Đẻ xong bao lâu thì được mặc quần áo cộc

Chăm sóc trẻ sơ sinh là một quá trình đầy lo lắng, căng thẳng của mẹ. Từ việc ăn uống, ngủ nghỉ đến cách mặc quần áo cho bé.

Vào những ngày hè nắng nóng, nhiều mẹ muốn mặc quần áo thoáng mát cho trẻ sơ sinh. Nhưng trẻ sơ sinh khi nào được mặc quần áo cộc? Mẹ cần phải lưu ý những gì khi diện cho bé những món đồ cộc tay?

Trong bài viết, MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc này để mẹ cùng bé vượt qua những ngày nóng như lửa đổ.

Trẻ sơ sinh khi nào được mặc quần áo cộc?

Để trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh khi nào được mặc quần áo cộc, mẹ cần biết trẻ sơ sinh là trẻ trong độ tuổi như thế nào; và thời điểm an toàn để cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Trẻ sơ sinh được hiểu là những bé trong độ tuổi từ lúc chào đời đến 12 tháng.

Khi nào bé được tiếp xúc ánh sáng mặt trời?

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Đây cũng không phải là thời điểm phù hợp để bé sử dụng kem chống nắng. Vì làn da non nớt của bé không có khả năng chuyển hóa và bài tiết các chất hóa học trong kem chống nắng. Do đó, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cần tránh mặc áo cộc để không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Nhưng nếu mẹ đảm bảo trẻ không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng; chẳng hạn như vào buổi tối. Liệu bé sơ sinh dưới 6 tháng có mặc quần áo cộc được không? Với trường hợp này, mẹ cân nhắc những yếu tố như sau:

  • Làn da bé nhạy cảm và cần được bảo vệ để tránh bị xước; hoặc bị tổn thương. Mặc quần áo cộc làm tăng nguy cơ bé tiếp xúc với vật dụng; hoặc móng tay của người chăm sóc trẻ. Điều này có thể ảnh hưởng đến da của con.
  • Nếu phòng ngủ của trẻ sơ sinh có cửa sổ; bé có thể bị tiếp xúc với nắng. Như vậy, nếu mẹ chọn mặc quần áo cộc cho con; mẹ phải canh chừng bé thật cẩn thận và đảm bảo bé không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Vậy trẻ sơ sinh dưới 6 tháng khi nào được mặc quần áo cộc? Để thuận tiện nhất, mẹ hãy mặc cho bé dưới 6 tháng tuổi quần áo dài tay; kể cà ngày lẫn đêm.

Với trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên; các bé đã có thể tiếp xúc trực tiếp với nắng; nhưng mẹ vẫn cần hạn chế và học cách mua sắm, sử dụng những sản phẩm kem chống nắng một cách an toàn cho con.

Tóm lại, trẻ sơ sinh khi nào được mặc quần áo cộc? Thời điểm tốt có thể là khi con được 6 tháng tuổi trở lên mẹ nhé.

>> Mẹ có thể xem thêm Trẻ sơ sinh ngã từ trên giường xuống đất, mẹ phải làm gì?

Làm thế nào giúp trẻ sơ sinh tránh nóng và sốc nhiệt vào mùa hè?

Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh khi nào được mặc quần áo cộc vì thời tiết nắng nóng; mẹ muốn trẻ sơ sinh của mình được thoải mái; và tránh cho bé bị sốc nhiệt vì mặc đồ dài tay và nóng nực.

Sau đây là một số gợi ý để giúp mẹ mặc đồ cho trẻ sơ sinh của mình vào những ngày hè oi bức; và đảm bảo nhiệt độ của bé ở mức bình thường;

  • Không mặc nhiều lớp quần áo cho bé. Khi nhiệt độ trên 23,8 độ C; mẹ chỉ cần cho bé mặc một lớp quần áo là vừa vặn.
  • Đội mũ nhẹ cho bé để tránh nắng. Việc này rất quan trọng dù trời lạnh hay nóng; vì giúp trẻ sơ sinh tránh ánh nắng mặt trời.
  • Lựa chọn vải nhẹ, mỏng. Trong mùa hè, mẹ hãy cho bé mặc loại vải nhẹ, đặc biệt vào ban đêm. Bé có thể cần một lớp áo lót ngủ nhẹ; và túi ngủ. Khi bé đã có thể lăn, lật; bé sẽ không cần túi ngủ.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. Đặc biệt với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Nếu gia đình có đi du lịch biển, hãy đảm bảo bé được nằm trong bóng râm; và giới hạn thời gian bé chịu nhiệt độ nóng vài phút mỗi lần.
  • Sử dụng kính râm hoặc mặc quần áo chống tia UV. Điều này sẽ giúp bảo vệ đôi mắt và làn da của bé.
  • Lưu ý thời gian ngoài trời. Mẹ chỉ cho trẻ sơ sinh ra ngoài trước 10 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để bảo vệ bé.
  • Đảm bảo bé ở trong không gian thoáng mát. Nếu phòng ốc và nhà cửa của gia đình thường nóng, mẹ hãy đóng tất cả rèm nơi trẻ sơ sinh nằm. Đồng thời, chuyển chỗ ngủ cho bé đến không gian mát nhất trong nhà.

