Dịch vụ đại diện giống cây trồng

Để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi phát minh ra một giống cây trồng mới, chủ sở hữu nên thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền đối với cây trồng. Bài viết dưới đây, luathungphuc.vn xin chia sẻ tới quý bạn đọc về vấn đề “Đăng ký quyền bảo hộ đối với giống cây trồng”.

Dịch vụ đại diện giống cây trồng

Thứ nhất, về chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ đối với cây trồng:

– Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình;

– Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thoả thuận khác;

– Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

–  Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do sử dụng ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý thì quyền đối với giống cây trồng đó thuộc về Nhà nước.

Thứ hai, về cách thức nộp đơn đăng ký quyền đối với cây trồng:

– Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. – Tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây được kinh doanh dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: + Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam; + Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh); + Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức uỷ quyền phải đáp ứng các điều kiện của cá nhân để được hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. + Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; b) Hoạt động trong một tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. – Cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng: a) Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; ) Thường trú tại Việt Nam; c) Có bằng tốt nghiệp đại học d) Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận; đ) Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng; e) Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

6. Chính phủ quy định cụ thể về đại diện hợp pháp nộp đơn và tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.”

Dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng là dịch vụ đại diện cho cá nhân, tổ chức trước cơ quan có thẩm quyền về việc xác lập và thực thi quyền đối với giống cây trồng, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến việc thực thi quyền đối với giống cây trồng.

Để kinh doanh dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

Để chính thức được thực hiện quyền kinh doanh, hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng thì doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh, hành nghề phải làm thủ tục ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện quyền đối với giống cây trồng.

Hồ sơ yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng:

1. Tờ khai yêu cầu ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng (Mẫu tại Phụ lục 21 của Thông tư 16/2013/TT-BNGPTNT);

2. Danh sách thành viên có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng, trong đó có người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền. (Xem chi tiết tại công việc: Cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng);

3. Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức;

4. Bản sao chụp biên lai thu phí, lệ phí hoặc bản fax giấy tờ chứng minh đã chuyển tiền vào tài khoản của Cục Trồng trọt.

Nơi nộp hồ sơ: Cục Trồng trọt.

Thời hạn giải quyết:

- Hồ sơ chưa đầy đủ: Cục Trồng trọt thông báo cho người nộp hồ sơ, có nêu rõ lý do trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ;

- Hồ sơ đầy đủ: thông báo ghi nhận tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ; vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện quyền đối với giống cây trồng; công bố trên Website của Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định hoặc trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Các bài biết liên quan và Câu hỏi thường gặp của công việc. Bạn chưa xem được Nội dung chi tiết công việc, Danh mục các giấy tờ kèm theo, Căn cứ pháp lý được sử dụng, Nội dung chi tiết biểu mẫu, Lịch công việc,...

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

Biểu mẫu:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Các bài biết liên quan và Câu hỏi thường gặp của công việc. Bạn chưa xem được Nội dung chi tiết công việc, Danh mục các giấy tờ kèm theo, Căn cứ pháp lý được sử dụng, Nội dung chi tiết biểu mẫu, Lịch công việc,...

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

Giống cây trồng thông qua phát hiện tự nhiên hoặc quá trình cải tạo giống mà mang trong mình nhiều đặc điểm ưu việt, từ đó mang lại giá trị kinh tế cho chủ sở hữu nói chung và nền kinh tế nước nhà nói chung. Đơn cử có thể nhắc đến như Giống Bơ Booth, giống Sầu riêng Ri6, Lúa ST25,... Tuy vậy, dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ “Giống cây trồng” được định danh, xác lập quyền và bảo hộ làm sao?

1. Giống cây trồng là gì?

Giống cây trồng theo nghĩa thông thường được hiểu là một nhóm thực vật qua quá trình chọn lọc theo các đặc điểm nhất định và có thể duy trì bằng việc nhân giống. Một trong các yếu tố được dùng để đánh giá như năng suất, mùi vị, khả năng kháng sâu bệnh,... Đặc biệt, giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cải tiến, phát triển thậm chí là tiến hóa của thực vật nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nói riêng.

Dịch vụ đại diện giống cây trồng

Giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cải tiến, phát triển

Giống cây trồng hiện cũng là một trong các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận và bảo hộ. Theo đó, pháp luật sở hữu trí tuệ định danh “Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.”

