Đề thi học viện phật giáo việt nam

Học viện Phật giáo Việt Nam tuyển sinh Tăng Ni hệ cử nhân phật học năm 2022 với nhiều quy định đặc thù.

Đại học Phật giáo tuyển sinh 2022

Xem thêm: Tuyển sinh 2022: Hàng loạt đại học xét học bạ, liệu có nảy sinh bất cập?

1. Điều kiện học đại học Phật giáo

– Tăng Ni có độ tuổi từ 20 – 36 tuổi, có đạo hạnh, sức khỏe tốt, không có bệnh truyền nhiễm;

– Đã thụ giới Tỷ khiêu, Tỷ khiêu ni;

– Đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học hoặc Cao đẳng Phật học;

– Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

– Có giấy giới thiệu của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, thành phố;

– Có đơn đăng ký dự thi và có sự xác nhận của Nghiệp sư (hoặc Y chỉ sư);

– Phải đăng ký ăn ở nội trú và chịu sự quản lý của Học viện (nếu trúng tuyển).

2. Thủ tục hồ sơ và thời gian nhập học :

Hồ sơ do Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội phát hành. Thời gian phát hành, và thu nhận hồ so từ ngày 10/10/2021 đến ngày 10/1/2022. Học viện sẽ gửi giấy báo dự thi đến Tăng Ni theo địa chỉ đã đăng ký chậm nhất là trước ngày thi 20 ngày. Tăng Ni trúng tuyển sẽ có giấy triệu tập nhập học vào ngày 08/5/2022 (nhằm ngày 8/4 năm Nhâm Dần).

3. Hồ sơ đăng ký dự thi gồm :

– Đơn xin dự thi (theo mẫu), ghi đầy đủ các mục trong đơn. – Bản sao có công chứng: bằng tốt nghiệp Trung cấp Phật học hoặc Cao đẳng Phật học; Giấy chứng điệp thụ giới Tỷ khiêu, Tỷ khiêu ni; Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương; và 01 bản sao giấy khai sinh.

– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú.

– Giấy giới thiệu của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, thành phố nơi sinh hoạt của Tăng – Ni.

– Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của một Bệnh viện Đa khoa.

– 03 ảnh màu cỡ (4×6), phía sau ghi rõ họ tên, pháp danh và ngày tháng năm sinh.
– 02 phong bì dán tem, ghi rõ địa chỉ, điện thoại liên lạc.

Ghi chú : Những Tăng Ni đã tốt nghiêp Trung cấp Phật hoc, Trung hoc phồ (hoặc tương đương) mà chưa được cấp bằng thì có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiêp tạm thơi do Hiêu trương các trường cấp.

4. Các môn thi và thời gian thi tuyển:

Người dự tuyển phải thi viết bằng hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm (với môn ngoại ngữ) đối với 03 môn thi, vào các ngày 24,25/4/2022 (nhằm ngày 24,25/3 năm Nhâm Dần) như sau:
– 7h30 ngày 24/4 thi môn Phật pháp căn bản (trình độ Trung cấp Phật học). Thời gian thi là 180 phút (điểm tính theo hệ số 2 ).

– 14h00 ngày 24/4 thi môn Ngoại ngữ (trình độ lớp 12 Trung học phổ thông). Thi sinh được lựa chọn một trong ba môn sau: Tiếng Anh, Tiếng Trung và Hán cổ (chương trình Trung cấp Phật học). Thời gian thi là 120 phút.
– 7h30 ngày 24/5 thi môn Lịch sử Phật giáo Việt Nam (Trình độ Trung cấp Phật học). Thời gian thi 180 phút.

Đối với Tăng Ni sinh đã tốt nghiệp đại học hệ chính quy chuyên ngành tiếng Anh, tiếng Trung hoặc Hán cổ thì được miễn thi môn Ngoại ngữ (bản sao văn bằng có công chứng hợp lệ).

6. Lệ phí hồ sơ và dự thi :

– Lệ phi hồ so : 300.000 đ hồ sơ.

– Lề phi dự thi : 500.000 đ Tăng Ni sinh.

7. Điều kiện bảo đảm và thực hiện :

– Tăng Ni trúng tuyển sẽ được Học viện bảo đảm tu học theo đúng chương trình đào tạo chung của Học viện đã được Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. – Được bảo đảm ăn ở miễn phí trong suốt thời gian học tập.