Đến đây thì mẹ không những biết trẻ sơ sinh khi nào được mặc quần áo cộc; mà còn hiểu cách giúp trẻ tránh nóng rồi. Cuối cùng, mẹ cần lưu ý thêm một số cách lựa quần áo cho bé cưng nhà mình.

>> Mẹ có thể xem thêm Trẻ sơ sinh nên để điều hoà bao nhiêu độ?

Lưu ý khi lựa chọn quần áo cho trẻ sơ sinh

Sau khi có câu trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh khi nào được mặc quần áo cộc; mẹ cũng lưu ý thêm một số điều khi mua sắm quần áo cho bé cưng của mình nhé:

  • Chất liệu phù hợp: Mẹ ưu tiên quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt như bamboo, cotton… để con dễ chịu nhất.
  • Size quần áo vừa vặn: Mẹ chọn quần áo vừa hoặc nhỉnh hơn 1 size để không bó sát vào cơ thể khiến bé bí bách. Hơn nữa, bé sơ sinh lớn rất nhanh nên quần áo nhỉnh hơn 1 size sẽ giúp bé dùng được lâu hơn, mẹ tiết kiệm được chi phí mua quần áo cho con.
  • Quần áo sạch sẽ, thơm tho: Tất cả quần áo con mặc cần được giặt bằng nước giặt xả chuyên dụng với thành phần thiên nhiên để an toàn, lành tính với con. Mẹ tránh giặt quần áo của bé bằng nước giặt xả của người lớn vì chứa thành phần tẩy rửa mạnh gây kích ứng da con.
  • Hạn chế quấn trẻ bằng khăn, hạn chế mặc bỉm hoặc tã nếu thấy trẻ bị hăm ở mông, háng.
  • Tìm mua những bộ quần áo giúp mẹ dễ dàng thay bỉm hoặc cởi ra cho trẻ.
  • Dùng những loại có nhãn mác, thương hiệu uy tín. Mẹ cần đọc kỹ nhãn mác sản phẩm bao gồm: tên của nhà sản xuất, chất liệu, cách giặt…Mẹ nên chọn mua sản phẩm của những tên tuổi quen thuộc, uy tín và được nhiều người tin dùng.

Ngoài lưu ý đến việc trẻ sơ sinh khi nào được mặc quần áo cộc; các chuyên gia cũng khuyến cáo mỗi ngày mẹ nên thay quần áo cho trẻ nhiều lần để da trẻ được sạch sẽ, không tạo môi trường phù hợp cho các loại kí sinh, vi trùng bám vào da trẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ngồi ăn chung mâm cơm với mọi người, nhìn tôm rang, cá rán chị thèm nhỏ nước miếng mà chỉ dám ngồi im.Chồng chị thương vợ, thi thoảng định gắp cho vài con tôm lập tức bị mẹ lườm cho "cháy lông mày". Bà tuôn ra ngay một tràng, nào là không kiêm khem thì em bé sẽ bị đau bụng, sau này ăn gì cũng đi ngoài, mẹ không biết giữ cho con, chỉ muốn ăn cho sướng cái mồm...

Chị nhẹ nhàng đáp lại rằng bây giờ quan điểm khác xưa, bà mẹ sau sinh phải ăn đủ các chất dinh dưỡng để mau hồi phục. Mẹ chồng chị mặt nặng mày nhẹ, bỏ bát bỏ đũa, tuyên bố hùng hồn: "Chúng tôi ngày xưa đẻ đến 7-8 đứa, phải kiêng khem kỹ lắm mới được như bây giờ, cơm còn chẳng có mà ăn. Chị cứ nghe tôi, kiêng hết cữ 3 tháng 10 ngày rồi muốn ăn gì thì ăn". Theo mẹ chồng chị Ngọc, việc ăn da dạng các loại thực phẩm như cải xanh, thịt bò, thịt gà, cá biển... sẽ khiến cổ tử cung lâu khép lại, đặc biệt tránh ăn tôm vì dạ con sẽ không co lại được.

