Địa long là gì

Bộ Y tế chưa nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị COVID-19 của giun đất

Ngày 29/8, Bộ Y tế thông tin về việc đến thời điểm hiện nay chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ sản phẩm có thành phần Địa long (giun đất) nào có tác dụng hỗ trợ, điều trị COVID-19, cũng chưa nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị COVID-19 của giun đất.

Để đảm bảo an toàn, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không tự ý mua, sử dụng dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu theo lời quảng cáo trên mạng xã hội khi thông tin chưa được kiểm chứng và chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, để tránh tiền mất tật mang.

Trước tình hình dịch COVID-19 do biến chủng Delta gây ra đang diễn biến rất phức tạp ở Việt Nam, lợi dụng tâm lý người dân về việc tìm kiếm các sản phẩm có tác dụng phòng, chống COVID-19, một số cá nhân sử dụng mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, chia sẻ những thông tin không chính xác, không có căn cứ khoa học, chưa được kiểm chứng về tác dụng hỗ trợ, điều trị COVID-19, trong đó có việc sử dụng dược liệu Địa long.

Bộ Y tế thông tin: Theo Dược điển Việt Nam V thì dược liệu Địa long (tên khác: Giun đất) là toàn thân đã phơi hay sấy khô của con giun [Pheretima aspergillum (E. Perrier), Pheretima vulgaris.Che., Pheretima gitillelmi (Michaelsen) hay Pheretima pectinifera họ Cự dẫn (Megascolecidae). Loại đầu tiên là Quảng địa long, 3 loại còn lại là Hồ địa long.

Địa long có vị mặn, tính hàn. Quy vào các kinh can, tỳ, phế, bàng quang. Công năng thanh nhiệt, trấn kinh, thông kinh lạc, bình suyễn, lợi niệu. Chủ trị: Sốt cao bất tỉnh, kinh giản co quắp, đau khớp, chân tay tê bại, bán thân bất toại, trúng phong ho suyễn do phế nhiệt, phù thũng, tiểu ít, cao huyết áp.

Nhật Nam


Tên gọi khác:  Khâu dẫn, Khúc đàn, Ca nữ, Phụ dẫn

Tên khoa học:  Pheretima sp. Megascolecidae

Nguồn gốc:  Nước ta có nhiều loại giun đất được sử dụng làm thuốc.

Thu bắt, sơ chế: Đào lấy thứ khoang cổ, loại gìa. Hay gặp nơi mô đất ẩm, đền,đình,chùa, gốc bụi chuối lâu năm. Muốn bắt dễ dàng, lấy nước lá Nghễ răm hay nước Bồ kết, nước Chè, ngâm nước đổ lên đất thì giun bò trườn lên. Người ta bắt bỏ nó vào thùng có chứa sẵn lá tre, rơm hoặc tro, rồi rửa sạch bằng nước ấm cho sạch chất nhớt, ép đuôi vào gỗ sau đó mổ dọc thân giun, rửa sạch đất trong bụng, phơi hoặc sấy khô cất dùng. Không dùng giun tự nhiên lên mặt đất (có bệnh mới lên).

Mô tả dược liệu: Toàn thể đã được cắt phẫu, biểu hiện một phiến dài nhỏ cong nhăn teo, dài chừng 12cm-20cm, rộng chừng 10mm-17mm, toàn thân có nhiều khoang vòng, hai đầu dầy mà cứng còn có sợi thịt mỏng tồn tại, chính giữa rất nhỏ, bán trong suốt, hai bên có màu đen tro, chính giữa màu vàng nâu, chất thu khó bẻ gẫy.

Tính vị: Vị mặn, tính hàn

Quy kinh: Vào kinh can, phế, tỳ, bàng quang

Công năng: Thanh nhiệt và kiềm phong nội sinh, dịu cơn hen, lợi tiểu.

Công dụng: Dùng theo kinh nghiệm dân gian để chữa sốt rét, sốt, ho hen do tác dụng làm dãn phế quản. Dùng chữa bệnh cao huyết áp, cứng mạch máu, nhức đầu.

Thành phần hoá học: Chất béo, acid amin.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hoặc 2-4g dưới dạng thuốc bột.

Kiêng kỵ: Hư hàn mà không có thực nhiệt thì cấm dùng. Sợ Hành

Bảo quản: Tránh ẩm, đựng lọ kín.

