Đau hông bên phải là triệu chứng gì năm 2024

Một số người có biểu hiện đau hông bên phải thường chủ quan, đến khi các triệu chứng ngày càng nặng mới đi thăm khám thì phát hiện một số bệnh lý không ngờ chúng lại là “thủ phạm” gây ra tình trạng đau hông bên phải bấy lâu nay.

Menu xem nhanh:

Đau hông bên phải do các bệnh sau gây ra

Bệnh cột sống lưng

Các bệnh lý về cột sống lưng như thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm,… có thể gây đau hông bên phải. (ảnh minh họa)

Những người mắc các bệnh về cột sống lưng như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa, gai cột sống,… thường xuất hiện các cơn đau ở vùng hông, eo, có thể đau ở bên trái hoặc bên phải hoặc cả hai bên. Các cơn đau thường âm ỉ, khó chịu, đau chạy dọc từ thắt lưng lan xuống chân.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Sỏi niệu quản hay các bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn sẽ phát triển và hình thành các ổ viêm gây đau vùng hông bên phải, đau lựng eo bên phải, đau bụng có thể kèm theo nôn, sốt.

Bệnh gan mật

Người mắc các bệnh lý về gan mật như viêm gan, sưng gan,… có thể xuất hiện các cơn đau hông bên phải kèm theo một số dấu hiệu như vàng da, chán ăn, sụt cân, khó tiêu,..

Bệnh viêm ruột thừa

Các cơn đau bụng phía trên rốn sau đó lan dần xuống phần eo phía bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm ruột thừa. Các biểu hiện của bệnh viêm ruột thừa thường diễn ra nhanh chóng, dữ dội như nôn, sốt, sưng vùng bụng,… người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế ngay để xử trí nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh sỏi thận(phải) hoặc một số bệnh lý về thận có thể gây tình trạng đau hông bên phải. (ảnh minh họa)

Bệnh thận (phải)

Một số người mắc các bệnh lý gây tổn thương thận như sỏi thận, nhiễm trùng thận, suy thận, teo thận, thận tích nước,… có thể gây đau hông phải (đối với thận phải).

Các cơn đau bụng có thể âm ỉ đến dữ dội, đặc biệt các cơn đau từ trên xuống và tăng lên khi người bệnh hoạt động nặng hoặc chơi thể thao quá sức.

Các biện pháp giảm đau hông bên phải

Massage vùng lưng, hông bên phải

Các biện pháp massage vùng lưng, hông sẽ giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn máu, giúp giãn cơ, giãn nở mạch máu bị cơ cứng từ đó giúp bạn thư giãn và làm giảm các cơn đau. Masage có thể áp dụng chườm ấm lên vị trí đau khoảng 30 phút sẽ giúp làm cải thiện tình trạng đau tạm thời của người bệnh và khiến bạn dễ ngủ hơn.

Uống đủ nước mỗi ngày

Theo một số nghiên cứu cho thấy việc hấp thụ nước sẽ giúp làm tăng hoạt động trao đổi chất, giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận trên cơ thể dễ dàng hơn. Từ đó giúp làm giảm thiểu các bệnh lý về thận, xương khớp cũng như các triệu chứng do bệnh lý này gây ra.

Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều đạm, muối

Để giúp làm giảm các cơn đau vùng hông phải, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều chất đạm như thịt chó, thịt bò,… và các thực phẩm có chứa nhiều muối bởi những thực phẩm này sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm ở khớp, thận trở nên nặng hơn, khiến các cơn đau hông phải tăng lên gây khó chịu cho người bệnh.

Hệ thống Y tế Thu Cúc là đơn vị y tê uy tín quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại giúp quá trình thăm khám và điều trị nhanh chóng, hiệu quả, được nhiều người bệnh tin tưởng

Đi thăm khám sớm với bác sĩ

Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng đau hông phải, bạn cần chú ý theo dõi tần suất cũng như mức độ của bệnh để có thể kịp thời đi thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và xử trí nguyên nhân này sẽ khiến các cơn đau hông phải chấm dứt.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ngồi sai tư thế, đau thần kinh tọa, viêm gân và khớp là những nguyên nhân thường gặp khiến vùng hông đau nhức.

Khớp hông là nơi gặp nhau giữa phần trên cùng của xương đùi và một phần của xương chậu. Đau hông xảy ra khi cơ ở hông phải hoạt động quá mức, dẫn đến cảm giác đau, khó chịu ở khớp hông do nhiều nguyên nhân.

Viêm gân

Gân là phần mô nối cơ trong cơ thể với các bộ phận của xương. Gân ở hông viêm gây đau khi ngồi. Vùng viêm gân có các biểu hiện như sưng, nổi các khối u hoặc nốt sần, da mềm hơn, đau khi cử động, kéo dài nhiều ngày đến nhiều tháng.

Cơn đau có thể kiểm soát tốt nếu người bệnh nghỉ ngơi đầy đủ, tập vật lý trị liệu. Khi bệnh nhân quá đau, bác sĩ có thể chỉ định thuốc phù hợp, phẫu thuật.

Viêm khớp

Viêm khớp hông xảy ra do lớp sụn bảo vệ của hốc hông bị mòn đi theo thời gian. Lúc này, xương lộ ra ngoài khiến người bệnh đau khi cử động, ngồi hoặc tập thể dục. Bài tập tăng cường sức mạnh hông có thể giúp giảm đau. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể cần phẫu thuật.

Bị đau hông khi ngồi có thể là do ngồi sai tư thế hoặc do viêm gân, viêm khớp ở hông. Ảnh: Freepik

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng lưng dưới, sau đó lan dần xuống phần thân dưới. Những cơn đau này thường xảy ra do thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương cột sống chèn ép bó sợi thần kinh, gây đau ở hông khi ngồi.

Người bệnh đau thần kinh tọa thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu, châm cứu. Người bệnh có thể chườm đá mỗi lần 20 phút, xoa bóp, tập yoga và tránh đứng hay ngồi quá lâu.

Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng, làm giảm ma sát giữa gân và xương. Khi các túi này tích tụ chất lỏng quá nhiều gây viêm và sưng đau. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến hông, tạo cảm giác khó chịu khi ngồi.

Người lần đầu mắc bệnh nên chườm lạnh ở chỗ đau, thực hiện mỗi lần một giờ, mỗi ngày hai lần. Khi cơn đau tái phát có thể thay thế bằng chườm nóng. Nếu cơn đau dai dẳng, người bệnh nên đến bệnh viện sớm để bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Ngồi sai tư thế

Ngồi khom lưng, bắt chéo chân, nghiêng người sang một bên hoặc ngồi trên bề mặt không bằng phẳng có thể tạo áp lực lên hông, từ đó dẫn đến đau hông khi ngồi. Thực hiện các động tác kéo giãn hông, một số tư thế yoga giúp giảm căng thẳng cho vùng cơ hông.

Hội chứng cơ hình lê

Cơ hình lê là một cơ dẹt, nằm phía trên mông, cạnh bề mặt khớp háng. Hội chứng cơ hình lê xảy ra do vùng cơ này bị kích thích, co cứng, từ đó chèn ép dây thần kinh tọa gây đau hoặc tê ở mông, hông hoặc cẳng chân.

Để giảm đau và ngăn ngừa hội chứng cơ hình lê nên tập thể dục thường xuyên, giữ tư thế lưng và đầu thẳng hàng khi ngồi, lái xe hoặc đứng. Đứng lên, đi bộ hoặc thực hiện bài tập giãn cơ khi phải ngồi trong thời gian dài.

Chủ đề