Điểm chuẩn đại học bách khoa hà nội 2010 năm 2022

Chia sẻ bên lề Hội nghị tự chủ đại học năm 2022 về tính cần thiết của việc tự chủ và lộ trình tăng học phí PGS. Huỳnh Quyết Thắng, hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay, trường tự chủ năm 2010. Khi đó nhà trường dựa trên nội lực để xây dựng mô hình các khoa, sau này là các viện đào tạo. Từ các viện có thể phát huy thế mạnh của mình. Điều quan trọng nhất là tư duy dám nghĩ dám làm.

"Muốn đột phá, muốn cải thiện đời sống cán bộ, muốn nâng cao chất lượng đào đạo và nghiên cứu khoa học thì phải tự chủ. Xây dựng các nhóm chuyên môn gồm các giảng viên, từ đó phát triển thành các khoa, các viện, các trường như trong Luật giáo dục Đại học bây giờ. Nếu mỗi thầy giáo không làm việc sáng tạo hơn, mỗi nhóm không làm sáng tạo tốt hơn, mỗi khoa viện không tự chủ hơn thì cả trường đại học sẽ không có sự tiến bộ. 

Điểm chuẩn đại học bách khoa hà nội 2010 năm 2022

PGS. Huỳnh Quyết Thắng, hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Tào Nga

Điều khó khăn nhất là thay đổi nhận thức để phát huy được nội lực của từng thầy cô. Qua đó thu nhập của trường cũng như của các thầy cô sẽ tăng lên, giúp bình ổn cuộc sống và có nhiều thời gian cống hiến cho sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu.

Chúng ta nên học tập các nước tiên tiến trên thế giới, tư duy bao cấp về mặt học phí sẽ phải bỏ đi. Điều chỉnh mức học phí ở mức đúng và đủ, nhưng không có nghĩa là để học phí tăng đột biến. Nâng cao chất lượng đào tạo, kết hợp với trách nhiệm của nhà trường và trách nhiệm của người học là bước quan trọng để đào tạo ra một kỹ sư tương lai, ra trường có khả năng kiếm tiền để trả lại mức học phí đã đóng. 

PGS. Huỳnh Quyết Thắng cho hay, Trường Bách Khoa Hà Nội, năm 2016 bắt đầu chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ thông tin Việt Nhật, có mức học phí gấp 2,5 lần bình thường. Đầu tiên, nhiều người e dè và không mong muốn học. Nhưng lứa đầu tiên ra trường có 30% số em đi làm tại Nhật Bản. Mức lương của các em ở đó có thể bù lại cho mức học phí đã đóng. Điều đó có nghĩa đây là một sự đầu tư đúng đắn. 

"Câu chuyện tự chủ của các trường là tính lộ trình tăng học phí một cách phù hợp để xã hội và phụ huynh chấp nhận. Để tạo ra sự công bằng trong giáo dục, chúng ta vẫn có hỗ trợ dành cho sinh viên nghèo và giỏi. Chúng tôi cam kết với người học là mức học phí tăng không quá 8-10% từ năm 2020. Năm 2020 không tăng học phí. Năm 2021 do vấn đề dịch bệnh cũng không tăng. Năm 2022-2023 mới bắt đầu tăng. Theo mức tín chỉ, tín chỉ thấp nhất là 350.000 đồng/tín chỉ, mức cao nhất là 1 triệu đồng/tín chỉ, tùy theo nhu cầu người học. Mức học phí đó đã đáp ứng được nhu cầu của các em học sinh", PGS. Huỳnh Quyết Thắng.

Không đánh đồng tự chủ đại học với tự túc về nguồn lực

Theo hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Nguyễn Hoàng, cần đổi mới chính sách học phí theo nguyên tắc chia sẻ chi phí với xã hội, trong đó các trường đại học đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ. Vì vậy, Nhà nước cần trao quyền tự chủ cho các trường đại học công lập về mức thu, trước hết là thu học phí, lệ phí. 

Các cơ sở giáo dục đại học công lập được phép tính đủ chi phí tiền lương và chi phí hoạt động thường xuyên trong giá dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy định, chi phí khấu hao tài sản cố định trong học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập, đảm bảo nguyên tắc lấy thu đủ bù đắp chi phí đào tạo trong học phí. Tuy nhiên, kèm theo cơ chế này cần có chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa về mức học phí… tạo điều kiện cho mọi người đều được tiếp cận giáo dục đại học.