Trong đó, đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa “Giống cây trồng” có thể chia thành 02 loại:

- Vật liệu nhân giống: Là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng.

Ví dụ: Hạt, chiết cành,... của giống hoa đỗ quyên có màu sắc mới lạ.

- Vật liệu thu hoạch: Là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống.

Ví dụ: Giống cây bời lời cho khả năng thu vỏ cây gấp 2 lần so với cây truyền thống cùng thời kỳ.

2. Tại sao phải bảo hộ giống cây trồng?

Như đã trao đổi trước đó, giống cây trồng là đối tượng có tầm quan trọng to lớn, đặc biệt là với Việt Nam - quốc gia đã và đang phát triển nhờ tiềm lực từ Nông- Lâm nghiệp. Hiểu được điều đó, Nhà nước ta đã có những quy định nhất định nhằm công nhận và bảo hộ giống cây trồng khi đáp ứng các điều kiện nhất định.

Bảo hộ giống cây trồng được hiểu nôm na là bảo hộ quyền tác giả đối với giống cây trồng. Cho phép chủ sở hữu được công nhận thành quả do mình sáng tạo ra, ngăn chặn các hành vi sao chép, xâm phạm trái phép gây nên những thiệt hại cho chủ sở hữu - người đã bỏ công sức, trí tuệ, thời gian và cả tiền bạc.

Dịch vụ đại diện giống cây trồng

Bảo hộ giống cây trồng là bảo hộ quyền tác giả đối với giống cây trồng

Khi chế định bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng này được thực hiện, giống cây trồng vẫn được khai thác và ứng dụng vào sản xuất một cách hiệu quả. Đồng thời, chúng cũng thúc đẩy quá trình tự sáng tạo - một trong những yếu tố quan trọng để đưa kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng và bền vững.

3. Quyền đối với giống cây trồng

Giống cây trồng được bảo hộ sẽ được pháp luật công nhận, trao và bảo vệ một số quyền lợi nhất định - gọi là quyền đối với giống cây trồng. Đây là nhóm quyền đặc biệt được Nhà nước bảo hộ cho các tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình tạo hoặc phát hiện và phát triển từ thiên nhiên.

Đối tượng hưởng quyền được chia thành hai nhóm là quyền tác giả và quyền của chủ sở hữu. Trong đó, chủ sở hữu có thể là tác giả hoặc chỉ là người đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất, tài chính thông qua hợp đồng thuê hoặc giao việc cho tác giả. Ngoài ra, nhóm quyền này cũng được chuyển giao và tiếp tục bảo hộ với người được hưởng quyền sở hữu (người nhận chuyển giao). Cụ thể:

- Quyền của tác giả:

+ Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả;

+ Nhận thù lao.

- Quyền của chủ sở hữu:

+ Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng, như: Sản xuất, nhân giống, chào bán, xuất nhập khẩu, lưu giữ,...

+ Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng của mình;

+ Để lại thừa kế quyền đối với giống cây trồng;

+ Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

Dịch vụ đại diện giống cây trồng

Chủ sở hữu là tác giả hoặc người đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất, tài chính

4. Căn cứ xác lập quyền đối với giống cây trồng

Một cá nhân, tổ chức được công nhận quyền đối với giống cây trồng cần thực hiện thủ tục đăng ký giống cây trồng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Nói cách khác, quyền sở hữu đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng khi đáp ứng các điều kiện luật định như: (i) Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ (do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành); (ii) có tính mới; (iii) có tính khác biệt; (iv) có tính đồng nhất; (v) có tính ổn định; (vi) có tên phù hợp.

Giống cây trồng là đối tượng sở hữu trí tuệ đặc thù với sự sáng tạo ở chỗ tác giả/ chủ sở hữu tạo ra hoặc phát hiện và phát triển giống cây từ tự nhiên. Theo đó, để công nhận cho sự đóng góp và sự sáng tạo của chủ sở hữu, pháp luật đặt ra chế định công nhận và bảo hộ đối tượng Giống cây trồng khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Quy định này vừa là để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, vừa là động lực thúc thẩy nền kinh tế nông nghiệp phát triển hơn nữa thông qua những “phát hiện” mới mang tính đóng góp.