Phản ứng trước thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội về việc sử dụng địa long (giun đất) để điều trị Covid-19, ông Trần Minh Ngọc, Phó Cục trưởng Cục quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế nêu rõ, hiện nay, Cục quản lý Y Dược cổ truyền chưa cấp số đăng ký thuốc cổ truyền nào có thành phần địa long có tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19, cũng chưa nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị Covid-19 của địa long.

Giun đất đã được chế biến thành thuốc đông y có tên là địa long

Đại diện Cục quản lý Y Dược cổ truyền nhấn mạnh, việc một số người, nhất là người của công chúng lan truyền các thông tin, cách chữa bệnh Covid-19 chưa được kiểm chứng là hành vi vô cùng nguy hại đối với cộng đồng.

Lan truyền hướng dẫn uống giun đất tươi sống trực tiếp để hỗ trợ điều trị Covid-19 là phản khoa học, có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe, cũng như tính mạng của người dân.

Theo y học cổ truyền, giun đất tươi sống phải được chế biến, bào chế theo đúng phương pháp để loại bỏ độc tố, cũng như ký sinh trùng, đạt tiêu chuẩn chất lượng mới trở thành vị thuốc địa long để sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền.

Tệ hơn, việc lan truyền thông tin thất thiệt về tác dụng phòng, chống Covid-19 của dược liệu, sản phẩm từ dược liệu nói chung và địa long nói riêng sẽ làm cho giá của các sản phẩm đó tăng đột biến và trở nên khan hiếm. Điều này không chỉ làm rối loạn thị trường dược phẩm mà còn phá vỡ những thành quả phòng, chống dịch bệnh của cả nước.

Thông tin lan truyền trên mạng xã hội về dùng giun đất để chữa Covid-19 là thông tin không có cơ sở khoa học

Do đó, người dân cần tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ và Bộ Y tế quy định, thực hiện nghiêm quy tắc 5K, tiêm vaccine đầy đủ và tuân thủ giãn cách xã hội ở vùng dịch bệnh. Đặc biệt cần chú trọng các biện pháp vệ sinh ăn uống, sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi, rèn luyện nâng cao sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, người dân không tự ý mua, sử dụng dược liệu, sản phẩm thuốc theo lời quảng cáo trên mạng xã hội khi thông tin chưa được kiểm chứng và chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, để tránh "tiền mất, tật mang". 

Làm rõ hơn về thông tin dùng giun đất để chữa Covid-19, Thầy thuốc nhân dân Đậu Xuân Cảnh, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, địa long là giun đất, trong nông nghiệp là một sản phẩm được chế biến làm thức ăn cho chăn nuôi.

Trong đông y, giun đất được chế biến làm thuốc được gọi với tên vị thuốc là địa long có tác dụng chính là phòng chống co giật, hạ sốt, điều trị khó thở trong các trường hợp hen phế quản, trị co giật trong bệnh động kinh, giúp huyết lưu thông tốt hơn, giảm đau nhức.

Hiện nay, các thầy thuốc đông y sử dụng địa long trong điều trị, nhưng không dùng đơn thuần một vị thuốc địa long mà tùy theo thể bệnh, tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, giai đoạn bệnh mà chúng tôi kết hợp vị thuốc địa long với các vị thuốc khác để điều trị.

Tuyệt đối không được dùng giun đất sống để chữa bệnh

Về tác dụng của địa long đối với Covid-19 hiện chưa có bất kỳ một nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng của địa long trong điều trị Covid-19.

Thực tế lâm sàng điều trị, các thầy thuốc đông y thường hay dùng địa long điều trị khó thở trong hen suyễn. Địa long có trong thành phần bài thuốc điều trị hen nhưng còn kết hợp thêm các vị thuốc khác như cam thảo, cát cánh, trần bì.

Về bản chất, địa long có tác dụng đối với cơ trơn phế quản, làm giảm co thắt cơ trơn phế quản. Trong khi bệnh lý Covid-19, bệnh nhân bị viêm phổi, các phế nang cùng tiểu phế quản bị viêm, gây đông đặc phổi, làm phổi mất chức năng, dẫn đến khó thở và giảm bão hòa oxy máu chứ không phải chỉ là bệnh lý co thắt phế quản như trong hen suyễn. 

Do vậy bản chất hai bệnh hoàn toàn khác nhau. Vì vậy không nên tùy tiện sử dụng mà cần có những nghiên cứu, đánh giá bài bản, khoa học về tác dụng của địa long đối với bệnh Covid-19. Hơn nữa, ngày nay không ai sử dụng địa long sống để điều trị và chưa có bằng chứng rõ ràng về tác dụng của địa long sống nên tôi khuyến cáo người dân không được nuốt địa long sống.

