De thị nghiên cứu thị trường quốc tế

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới.

Hình minh hoạ (Nguồn: scholarlykitchen)

Khái niệm

Nghiên cứu thị trường thế giới tạm dịch sang tiếng Anh là World market research.

Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở xây dựng các chiến lược marketing của các công ty quốc tế.

Ý nghĩa

Mọi quyết định marketing đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường, nên có thể nói nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong quá trình ra quyết định marketing. 

Nghiên cứu thị trường là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu công tác nghiên cứu thị trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp nhà quản trị công ty quốc tế đưa ra quyết định marketing phù hợp và mang lại hiệu quả cao. 

Ngược lại, nếu công tác nghiên cứu thu thập thông tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường, và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí.

Các bước cần nghiên cứu thị trường thế giới

Cụ thể quá trình này phải giải quyết các vấn đề sau:

- Một là, xác định thị trường nước nào có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng của công ty quốc tế hoặc nước nào đáp ứng được việc nhập khẩu với những điều kiện thuận lợi nhất. 

Để có thể nhận diện thị trường tiềm năng cho việc xuất khẩu, chúng ta có thể thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Thu thập các báo cáo thống kê xuất khẩu để xác định các thị trường xuất khẩu và các loại sản phẩm cho các thị trường đó. Các thông tin này thường do các cơ quan hỗ trợ xuất khẩu hay các hiệp hội cung cấp.

+ Bước 2: Xác định từ 5 đến 10 thị trường tiềm năng nhất cho các sản phẩm của công ty. 

Dựa trên các tiêu chí về qui mô và tốc độ phát triển của thị trường, xem xét sự biến động của các thị trường trong năm năm vừa qua, các chu biến động của thị trường và dự báo chu biến động sắp tới, đánh giá ảnh hưởng của biến động đó đến hoạt động xuất khẩu của công ty.

+ Bước 3: Chọn ra từ 3 đến 5 thị trường mục tiêu có tiềm năng và sản phẩm của công ty có khả năng xâm nhập cao nhất.

- Hai là, xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ. Theo Thomas L. Friedman, nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times, tác giả cuốn sách "Thế giới phẳng" (The world is flat), quá trình toàn cầu hóa đã trải qua ba giai đoạn. 

Giai đoạn đầu từ 1492 - khi Columbus mở ra sự giao thương giữa thế giới cũ và mới cho đến khoảng 1800. Giai đoạn này thế giới co lại từ một kích thước lớn thành cỡ trung bình. Đây là giai đoạn của sức mạnh cơ bắp, của sức ngựa, sức gió, sức hơi nước. 

Giai đoạn thứ hai, từ 1800 đến 2000, thế giới co từ cỡ trung bình xuống cỡ nhỏ. Nhân tố then chốt của thay đổi, động lực thúc đẩy hội nhập toàn cầu là động cơ hơi nước và đường sắt, điện tín, điện thoại, máy tính, vệ tinh, cáp quang. Nói chung giai đoạn thứ hai là giai đoạn của các phần cứng. 

Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ khoảng năm 2000, thế giới co từ cỡ nhỏ xuống cỡ bé tí và đồng thời sân chơi toàn cầu được san phẳng. Nhân tố then chốt của giai đoạn này là các phần mềm, các ứng dụng mới cùng mạng cáp quang toàn cầu biến tất cả chúng ta thành láng giềng sát vách. Do vậy, năng lực cạnh tranh ngày càng trở nên quan trọng đối với các công ty quốc tế.

- Ba là, áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp với yêu cầu từng thị trường. Sản phẩm muốn thâm nhập thị trường đó cần đạt những yêu cầu gì về chất lượng, tiêu chuẩn bao bì đóng gói...

- Bốn là, thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường.

- Năm là, tiến hành tìm sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức độ biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược marketing phù hợp.

(Tài liệu tham khảo: Môi trường marketing quốc tế và nghiên cứu thị trường thế giới, 2014, Bản quyền UEHLEAK.COM)

