Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì? Nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày? Triệu chứng và cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, cùng BS CKI. NGUYỄN VĂN THUẬN - Chuyên Khoa Nội Tiêu Hóa tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn đi vào "tìm hiểu" nhé !

Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (GERD)

Bạn cần Tư vấn Online "MIỄN PHÍ" - Liên hệ ngay: 028 3811 9784

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD: Gastroesophageal Reflux Disease) là tình trạng các chất trong lòng dạ dày trào ngược lên vào thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu hay biến chứng. Các chất trào ngược có thể đi vào khoang miệng ở vùng hầu họng, vào thanh quản hoặc vào phổi.

Trào ngược dạ dày - thực quản có thể chia ra làm hai loại bao gồm có hoặc không có tổn  thương thực quản trên hình ảnh nội soi dạ dày.

1. Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản

Cho đến nay người ta cũng chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh. Các nguyên nhân hay đúng hơn là các yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản (GERD). 

  • Sự bất thường cơ thắt thực quản dưới( yếu hay giãn ra ).
  • Nhu động thực quản quá yếu.
  • Giải phẩu thực quản: thực quản quá ngắn, u thực quản, thoát vị hoành.
  • Yếu tố gene di truyền.
  • Tăng áp lực trong ổ bụng: béo phì, cổ trướng, phụ nữ có thai.
  • Do tăng áp lực trong dạ dày và ứ đọng thức ăn.
  • Do dùng thuốc non steroid, steroid.
  • Vi khuẩn Helicobacter pylori.
  • Ăn uống nhiều bia, rượu, nước có ga.

2.Triệu chứng  trào ngược dạ dày – thực quản

a) Triệu chứng tại thực quản
-  Quan trọng nhất là : ợ nóng, ợ trớ , là những triệu chứng điểm hình của bệnh

  • Ợ nóng, bệnh nhân có cảm giác nóng rát vùng ngực, lan từ xương ức lên cổ.
  • Ợ trớ là sự tống tháo ngược dịch ứ đọng trong thực quản lên miệng
  • Ngoài ra còn có các dấu hiệu: đau ngực, nuốt nghẹn, nuốt đau, nuốt  khó, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ…vv             

b) Triệu chứng ngoài thực quản
- Các triệu chứng không điển hình ngoài thực quản như: viêm thực quản, hen phế quản, viêm xoang, ho mạn tính, đau ngực không do tim, mòn men răng.
-  Khám bệnh: Không có triệu chứng đặc hiệu, thường gặp đau vùng thượng vị khi ấn

2.2. Triệu chứng cận lâm sàng

a)  Nội soi thực quản - dạ dày tá tràng

-  Nội soi đánh giá niêm mạc dạ dày và nhữ biến chứng của GERD như: viêm loét thực quản,  Barret thực quản,  xuất huyết thực quản, ung thư thực quản.
- Nội soi thực quản - dạ dày tá tràng sẽ chỉ định tuyệt đối khi người bệnh có thêm những dấu hiệu báo động sau:

  • Tuổi trên 40
  • Nuốt khó nặng dần
  • Nuốt dau
  • Sụt cân không chủ ý
  • Thiếu máu mới xuất hiện
  • Nôn ra máu và/ hoặc đi cầu phân đen
  • Tiền sử gia đình có người bị k dạ dày, k thực quản
  • Sử dụng thuốc NSAIDS dài ngày

3. Phương pháp chuẩn đoán trào ngược  3.1 Chẩn đoán xác định - Dựa vào lâm sàng: Triệu chứng tại thực quản và ngoài thực quản.  - Dựa vào điều trị thử : Dùng thuôc PPI điều trị thử khoảng 1-2  tuần với liều chuẩn và liều gấp đôi chuẩn.  - Tuy nhiên điều trị thử chỉ được áp dụng cho các đối tượng sau: 

  • Mới đau lần đầu hoặc nhiều lần với tính chất tương ứng của hội chứng trào ngược dạ dày-thực quản.
  • Tuổi < 40
  • Không phát hiện thấy các triệu chứmg thực thể như thiếu máu, gầy sút, hạch ngoại biên, các khối u ổ bụng...

3. 2 Nội soi thực quản - dạ dày tá tràng
- Đây là phương pháp được ngành y tế lựa chọn nhiều nhất để phát hiện những tổn thương do Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra tại thực  quản cũng như những biến chứng của nó. 
- Phân loại viêm thực quản trên nội soi theo Los Angeles chia 4 mức: 

  • Độ A: có một hoặc nhiều tổn thương không kéo dài quá 5 mm kể từ tâm vị, không kéo dài đến giữa 2 đỉnh nếp niêm mạc. 
  • Độ B có một hoặc nhiều tổn thương kéo dài quá 5 mm, không kéo dài giữa 2 đỉnh nếp niêm mạc.
  • Độ C: có một hoặc nhiều tổn thương nối liền giữa 2 đỉnh của 2 hay nhiều nếp niêm mạc nhưng không xâm phạm quá 75% chu vi ống thực quản. 
  • Độ D: có một hoặc nhiều tổn thương niêm mạc xâm phạm quá 75% chu vi ống thực quản. 

3.3 Chẩn đoán phân biệt trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

  •  Bệnh túi thừa Zenkel
  •  Chít hẹp thực quản
  •  Loét dạ dày tá tràng
  • Viêm thực quản do nấm
  • Viêm thực quản do hóa chất
  • Viêm thực quản do thuốc
  • Viêm thực quản do tia xạ
  • Chứng khó tiêu chức năng
  • Ung thư dạ dày
  • Achalasia
  • Bệnh phổi ( COPD )
  • Bệnh mạch vành
  • Bệnh tai mũi họng

3.4 Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

  • Viêm xước thực quản
  •  Hẹp thực quản
  •  Barrett  thực quản
  •  Loét thực quản
  •  Xuất huyết thực quản
  •  Dò thực quản
  •  Ung thư thực quản

4. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một bệnh mạn tính ngày càng thường gặp hơn ở các nước châu Á và có khuynh hướng tăng tần suất ở Việt Nam. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do các triệu chứng mà còn có thể gây các biến chứng nặng như loét thực quản, hẹp thực quản và hóa ung thư. Việc chẩn đoán và điều trị cần được xem xét, cân nhắc kỹ để đạt kết quả tốt nhất , cũng như tránh bỏ sót những biến chứng nguy hiểm như hóa ung thư

Trên đây là những giải đáp về "Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản” giúp bạn hiểu các  phương pháp và cách phòng ngừa, mong rằng sẽ giúp bạn làm chủ sức khỏe phòng bệnh bảo vệ sức khỏe thích ứng với cuộc sống bình thường mới.

Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số tổng đài các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ. 

Tổng đài tư vấn & đặt lịch:  028 3811 9783

Theo:  BS. CKI NGUYỄN VĂN THUẬN  

Chuyên Khoa Nội Tiêu Hóa - Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

 Có thể bạn quan tâm: 

▶ 9 Gói Tầm Soát Sức Khỏe - Đâu Là Lựa Chọn Dành Cho Bạn ?

▶ Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà 

▶ Tư Vấn Sức Khoẻ ONLINE