Dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm

Trong Bộ luật hình sự có quy định đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm.

1. Những dấu hiệu khách quan


- Có từ 2 người trở lên (đều có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm)


- Cùng thực hiện một tội phạm (bất kỳ người nào tham gia đều nhằm thực hiện tội phạm hoặc thúc đẩy thực hiện tội phạm), biểu hiện qua các hành vi:


+ Hành vi thực hiện tội phạm (người thực hành)


+ Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm (người tổ chức)


+ Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm (người xúi giục)


+ Hành vi giúp sức người khác thực hiện tội phạm (người giúp sức)


- Hành vi của những người tham gia phải có sự liên kết thống nhất với nhau mới được coi là đồng phạm, biểu hiện qua:


+ Hành vi của người này phải là tiền đề cho hành vi của người khác


+ Hành vi của mỗi người phải có mối quan hệ nhân quả với việc thực hiện tội phạm chung và hậu quả của tội phạm chung đó.

2. Những dấu hiệu chủ quan


- Tất cả những người tham gia đều có lỗi cố ý:


+ Về mặt lý trí: mỗi người phải nhận thức được hành vi của mình và của người khác là nguy hiểm; thấy trước hậu quả hành vi của mình và của người khác gây ra.


+ Về mặt ý chí: mong muốn có hoạt động chung, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả phát sinh


Lưu ý: Không đòi hỏi những người đồng phạm phải biết rõ về nhau; không đòi hỏi những người đồng phạm phải biết rõ về tội danh của từng người.


- Mục đích phạm tội:


+ Nếu mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì chỉ khi đồng phạm cùng mục đích hay chấp nhận mục đích của nhau.


+ Nếu mục đích không là dấu hiệu bắt buộc thì không cần đặt ra có cùng mục đích hay không.

3. Các loại người trong đồng phạm


3.1. Người thực hành


- Người thực hành tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm (người thực hành trực tiếp)


- Người thực hành không trực tiếp thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà tác động vào người khác thực hiện (gián tiếp), nhưng người bị tác động đó lại không phải chịu trách nhiệm hình sự (do không đủ điều kiện chủ thể của tội phạm; không có lỗi hoặc có lỗi vô ý do sai lầm; hoặc được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức về tinh thần)


3.2. Người tổ chức


- Người chủ mưu: đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của nhóm đồng phạm


- Người cầm đầu: thành lập, tham gia soạn thảo kế hoạch, phân công, đôn đốc, điều khiển hoạt động nhóm đồng phạm


- Người chỉ huy: điều khiển trực tiếp nhóm đồng phạm


3.3. Người xúi giục


- Thủ đoạn: kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ


- Điều kiện: hành vi phải trực tiếp (có đối tượng nhất định) và cụ thể (có hành vi nhất đinh)


3.4. Người giúp sức


- Người giúp sức về vật chất: hành vi phạm tội thể hiện ở dạng hành động hoặc không hành động

- Người giúp sức về tinh thần (có lời hứa hẹn cụ thể)

4. Các hình thức đồng phạm


4.1. Phân loại theo dấu hiệu chủ quan


- Đồng phạm không có thông mưu trước: không có sự thỏa thuận bàn bạc trước, hoặc thỏa thuận không đáng kể


- Động phạm có thông mưu trước: có sự thỏa thuận trước


4.2. Phân loại theo dấu hiệu khách quan


- Đồng phạm đơn giản: tất cả đồng phạm đều có vai trò là người thực hành


- Đồng phạm phức tạp: ngoài người thực hành còn có các loại người khác


4.3. Phạm tội có tổ chức


- Hình thành với phương hướng hoạt động có tính chất lâu dài và bền vững


- Có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về mọi mặt cho việc thực hiện cũng như che giấu tội phạm

5. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm


5.1. Một số vấn đề liên quan đến xác định tội phạm


- Chủ thể đặc biệt trong đồng phạm: người thực hành là chủ thể đặc biệt


- Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm: dựa vào hành vi của người thực hành


- Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm: được miễn trách nhiệm hình sự


5.2. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự


- Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm: bị xét xử, truy tố về cùng tội danh, cùng điều luật


- Chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm:


+ Không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác.


+ Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ áp dụng cho từng người


- Nguyên tắc cá thể hóa: Khoan hồng và nghiêm trị


Lưu ý: Che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, nếu không có hứa hẹn thì không phải đồng phạm.

Trân trọng!

Chuyên viên Đinh Lụa - Công ty Luật Minh Gia

Ngoài tội phạm là những người trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội, trong pháp luật còn quy định khái niệm đồng phạm. Vậy đồng phạm là gì và đồng phạm có những dấu hiệu nhận biết nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Thế nào là đồng phạm?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 (BLHS 2015) quy định:

“Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.

Để hiểu rõ hơn về đồng phạm chúng ta cần hiểu tội phạm là gì?.

Theo khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 thì: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”.

Từ hai khái niệm trên, ta có thể hiểu đồng phạm là những người cùng tham gia vào việc thực hiện một tội phạm, mà khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, mỗi người tham gia không chỉ cố ý với hành vi phạm tội của mình mà còn biết và mong muốn sự tham gia của những người khác trong vụ án đó. Việc cố ý trong đồng phạm được thể hiện trên hai phương diện về lý trí và ý chí.

Dấu hiệu pháp lý của đồng phạm

Trước đây việc xem xét dấu hiệu pháp lý của đồng phạm bao gồm: Dấu hiệu khách quan và dấu hiệu chủ quan. Trong đó, dấu hiệu khách quan bao gồm cả dấu hiệu của chủ thể tội phạm. Tuy nhiên, hiện nay BLHS 2015 đã quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Do vậy, cần xem xét, nghiên cứu dấu hiệu này một cách độc lập; qua đó có góc nhìn toàn diện hơn khi xem xét trách nhiệm của cá nhân và pháp nhân trong vụ án đồng phạm.