Diệu Nhi

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. NGHIÊN CỨU  THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CHƯƠNG 2
  2. Nội dụng 1. Môi trường MKTQT 2.Tổng quan về nghiên cứu thị trường quốc tế 3. Phương pháp nghiên cứu thị trường quốc tế 4. Hệ thống thông tin quốc tế
  3. 2.1. Môi trường Marketing QT “Các doanh nghiệp không phải đang kinh doanh  trong sa mạc mà kinh doanh trong  một môi trường đầy phức tạp với các yếu tố  đan xen và luôn biến động.”
  4. 2.1.1. Khái niệm Môi trường  MQT     Là tập hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài, có  ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc duy trì  mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng,  nhằm đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra.
  5. 2.1.2. Môi trường bên ngoài “Bao gồm các yếu tố môi trường quốc gia  và môi trường quốc tế mà doanh nghiệp  không có khả năng kiểm soát và khống chế  được.”
  6. 2.1.2. Môi trường bên ngoài v Môi trường kinh tế­ Tài chính v Môi trường chính trị­ Pháp luật v Môi trường nhân khẩu học v Môi trường văn hoá v Môi trường cạnh tranh v Môi trường công nghệ
  7. Môi trường văn hoá • Ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và Thái độ khách  hàng • Tác động trực tiếp vào chiến lược Marketing­mix • Tuỳ vào chiến lược chung, định hướng chung của  công ty mà có những chính sách liên quan đến Môi  trường văn hoá – Xã hội
  8. Môi trường văn hoá v Đặc điểm chung: + Mỗi thị trường, quốc gia, khu vực khác nhau  thì Môi trường văn hoá – Xã hội rất khác nhau + Trong một nền văn hoá của quốc gia còn có  các tiểu văn hoá khác nhau + Các tiểu văn hoá khác nhau sẽ đưa ra các phân  khúc thị trường khác nhau + Các chiến lược Marketing­mix nhất thiết phải  dựa trên đặc điểm này
  9. 2.1.3. Môi trường bên trong “Bao gồm các yếu tố mà doanh nghiệp có khả  năng  kiểm soát và khống chế được.”
  10. v Môi trường tài chính doanh nghiệp v Môi trường công nghệ của doanh nghiệp v Môi trường văn hoá DN v Môi trường nhân sự
  11. Nội dụng 1. Môi trường MKTQT 2.Tổng quan về nghiên cứu thị trường quốc tế 3. Phương pháp nghiên cứu thị trường quốc tế 4. Hệ thống thông tin quốc tế
  12. 2.3.1. Khái niệm thị trường quốc  tế v Thị  trường  quốc  tế  là  tập  hợp  những  khách  hàng  nước  ngoài  tiềm  năng  của  doanh  nghiệp  ở  nhiều  nước khác nhau, bao gồm:  § Thị trường đa quốc gia: là tập hợp khách hàng trong một  vài quốc gia  § Thị trường khu vực: là tập hợp các khách hàng của những  nước nằm chung trong một phạm vi địa lý nào đó.  § Thị trường toàn cầu: bao gồm khách hàng  ở mọi nơi trên  toàn thế giới. 
  13. 2.3.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu  TT  o Môi trường Marketing khác nhau  o Hạn  chế  rủi  ro  liên  quan  đến  đầu  tư/thâm  nhập  thị  trường o Cơ sở để áp dụng Marketing mix tại thị trường quốc tế o Cơ sở xác định thứ tự  ưu tiên các chương trình xúc tiến  thương mại và đầu tư của chính phủ o Cơ  sở  định  vị  thị  trường  mục  tiêu  tiềm  năng  cho  các  doanh nghiệp
  14.              2.3.3. Quy trình NC TT nước ngoài Xác định vấn đề nghiên cứu Chọn phương pháp nghiên cứu  Lập kế hoạch nghiên cứu  Thu thập dữ liệu Xử lý dữ liệu Sử dụng kết quả nghiên cứu
  15.             2.3.3.Quy trình NC TT nước ngoài               Xác  định  vấn  đề  nghiên  cứu  o Giới hạn vấn  đề nghiên cứu  một cách đầy đủ o Xác  định  mục  tiêu  nghiên  cứu o Tìm kiếm thông tin
  16.            2.3.3. Quy trình NC TT nước ngoài       Lựa  chọn  phương  pháp  nghiên  coứPh u:ương  pháp  nghiên  cứu  tại  bàn: thông tin thứ cấp o Phương  pháp  nghiên  cứu  tại  hiện trường : thông tin sơ cấp § Quan sát § Điều  tra  trực  tiếp  (phỏng  vấn, bảng hỏi) § Hỗn hợp
  17.          2.3. 4. Nghiên cứu qua mạng internet v Phương pháp nghiên cứu đơn giản, hữu ích, tiết  kiệm thời gian, chi phí. v Kỹ thuật: o Tìm kiếm theo từ chìa khóa o Tìm  kiếm  trên  trang  web  và  đường  kết  nối  trên  các  trang web o Tìm kiếm tại các cơ sở dữ liệu trực tuyến o Tím kiếm tại các cổng thông tin
  18. Nội dụng 1. Môi trường MKTQT 2.Tổng quan về nghiên cứu thị trường quốc tế 3. Phương pháp nghiên cứu thị trường quốc tế 4. Hệ thống thông tin quốc tế
  19. 2.4.1. Khái niệm hệ thống  TTQT “Hệ thống thông tin Marketing quốc tế bao gồm việc      thu thập thông tin một cách có hệ thống, lưu trữ và  xử lý thông tin về những vấn đề liên quan tới  marketing         sản phẩm và dịch vụ”
  20. 2.4.1. Khái niệm hệ thống TTQT v Hệ thống ghi chép nội bộ:    ­  Quản lý Marketing sử dụng.    ­  Gồm những báo cáo về đợt đặt hàng, tình hình tiêu thụ, giá  cả, mức dự trữ     =>giúp cho nhà quản trị Marketing có thể xác định được  những cơ hội và vấn đề quan trọng v Hệ thống kiểm tra môi trường:   ­  Cung cấp những số liệu về tình hình đang diễn ra.  v Hệ thống nghiên cứu và dự báo môi trường quốc tế:   ­   Nghiên cứu các vấn đề cụ thể phục vụ mục tiêu chiến  lược của doanh nghiệp. 

Page 2

YOMEDIA

Bài giảng Chương 2 "Nghiên cứu thị trường quốc tế" gồm các nội dung chính như: Môi trường Marketing quốc tế, tổng quan về nghiên cứu thị trường quốc tế, phương pháp nghiên cứu thị trường quốc tế, hệ thống thông tin quốc tế,...

05-11-2017 266 7

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ đề