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH FPT nhấn mạnh, tự chủ giáo dục đại học cần mang lại lợi ích cho cả 3 đối tượng là người học, các trường đại học và cơ quan quản lý nhà nước – và bao trùm lên là lợi ích xã hội. Khi đánh giá tự chủ đại học cần quan tâm đến cả 3 đối tượng này, không để tình trạng với người học thì dường như tự chủ đại học là đóng học phí nhiều hơn, với cơ quan quản lý nhà nước thì dường như tự chủ đại học là mất kiểm soát.   

Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam Trần Xuân Nhĩ cho biết: "Chủ trương về tự chủ đại học là rất đúng, có ý nghĩa đột phá để phát triển giáo dục đại học lên một tầm cao mới, thế giới đã thực hiện từ lâu. Chính phủ đã cho thực hiện thí điểm ở 23 trường đại học từ 7 năm trước – đó là một quyết định đúng. Mặc dù còn bị nhiều cản trở, nhưng nhìn chung có tốt hơn so với khi chưa làm thí điểm, trong đó Trường Đại học Tôn Đức Thắng nhờ có cơ chế tự chủ mà đã lọt được vào top 400 của thế giới (thời kỳ 2015-2020).

Tuy nhiên, đến nay nhìn lại tổng thể việc thực hiện cơ chế tự chủ đại học đang còn rất nhiều lúng túng. Trong cả giới quản lý lẫn học thuật đang có sự nhầm lẫn giữa trao quyền tự chủ cho trường đại học với việc nhà nước phân quyền cho cơ sở cũng như với đòi hỏi cơ sở phải tự túc về tài chính.

Không đánh đồng tự chủ đại học với tự túc về nguồn lực. Nhà nước không nên cắt ngân sách của các trường đại học tự chủ (như ở Nghị định 60) mà trái lại cần tăng cường hỗ trợ ngân sách cho những trường triển khai thành công chủ trương tự chủ đại học, xem đó như là những nơi xứng đáng được Nhà nước tập trung đầu tư để nâng nhanh chất lượng của những trường này lên, giúp các trường sớm trở thành trường trọng điểm quốc gia".

Điểm chuẩn đại học bách khoa hà nội 2010 năm 2022

Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại Nguyễn Hoàng thống kê các nước trên thế giới chi bình quân khoảng 21- 22% trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đại học; các nước EU, Bắc Mỹ là những nước có mức đầu tư cao hơn các nước khác (khoảng từ 22 – 32%); các nước Đông Á và Đông Nam Á có mức đầu tư thấp nhất (từ 14 -19%). Ngân sách đầu tư cho giáo dục đại học của Việt Nam bình quân 14 - 15% trong tổng chi NSNN cho giáo dục, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của tất cả các nước trên thế giới (khoảng 20 - 21%).

Điểm chuẩn Đại học Bách Khoa 2022

Điểm chuẩn Đại học Bách Khoa Hà Nội 2022 như thế nào? Mức học phí là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bậc phụ huynh và các em học sinh quan tâm.

Điểm chuẩn đại học bách khoa hà nội 2010 năm 2022

Ngày 29/06/2022, Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố ngưỡng điểm xét tuyển tài năng đợt 1 chương trình đại học hệ chính quy năm 2022. Trong mùa tuyển sinh năm 2022, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển tài năng theo 3 hình thức: Xét tuyển thẳng theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia/quốc tế; xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế và xét tuyển theo hồ sơ năng lực kết hợp với phỏng vấn. Vậy mới đây là ngưỡng điểm xét tuyển tài năng 2022, mời các thí sinh và phụ huynh theo dõi nhé. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Đại học Bách Khoa 2022

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội vừa công bố các điều kiện, mức điểm sàn (ngưỡng đảm bảo điều kiện xét tuyển) vào trường năm 2022.

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các chương trình đào tạo của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trong năm tuyển sinh 2022 phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Điều kiện về điểm thi: Đối với điểm thi Đánh giá tư duy phải đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 3 tổ hợp xét tuyển gồm K00 (đã tính quy đổi về thang điểm 30); K01 và K02 là 14,0 điểm.