Không chỉ bắt con dâu phải kiêng khem chuyện ăn uống, mẹ chồng còn không cho chị Ngọc đụng vào nước, bắt kiêng tắm gội một tháng. Trời mùa hè nóng bức nhưng chị vẫn phải mặc quần áo dài tay, chân đi tất, bịt bông kín tai. Mồ hôi vã ra như tắm, chị Ngọc chỉ có cách lấy khăn ấm lau người. Một tuần đầu còn chịu đựng được, đến tuần thứ hai, đầu tóc bết lại, da nổi nhiều vết ngứa, chị Ngọc cảm thấy bức bí trong người. Lợi dụng lúc mẹ chồng ra ngoài, chị tranh thủ tắm qua vài phút, riêng đầu thì vẫn không dám gội vì sợ bị phát hiện.

Chị Thu Trang (Văn Quán, Hà Đông) cũng bị nhà chồng "bế quan tỏa cảng". 3 tháng trời, chị ở khư khư trong phòng, đến việc tắm nắng cho con mẹ chồng cũng không cho. Mẹ pha cho chị sẵn một chai nước muối để súc miệng, vàdặn chị không được đánh răng bằng bàn chải và xỉa răng sau khi ăn. Bà cho rằng nếu làm vậy, răng sẽ yếu đi nhiều, đau buốt, đặc biệt khi trời trở lạnh.

Công việc kinh doanh bận rộn nên từ lúc sau sinh một tháng, chị đã tất bật với cả chục cuộc điện thoại mỗi ngày. Lần nào chị cũng phải nghe giấu vì mẹ chồng cấm dùng điện thoại. Chiếc Iphone đã bị mẹ tịch thu từ khi vừa đẻ xong, chồng phải kiếm cho chị chiếc Nokia nhỏ xíu để tránh bị phát hiện. Tivi, máy tính, Ipad... cũng trở thành vật xa xỉ với chị.

Ngoài ra, chị Trang cũng được mẹ chồng "khuyến cáo" không được bưng bê vật nặng, không được ngồi nhiều, đứng nhiều vì sau này dễ bị mỏi lưng, chùn chân. Không phải làm gì nhiều khi cũng sướng, nhưng chân tay thừa thãi khiến chị như bị cuồng. Chị Trang thi thoảng lại lấy cớ công việc để được ra ngoài tầm 30 phút thay đổi không khí, giảm stress. Mỗi lần như vậy, chị cũng phải ăn mặc như ninja, kính đen, khẩu trang, giầy tất, bông bít tai...

Cấm ăn uống, đi lại đã đành, chị Trang còn rất bức xúc khi mẹ chồng thi thoảng nửa đêm nửa hôm lại ngó vào phòng chị, khe khẽ mở cửa xem vợ chồng chị có đang "sinh hoạt" hay không, mấy lần chị giật nảy mình vì tưởng nhà có trộm. Đợt này, công việc làm ăn của chồng chị không thuận lợi, bà nói bóng gió rằng gái đẻ đen lắm, liệu liệu mà kiềm chế, không thì ảnh hưởng đến "bát cơm của chồng".

Nhiều bà mẹ stress, trầm cảm tâm lý sau sinh vì phải kiêng khem quá nhiều thứ. Ảnh minh họa: UCSB.

Bác sĩ Đặng Thu Thủy, khoa Phụ sản, Bệnh viện Công an 198 cho biết,hiện có nhiều quan điểm khác nhau về việc kiêng cữ trong thời gian hậu sản, tuy nhiên nhìn chung cả bác sĩ đông và tây y đều khuyên phụ nữ sau sinh không cần kiêng cữ quá nhiều vì sẽ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hồi phục sức khỏe, làm giảm chất lượng dinh dưỡng của sữa mẹ.

Thịt nạc, rau ngót là những thực phẩm tốt cho phụ nữ sau sinh. Nhưng việc ăn đơn thuần hai món ăn này là quan điểm không đúng. Việc phối loại thực phẩm làm đa dạng chế độ ăn sẽ giúp khích lệ các bà mẹ trong việc ăn uống bổ sung dưỡng chất phục hồi sức khỏe trong thời gian hậu sản và cho con bú. Mẹ nênăn nhiều trái cây, rau xanh, cá trứng , hải sản, thịt đỏ, các loại đậu... những thực phẩm giàu sắt, kẽm, can xi, vitamin nhóm B.