Cùng với đó, do môi trường sống trong đất chứa nhiều vi khuẩn nên khi nuốt sống địa long các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa gây ra các bệnh lý về tiêu hóa cho người dùng.

Mới đây, diễn viên Angela Phương Trinh đã đăng tải một bài viết trên trang Facebook cá nhân về việc sử dụng địa long để điều trị bệnh Covid-19 đã có rất nhiều người theo dõi và lan truyền cho nhau.

MINH KHANG

Bộ Y tế nói gì về việc dùng địa long chữa Covid-19?

(NLĐO) - Bộ Y tế khẳng định chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ sản phẩm có thành phần địa long nào có tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19, cũng chưa nhận báo cáo khoa học nào chứng minh địa long hiệu quả với bệnh nhân Covid-19.

  • Bị chỉ trích vì bày cách chữa Covid-19 tào lao, Angela Phương Trinh nói gì?

  • Angela Phương Trinh bị chỉ trích vì khẳng định "Địa Long chữa được Covid-19"

  • Một số người Ấn Độ chữa Covid-19 bằng "chất thải" của bò, bác sĩ nói gì?

  • Cô đồng chữa Covid-19 bằng tâm linh, bác sĩ điều trị nói gì?

Chiều 29-8, Bộ Y tế cho biết lợi dụng tâm lý người dân về việc tìm kiếm các sản phẩm có tác dụng phòng, chống Covid-19, thời gian qua một số cá nhân sử dụng mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải, chia sẻ những thông tin không chính xác, không có căn cứ khoa học, chưa được kiểm chứng về tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19 của dược liệu địa long.

Theo Dược điển Việt Nam V, dược liệu địa long (tên khác: Giun đất) là toàn thân đã phơi hay sấy khô của con giun. Có loài là quảng địa long và hồ địa long, trong đó loài quảng địa long được thu hoạch từ mùa xuân đến mùa thu. Hồ địa long được thu hoạch vào mùa hạ. Địa long có vị mặn, tính hàn. Chủ trị: sốt cao bất tỉnh, kinh giản co quắp, đau khớp, chân tay tê bại, bán thân bất toại, trúng phong ho suyễn do phế nhiệt, phù thũng, tiểu ít, cao huyết áp. Địa long dạng bột được dùng phối hợp trong các bài thuốc khác.

Bộ Y tế khuyến cáo bệnh nhân Covid-19 tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc

Đến thời điểm này, Bộ Y tế chưa cấp phép lưu hành cho bất kỳ sản phẩm có thành phần địa long nào có tác dụng hỗ trợ, điều trị Covid-19, cũng chưa nhận được bất kỳ báo cáo khoa học nào chứng minh hiệu quả hỗ trợ điều trị Covid-19 của địa long.

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả, người dân không tự ý mua, sử dụng dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu theo lời quảng cáo trên mạng xã hội khi thông tin chưa được kiểm chứng và chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, để tránh tiền mất tật mang.

Người dân cần tuyệt đối tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh và các hướng dẫn của Bộ Y tế như: Thực hiện nghiêm 5K, tiêm chủng vắc-xin, ở những nơi dịch bệnh cần phải giãn cách xã hội người dân cần tuân thủ tốt.

Đặc biệt cần chú trọng các biện pháp vệ sinh ăn uống, sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi, rèn luyện nâng cao sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả người dân không tự ý mua, sử dụng dược liệu, sản phẩm thuốc cổ truyền theo lời quảng cáo trên mạng xã hội khi thông tin chưa được kiểm chứng và chưa được cấp phép của cơ quan có thẩm quyền, để tránh tiền mất tật mang.

Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực y học cổ truyền, hiện nay các thầy thuốc Đông y sử dụng địa long trong điều trị, nhưng không dùng đơn thuần một vị thuốc địa long mà tùy theo thể bệnh, tùy từng trường hợp bệnh cụ thể, giai đoạn bệnh mà kết hợp vị thuốc địa long với các vị thuốc khác để điều trị.

Các chuyên gia cũng khẳng định chưa có bất kỳ một nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng của địa long trong điều trị Covid-19. Thực tế lâm sàng điều trị, các thầy thuốc Đông y thường hay dùng địa long điều trị khó thở trong hen suyễn. Địa long có trong thành phần bài thuốc điều trị hen. Ngoài địa long, các thầy thuốc còn dùng thêm các vị thuốc khác như cam thảo, cát cánh, trần bì, bán hạ… để điều trị hen.

N.Dung

Video liên quan

Chủ đề