– Tăng – Ni phải có trách nhiệm đóng một phần học phí theo quy định của Học viện.

Điểm chuẩn học viện Phật giáo Việt Nam sẽ được cập nhật trong thời gian sớm nhất.

Tăng Ni có đủ điều kiện dự thi theo thông báo này có nhu cầu ôn tập, đề nghị đăng ký về Phòng đào tạo trước ngày 10/4/2022 đề Học viện bố tri thờ gian và giáo viên ôn tập (thời gian ôn thi sẽ trước thời gian thi khoảng 3 đến 5 ngày).

(Theo Học viện Phật giáo Việt Nam)

GNO - Thông tin chính thức của Văn phòng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cung cấp cho Báo Giác Ngộ, hôm nay, Hòa thượng Viện trưởng Học viện đã ấn ký hôm nay 29-7 công bố kết quả tuyển sinh cử nhân Phật học khóa XVII (2022).

Theo đó, điểm trúng tuyển cử nhân Phật học (thi 2 môn) là 14,3/30; điểm trúng tuyển cử nhân (miễn thi môn ngoại ngữ) là 10/20.

Được biết có 263 Tăng Ni đăng ký dự thi tuyển ngày 24-7, kết quả có 214 thí sinh trúng tuyển; 37 thí sinh không đủ điểm đậu và 16 thí sinh không hiện diện để thi tuyển.

Cụ thể bảng điểm như sau:

Diệu Nghiêm/Báo Giác Ngộ

Trang chủ/Tin Tức/Đề thi và Đáp án tham khảo môn Phật học kì thi tuyển sinh HVPGVN Tp.HCM năm 2019

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Câu 1: Vì sao kinh Chuyển pháp luân được đức Phật thuyết giảng đầu tiên sau khi giác ngộ? Phân tích vai trò của Tứ thánh đế trong việc giải quyết các vấn nạn khổ đau.
Trả lời:

1.1 Kinh Chuyển pháp luân (Skt. dharma-cakra-pravartana-sūtra) là bản kinh được thuyết đầu tiên vì: + Trình bày về giáo nghĩa Trung đạo: con đường vượt thoát mọi thái cực. + Và trình bày về bốn Thánh đế: sự thật của bậc Thánh về bốn phương diện: khổ – tập khởi của khổ – sự diệt tận tập khởi của khổ – con đường hướng đến sự chấm dứt khổ. + Trình bày về Bát Thánh đạo là nguyên lý chủ đạo xuyên suốt trong tất cả thời Pháp thoại của Phật. + Bản kinh làm căn bản cho tất cả giáo nghĩa từ khởi điểm đến phát triển, thích ứng cho mọi căn cơ và thời đại. 1.2. + Nhận diện khổ đau: thấy được đâu là khổ, đâu là lạc. Có khổ đau, nhưng cũng có an lạc thật sự. Đức Phật chỉ ra con đường đi đến các tịch lạc đích thực. + Chuyển hóa và trị liệu tập khởi hay nguyên nhân gốc rễ của khổ đau: Lý do dẫn đến khổ nạn là do tâm lý bất mãn và không hài lòng với hiện thực. Nói theo danh từ chuyên môn là “ái” (tṛṣṇā): khát vọng vĩnh thể/hữu thể/hữu tính/ tồn tại tính. Cái khát khao tồn tại ấy được mô tả qua ba hạng mục: 1. Khát ái sẽ tồn tại ở đời sau (hậu hữu ái/ đương lai hữu ái); 2. Khát ái câu hành với hỷ và tham; 3. Khát ái sẽ sinh ra ở chỗ này hay chỗ khác (bỉ bỉ ái lạc). Chuyển hóa được Khát ái này thì không dẫn đến chấp thủ (Skt. upādāna; nhận làm tự ngã), thì cũng không dẫn đến hữu, lão tử và một loạt chuỗi ưu bi khổ não về sau. + Đề xuất con đường thoát khổ: con đường ấy được hiện thực qua Thánh đạo tám chi, nêu rõ con đường tịnh hóa dựa trên cơ chế giới – định – huệ, và ba nghiệp đạo: thân – ngữ – ý. Đối với ai mong cầu an lạc tức thời, thì giáo lý này đưa đến đời sống an toàn và hạnh phúc trong kiếp nhân sinh hiện tại. Đối với ai mong cầu giải thoát tối thượng, giáo lý này đưa đến sự giải quyết tận gốc bài toán khổ đau bằng cách dứt trừ mọi khát ái trên nguyên lý đã nói. + Phác họa bức tranh sinh động về sự an ổn: khích lệ con người dũng mãnh bước đến bến bờ an ổn, vẽ nên một bức tranh sinh động về cuộc đời giải thoát từ Thánh đế, để khích lệ và an ủy các hành giả. Và nhằm khẳng định con đường thoát khổ không phải là viễn vông, mà có một kết quả cụ thể. Có thể thực nghiệm và thực chứng. Tổng kết: Những ai thực hành bằng cơ sở Thánh đế, như Thế Tôn đã dạy trong kinh Pháp cú: “Như trăng thoát mây che” (Ht. Minh Châu dịch).

