

Thực phẩm cay nóng

Thực phẩm có tính cay nóng như ớt có thể gây chứng ợ nóng và kích ứng niêm mạc dạ dày, làm trầm trọng thêm triệu chứng viêm loét dạ dày.

Đau dạ dày nên ăn uống như thế nào
Người bị viêm dạ dày nên kiêng gì? Nên kiêng đầu tiên là đồ ăn cay nóng

Socola

Chocolate cũng có thể góp phần gây ra chứng ợ nóng và làm trầm trọng thêm các vết loét, vì vậy nên giảm sử dụng chocolate trong chế độ ăn uống.

Thực phẩm chứa hàm lượng axit cao

Mặc dù dạ dày tự tiết axit để hỗ trợ tiêu hóa, nhưng thực phẩm có tính axit cao có thể gây kích ứng hoặc hủy hoại niêm mạc dạ dày. Cà chua là một loại thực phẩm có hàm lượng axit cao, có thể gây chứng ợ nóng và kích thích vết loét. Vì vậy, nên tránh ăn cà chua nếu bạn bị loét dạ dày.

Ngoài ra, cần tránh ăn dưa chua, dưa muối và một số loại trái cây họ cam chanh vì chúng cũng có thể gây kích ứng dạ dày và làm cơn đau trầm trọng hơn. Các thức uống như cà phê, trà đặc, nước ngọt có gas, soda cũng nên hạn chế do tính axit cao.

Các loại đậu

Các loại đậu có thể gây chứng chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu đối với người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, đây chỉ áp dụng cho người bị đau dạ dày, không ảnh hưởng đến người khỏe mạnh.

Đồ chua, các thực phẩm lên men

Cà, dưa muối và các loại trái cây có tính acid cao như chanh, cam, quýt… có thể làm tăng mức độ axit trong dạ dày và làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Đau dạ dày nên ăn uống như thế nào
Dưa muối chua, kim chi, măng chua… dễ làm tăng nồng độ acid trong dạ dày

Khi bị đau dạ dày nên ăn gì để mau khỏe?

Vừa rồi là thông tin liên quan đến viêm dạ dày nên kiêng ăn gì, hãy cùng xem những thực phẩm nào có lợi cho bệnh lý này nhé.

Các loại sữa chua lên men

Sữa chua lên men là một nguồn giàu lợi khuẩn (probiotic) giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ diệt HP trong điều trị viêm loét dạ dày. Ngoài ra các sản phẩm như sữa chua uống, tương miso, kombucha cũng chứa nhiều lợi khuẩn có lợi cho dạ dày.

Đau dạ dày nên ăn uống như thế nào
Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có tác dụng hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP

Thảo mộc có tính kháng viêm

Gừng và nghệ có tính kháng viêm tự nhiên và được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị các vấn đề dạ dày. Mật ong có tác dụng làm dịu viêm nhiễm và kích thích quá trình lành vết loét. Nha đam chứa các chất chống viêm và làm dịu dạ dày. Bổ sung những loại đồ ăn này vào thực đơn sẽ rất tốt cho hệ tiêu hoá của bạn.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ

Rau ăn lá xanh: Cải bó xôi, cải kale, xà lách, mồng tơi là Những loại rau giàu chất xơ như cải bó xôi, cải kale, xà lách, mồng tơi hay các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu hà lan, hay những loại củ như khoai, yến mạch, các loại trái cây như đu đủ, táo, thanh long….giúp giảm axit dạ dày và làm giảm triệu chứng đau bụng, ngăn chặn sự hình thành các vết loét dạ dày mới. Bổ sung những loại thực phẩm này có thể hỗ trợ điều trị đau dạ dày rất hiệu quả.

Bổ sung các loại vitamin

Vitamin A, B, C, E: Nhóm vitamin này giúp tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi niêm mạc dạ dày. Bạn có thể bổ sung vitamin này thông qua trái cây, rau củ, hạt, trứng, sữa và các loại cá. Đảm bảo cung cấp đủ vitamin bằng cách ăn đa dạng các nhóm thực phẩm. Trong trường hợp không thể đáp ứng đủ từ thực phẩm, bạn có thể xem xét sử dụng viên uống vitamin tổng hợp.