Bác sĩ Thủy cũng cho biết, quan niệm kiêng tắm gội trong một thời gian dài cũng không đúng, vìvệ sinh cơ thể sau sinh đặc biệt cần thiết để tránh viêm nhiễm và giúp máu lưu thông tốt hơn.Tuy nhiên trong 2 ngày đầu, sản phụ chỉ nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch và lau cơ thể bằng nước ấm, những ngày sau có thể tắm bằng nước ấm trong phòng kín, tắm nhanh và tuyệt đối không được ngâm mình vào nước. Khi gội đầu không nên chà xát mạnh mà chỉ massage nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay giúp máu lưu thông tốt hơn.

Việc xem tivi, dùng điện thoại, đọc sách, xỏ kim đều không cần quá kiêng cữ, tuy nhiên không nên xem TV lâu, đọc chữ nhỏ, không đủ ánh sáng, sẽ gây căng thẳng cho mắt cũng như hệ thần kinh. Do vậy, cũng nên hạn chế trong tháng đầu. Về việc vệ sinh răng miệng, theo bác sĩ Thủy, khoảng 6 tuần đầu sản phụ vẫn nên đánh răng nhưng lưu ý sử dụng nước ấm và bàn chải răng mềm cũng như chỉ nha khoa. Việc dùng nước lạnh, bàn chải cứng hay xỉa răng sẽ gây chảy máu và ê buốt vì thời điểm này lợi vẫn còn nhạy cảm.

Phụ nữ sau sinh cũng không nên lao động nặng hay ngồi xổm quá sớm làm tăng áp lực đè xuống vùng bụng dưới và sàn chậu gây sa sinh dục, nên tránh ngồi xổm ít nhất 4 - 6 tuần sau sinh.Tuy nhiên, không cần kiêng đi lại trong nhà, ngoài sân hoặc làm các việc nhẹ nhàng. Sản phụ cũng nên thường xuyên tập thể dục, việc kiêng cữ nằm một chỗ quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, vì sản dịch không chảy ra được hoặc dễ bị viêm tắc tĩnh mạch. Trường hợp quá mệt mỏi, có thể xoa bóp tay, chân, bụng, lưng và tập cơ tầng sinh môn.

Vào mùa đông việc giữ ấm cho sản phụ là cần thiết, do vậy mặc quần áo dài tay và đi tất là rất quan trọng. Nhưng khi thời tiết nóng nực nên giữ cho cơ thể thoáng mát, trong nhà có thể mặc áo cộc tay và không cần đi tất, nhưng cũng không nên ngồi trước quạt mạnh hay điều hòa nhiệt độ quá thấp vì thời điểm này sức đề kháng của người mẹ còn yếu. Việc bịt bông tai cũng là một cách để sản phụ giảm tiếp xúc với gió lùa và tiếng động mạnh gây căng thẳng, stress. Tuy nhiên cũng không cần thiết nếu ở chỗ yên tĩnh và kín gió.

Theo bác sĩ Thủy, việc kiêng sinh hoạt vợ chồng thời gian đầu sau sinh là đúng, tuy nhiên không nhất thiết phải kéo dài đến 3 tháng 10 ngày. Thời gian này người mẹ thường có biến động lớn về mặt giải phẫu và sinh lý, một số do thay đổi hoóc môn ảnh hưởng đến cảm xúc. Vì vậy, người chồng lúc này đóng vai trò quan trọng và nên gần gũi chăm sóc vợ, tỏ ra cảm thông, chia sẻ. Do đó, nếu phải kiêng tiếp xúc với chồng trong thời gian này sẽ càng gia tăng gánh nặng tâm lý cho người vợ.

Với phụ nữ đẻ thường, sức khoẻ ổn định có thể quan hệ bình thường sau 6 tuần. Lúc này tử cung, cổ tử cung và âm đạo có thể đã phục hồi về hình thể cũng như tính đàn hồi, vết khâu tầng sinh môn có thể liền sẹo.Trong trường hợp mổ đẻ, do không tác động tới âm đạo, không bị chấn thương cục bộ nên không gây ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục. Tuy nhiên, những người sinh mổ phải trải qua giai đoạn phục hồi, giúp vết mổ lên da non và cổ tử cung trở lại trạng thái bình thường, vì vậy để đảm bảo an toàn, người mẹ có thể quan hệ 4 tuần sau sinh.

Lê Anh

Video liên quan

Chủ đề