______________

Câu 2: Duyên khởi là gì? Trình bày mẫu thức duyên khởi theo 12 chi phần? Thế nào là lý duyên sinh và lý duyên diệt. Làm thế nào để áp dụng lý duyên khởi vào đời sống hằng ngày?
Trả lời:

2.1 Duyên khởi là tiếng Phạn là pratītya-samutpāda, tiếng Pāli là paticca-samuppāda, nghĩa đen là “hướng đến để cùng khởi hiện”; tức là nguyên lý hỗ tương cái này hướng cái kia, cái kia hướng đến cái này để cùng hiện khởi, tồn tại và có tác dụng. 2.2. Mười hai chi duyên khởi: 1. Vô minh duyên hành: do duyên là vô minh mà có hành; và hành đó cũng chính là duyên cho vô minh; 2. Hành duyên thức: diễn dịch như trên. 3. Thức duyên danh sắc. 4. Danh sắc duyên lục nhập/lục xứ. 5. Lục nhập duyên xúc. 6. Xúc duyên thọ. 7. Thọ duyên ái. 8. Ái duyên thủ. 9. Thủ duyên hữu. 10. Hữu duyên sinh. 11. Sinh duyên lão tử. 12. Lão tử, tập thành thuần khối khổ lớn (thuần đại khổ uẩn), sầu – thán – ưu – bi – khổ – não. 2.3. Lý duyên sinh và lý duyên diệt được mô tả cụ thể qua định cú, Hán dịch: “thử hữu cố bỉ hữu, thử sinh cố bỉ sinh; thử vô cố bỉ vô, thử diệt cố bỉ diệt” (Tạp A-hàm 10, tr. 67a6). Lý duyên sinh: “Trong khi cái này tồn tại cái kia tồn tại, từ sự sinh khởi của cái này, cái kia sinh khởi”: nghĩa là trong khi vô minh tồn tại, hành tồn tại; từ sự sinh khởi của vô minh, mà hành cũng sinh khởi… cho đến lão tử. Lý duyên diệt: “Trong khi cái này không tồn tại, cái kia không tồn tại; từ sự hủy diệt của cái này, cái kia hủy diệt”: Trong khi ái không tồn tại, thì hữu không tồn tại; từ sự hủy diệt của khát ái, hữu cũng hủy diệt…diễn dịch như vậy đủ mười hai chi. 2.4. Áp dụng vào đời sống: + Cần tìm hiểu và suy nghiệm đúng đắn về giáo lý duyên khởi. + Chấp nhận mọi hiện hữu để các cá thể cùng tồn tại trong một bản thể. + Tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau, không hạ bệ nhau, ta chỉ có hạnh phúc khi mọi người cũng hạnh phúc, ta chỉ thành công khi mọi người cùng thành công.

+ Từ đó có một cái nhìn tương đối, không có gì tuyệt đối, vượt ra mọi ‘nanh vuốt’ dễ thương và dễ ghét, không bị rơi vào vòng tranh đấu hơn thua, thoát khỏi mọi ‘nanh vuốt’ thất bại và thất vọng (bại vong).

Người giải: Thích Phước Nguyên

Nguồn: Internet

Video liên quan

Chủ đề