Đau dạ dày nên ăn uống như thế nào
Bạn có thể bổ sung vitamin thông qua bữa ăn hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng

Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ trong quá trình lành các vết viêm loét. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa đều phù hợp với người viêm loét dạ dày. Một số loại thực phẩm cần tránh bao gồm rượu vang, chocolate đen, cà chua, gan động vật, ớt chuông. Thay vào đó, bạn có thể tăng cường tiêu thụ tỏi, cải xoăn, quả mọng như dâu tây, dâu tằm, việt quất, cherry, và khoai lang.

Những lưu ý cần thiết trong cách ăn hằng ngày cho người bị viêm loét dạ dày

Ngoài những điều cần biết về viêm dạ dày kiêng ăn gì và nên ăn gì, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề cần thiết trong cách ăn hàng ngày:

  • Ăn đúng giờ, không nên bỏ bữa: Để tránh tình trạng đói quá lâu gây ra cơn đau do dạ dày co bóp, hãy tuân thủ thời gian ăn uống đều đặn. Đồng thời, tránh ăn quá no để không kích thích niêm mạc dạ dày sản xuất quá nhiều axit gây viêm loét.
    Đau dạ dày nên ăn uống như thế nào
    Không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng là điều rất quan trọng trong chế độ ăn cho người bị đau dạ dày
  • Bổ sung bữa nhỏ trong ngày: Thêm các bữa ăn nhỏ trong suốt ngày để giúp dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa axit. Tốt nhất là ăn một bữa nhỏ khoảng 2-3 tiếng sau bữa chính. Hãy tránh ăn vào ban đêm. Nếu cần thiết phải ăn trước khi đi ngủ theo chỉ định của bác sĩ, hãy chọn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như sữa hoặc súp bí đỏ.
  • Chế biến thức ăn: Hãy nấu chín, ninh nhừ thức ăn. Ưu tiên chế biến bằng luộc, hấp để tránh sử dụng quá nhiều dầu mỡ, vì dầu mỡ có thể làm khó tiêu hóa.
  • Tránh thực phẩm sống và lạnh: Không nên ăn đồ sống như hải sản tươi sống và tránh sử dụng các chất kích thích như ớt, rượu bia để bảo vệ niêm mạc dạ dày trong quá trình phục hồi.
  • Sử dụng sinh tố: Sinh tố từ rau củ quả, sữa chua hoặc sữa hạt có thể hỗ trợ trong giai đoạn cấp tính của bệnh vì chúng dễ tiêu hóa và hấp thu.
  • Ăn chậm, nhai kỹ: Hãy ăn chậm và nhai kỹ để giảm thời gian tiếp xúc thức ăn với dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn và giảm gánh nặng cho dạ dày.

Những thắc mắc thường gặp về vấn đề viêm dạ dày kiêng ăn gì

Có nên sử dụng đồ uống có cồn khi bị viêm loét dạ dày không?

Không nên uống đồ uống có cồn như rượu và bia khi bị viêm loét dạ dày, vì chúng có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây thêm tổn thương.

Có nên ăn các loại gia vị mạnh như tỏi và hành khi bị viêm loét dạ dày không?

Đối với người bị viêm loét dạ dày, nên hạn chế sử dụng các loại gia vị mạnh như tỏi, hành, gia vị cay và gia vị nóng để tránh gây ra những tác động tiêu cực tới niêm mạc dạ dày.

Hút thuốc lá có ảnh hưởng tới bệnh đau dạ dày không?

Trong thuốc lá có chứa hàm lượng nicotin cao có khả năng làm tăng tiết acid dịch vị, giảm khả năng sản xuất prostaglandin để bảo vệ niêm mạc dạ dày khiến tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn. Mặt khác, nếu hút thuốc là có thể làm chậm quá trình lành những tổn thương tại dạ dày, kéo dài quá trình điều trị.