Về dấu hiệu chủ thể

Để có thể coi là đồng phạm, điều kiện đầu tiên về chủ thể thì phải có sự tham gia của ít nhất hai người trở lên vào việc thực hiện một tội phạm và những người này phải có đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm. Nghĩa là những người này đạt đủ tuổi theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015 và không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 21 BLHS 2015. Đây là dấu hiệu bắt buộc, nếu thiếu dấu hiệu về số lượng người tham gia thực hiện một tội phạm thì sẽ không phải là đồng phạm mà chỉ là trường hợp phạm tội đơn lẻ.

Về dấu hiệu khách quan

Những người đồng phạm phải cùng thực hiện một tội phạm. Hành vi của mỗi người là một khâu cần thiết cho hoạt động chung của tất cả những người đồng phạm. Mỗi người đồng phạm có thể đều thực hiện hành vi được quy định trong cấu thành tội phạm, nhưng cũng có thể họ chỉ thực hiện một phần trong chuỗi hành vi để tạo thành một hành vi phạm tội thỏa mãn các dấu hiệu của một cấu thành tội phạm.

Mỗi người đồng phạm có thể cùng tham gia thực hiện tội phạm bởi một loại hành vi, nhưng cũng có thể tham gia với những hành vi khác nhau. Hành vi của người này bổ trợ, bổ sung và là điều kiện cho hành vi của người khác; có ảnh hưởng tác động đến hành vi đó, làm cho nó có hiệu quả hơn.

Hành vi tham gia thực hiện một tội phạm có thể là: hành vi trực tiếp thực hiện, hành vi tổ chức, hành vi xúi giục, hành vi giúp sức thực hiện tội phạm. Nếu không có một trong bốn loại hành vi này thì không được coi là cùng thực hiện tội phạm, và vì thế cũng không phải là đồng phạm.  

Hành vi của mỗi người đồng phạm có mối quan hệ nhân quả đối với hậu quả chung của tội phạm, hậu quả chung của tội phạm là kết quả hoạt động chung của tất cả những người cùng tham gia thực hiện tội phạm đem lại. Hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả chung; còn hành vi của những người khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả.

Về dấu hiệu chủ quan

Những người đồng phạm đều cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Lỗi cố ý trong đồng phạm được thể hiện như sau:

– Về lý trí: Mỗi người đồng phạm đều nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình. Luật hình sự không đòi hỏi là mỗi người phải biết được cụ thể về số lượng cụ thể và hành vi của những người đồng phạm khác mà chỉ cần họ nhận thức được có sự tham gia của người khác và hành vi của người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, cùng phối hợp để thực hiện một tội phạm. Và trong đồng phạm, mỗi người đồng phạm đều thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và đều thấy trước hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.

– Về ý chí: Những người đồng phạm khi thực hiện hành vi đều mong muốn cùng thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả chung của tội phạm xảy ra.

Việc xác định hành vi, dấu hiệu chủ quan của pháp nhân thương mại sẽ căn cứ vào hành vi và dấu hiệu chủ quan của những con người cụ thể đại diện cho pháp nhân, nhân danh pháp nhân thực hiện các hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành của pháp nhân, mang lại lợi ích cho pháp nhân và giải quyết theo nguyên tắc thông thường như trường hợp đồng phạp giữa cá nhân với cá nhân.

Vấn đề mục đích phạm tội và động cơ phạm tội trong đồng phạm

Trong đồng phạm thì mục đích phạm tội và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc. Tuy nhiên, trong một số cấu thành tội phạm có quy định dấu hiệu mục đích phạm tội; động cơ phạm tội là dấu hiệu của tội phạm cụ thể thì để xác định có đồng phạm của tội phạm đó đòi hỏi phải xác định được tất cả những người đồng phạm đều có chung mục đích phạm tội; động cơ phạm tội đó; hoặc những người tham gia phạm tội không có cùng mục đích phạm tội; động cơ phạm tội nhưng đã biết và tiếp nhận mục đích; động cơ phạm tội của nhau.

Ví dụ: A có mục đích chống chính quyền nhân dân nên đã thuê B giết C là cán bộ. Trong trường hợp này, mặc dù B không có mục đích chống chính quyền nhân dân nhưng nếu biết mục đích phạm tội của A mà vẫn giết C thì hành vi của B được coi là đã tiếp nhận mục đích phạm tội chống chính quyền nhân dân nên B là đồng phạm với A về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 BLHS 2015). Trong trường hợp B không biết được mục đích chống chính quyền nhân dân của A thì B không đồng phạm với A.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Định nghĩa và dấu hiệu nhận biết đồng phạm“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệuhợp pháp hóa lãnh sựđăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.

Hoặc qua các kênh sau:

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Đồng phạm phức tạp là phạm tội (phạm tội) có tổ chức?

=> Nhận định này Sai. Vì hai khái niệm này không đồng nhất, đồng phạm phức tạp là khái niệm rộng hơn một tội có tổ chức.

Các loại người đồng phạm

Người đồng phạm bao gồm người tổ chức; người thực hành; người xúi giục; người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu; chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động; dụ dỗ; thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần; hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Cần xác định các vấn đề gì liên quan đến đồng phạm

– Vấn đề chủ thể đặc biệt trong đồng phạm;– Vấn đề xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm;

– Vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm.

5 trên 5 (1 Phiếu)

Video liên quan

Chủ đề