Đối với điểm thi tôt nghiệp THPT phải đạt mức điểm sàn quy định chung cho cả 9 tổ hợp xét tuyển gồm A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 là 23 điểm.

Về điều kiện về học lực căn cứ vào kết quả học tập ghi trong học bạ THPT: Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy: Tổng điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học trong tổ hợp môn đạt từ 42,0 trở lên. Thí sinh được tùy chọn 1 trong 5 tổ hợp môn: Toán-Lý-Hóa; Toán-Hóa-Sinh; Toán-Lý-Ngoại ngữ; Toán-Hóa-Ngoại ngữ; Toán-Văn-Ngoại ngữ.

Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT: Tổng điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 42,0 trở lên.

Năm 2022, tổng chỉ tiêu tuyển sinh của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là 7.990. Trường xét tuyển theo 3 phương thức tuyển sinh là phương thức xét tuyển tài năng; phương thức xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy và phương thức xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

II. Điểm chuẩn xét tuyển tài năng Đại học Bách khoa 2022

Ngày 29-6, Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố ngưỡng điểm xét tuyển tài năng đợt 1 chương trình đại học hệ chính quy năm 2022.

Theo đề án tuyển sinh năm 2022, Trường đại học Bách khoa Hà Nội cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển tài năng theo ba hình thức: xét tuyển thẳng theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia/quốc tế; xét tuyển theo chứng chỉ quốc tế và xét tuyển theo hồ sơ năng lực kết hợp với phỏng vấn.

Thông tin cụ thể điểm xét tuyển vào các ngành/chương trình đào tạo Trường đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022 theo phương thức xét tuyển tài năng đợt 1 như sau:

III. Giới thiệu trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

  • Tên trường: Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Tên tiếng Anh: Ha Noi University of Science and Technology
  • Mã trường: BKA
  • Loại trường: Công lập
  • Hệ đào tạo: Đại học - Sau đại học - Văn bằng 2 - Tại chức - Liên kết nước ngoài
  • Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • SĐT: 024 3869 4242
  • Website: https://www.hust.edu.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/dhbkhanoi/

IV. Thông tin tuyển sinh năm 2022

I. Thông tin chung

1. Thời gian và hồ sơ xét tuyển

  • Từ 15/3 – 11/4/2022: Mở đăng ký xét tuyển tài năng trên hệ thống http://ts.hust.edu.vn
  • Từ 01/4 – 30/4/2022: Mở đăng ký tham dự bài kiểm tra tư duy trên hệ thống http://ts.hust.edu.vn
  • Trước 16/5/2022: Thông báo kết quả sơ tuyển tham dự Bài kiểm tra tư duy.
  • Từ 17/5 – 31/5/2022: Phỏng vấn thí sinh diện xét tuyển theo hồ sơ năng lực.
  • Từ 14/6 – 20/6/2022: Công bố kết quả xét tuyển tài năng (cho cả 3 phương thức).
  • Tháng 6/2022: Tổ chức Bài kiểm tra tư duy.
  • Trước 18/7/2022: Thông báo kết quả Bài kiểm tra tư duy.

Ghi chú: Lịch dự kiến có thể thay đổi để phù hợp với kế hoạch chung của kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2022.

2. Đối tượng xét tuyển

  • Thí sinh có đủ các điều kiện được tham gia tuyển sinh đại học theo quy định tại Quy chế tuyển sinh hiện hành.

3. Phạm vi xét tuyển

  • Tuyển sinh trên toàn quốc.

4. Phương thức tuyển sinh

4.1. Các phương thức xét tuyển

a Xét tuyển tài năng (dự kiến 10 - 20% tổng chỉ tiêu, trong đó số lượng tuyển thẳng mỗi ngành không quá 30% chỉ tiêu của ngành đó)

- Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: thí sinh tham dự Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; thí sinh đạt giải trong các kỳ thi HSG quốc gia (nhất, nhì, ba) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ, KHKT.

- Xét tuyển thẳng căn cứ kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS đối với thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên, cụ thể như sau:

  • Xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành / chương trình đào tạo đối với thí sinh có chứng chỉ ACT, SAT, A-level đạt ngưỡng quy định của Trường. Đối với chứng chỉ A-level, các môn học phải phù hợp với ngành dự tuyển.
  • Xét tuyển thẳng vào các ngành/chương trình Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS (Academic) từ 6.5 trở lên (hoặc tương đương).

- Xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn dành cho thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng một trong các điều kiện sau:

  • Thí sinh thuộc hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Tiếng Anh) của các trường THPT chuyên trên toàn quốc.
  • Thí sinh được chọn tham dự Kỳ thi HSG giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Tiếng Anh bậc THPT; thí sinh được chọn tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài Truyền hình Việt Nam.
  • Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) 6.0 trở lên hoặc tương đương được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế quản lý.
  • Thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT (dự kiến 50 - 60% tổng chỉ tiêu)

Điều kiện: thí sinh có điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 7.0 trở lên.

- Điểm xét từng ngành/chương trình đào tạo được xác định theo tổng điểm thi 03 môn thi của một trong các tổ hợp: A00, A01, A02, B00, D01, D07, D26, D28 và D29 (có tính hệ số môn chính ở một số ngành và điểm cộng ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Các tổ hợp A02 (Toán-Lý-Sinh), D26 (Toán-Lý-Đức), D28 (Toán-Lý-Nhật) và D29 (Toán-Lý-Pháp) được sử dụng để xét tuyển vào một số ngành đặc thù của trường.

- Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) từ 5.0 trở lên hoặc tương đương có thể được quy đổi điểm tiếng Anh thay cho môn thi tiếng Anh ở kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào các ngành/chương trình đào tạo theo tổ hợp A01, D01, D07.

c. Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (dự kiến 30 - 40% tổng chỉ tiêu)

- Kỳ thi được tổ chức sau Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại 03 địa điểm của Miền Bắc. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 8.000 – 10.000.

- Thí sinh dự thi Bài thi tổ hợp trong 180 phút, gồm 2 phần:

+ Phần bắt buộc, gồm Toán (trắc nghiệm, tự luận) và Đọc hiểu (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 120 phút.

+ Phần tự chọn (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 60 phút, chọn 1 trong 3 phần:

  • Tự chọn 1: Lý – Hóa đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành trừ ngành Ngôn ngữ Anh.
  • Tự chọn 2: Hóa – Sinh đối với thí sinh đăng ký xét tuyển nhóm ngành khối Hóa – Thực phẩm – Sinh học – Môi trường.
  • Tự chọn 3: Tiếng Anh đối với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế quản lý.

- Nội dung Bài thi đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo.

  • Phần Toán sẽ bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận.
  • Phần Đọc hiểu với nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ sẽ đánh giá kỹ năng đọc và năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.

- Sơ tuyển thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi đánh giá tư duy:

  • Xét theo điểm trung bình 6 học kỳ THPT của tổng 3 môn theo tổ hợp lựa chọn: Toán – Lý – Hóa; Toán – Hóa – Sinh; Toán – Văn – Anh (tương ứng với tự chọn 1, 2, 3).
  • Điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT trong tổ hợp môn sơ tuyển đạt từ 7.0 trở lên.

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng sẽ được Nhà trường công bố sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT 2020.

4.3. Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng

  • Ưu tiên vùng, miền, đối tượng chính sách được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GDĐT, áp dụng cho các phương thức tuyển sinh của Trường.
  • Thí sinh không sử dụng quyền được tuyển thẳng sẽ được ưu tiên khi xét tuyển tài năng theo hình thức xét hồ sơ năng lực và phỏng vấn (nếu đăng ký).

V. Học phí Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2021 - 2022

Đối với khoá nhập học năm 2021 (K66), học phí của năm học 2021-2022 dự kiến như sau:

  • Chương trình Đào tạo chuẩn (~ 22-28tr/năm).
  • Chương trình ELiTECH (~40-45tr/năm).
  • Các chương trình, học phí ~ 50 - 60tr/năm: Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10, IT-E10x), Công nghệ thông tin Việt - Pháp (IT-EP, IT-EPx), Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (EM-E14, EM-E14x).
  • Chương trình Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế ~45-50tr/năm.
  • Chương trình Đào tạo quốc tế (~55-65tr/năm).
  • Chương trình TROY (học 3kỳ/năm) (~80tr/năm).

VI. Các ngành tuyển sinh

1. Xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét điểm thi đánh giá tư duy

TT

Tên ngành/ chương trình đào tạo

Xét điểm thi TN THPT

Xét điểm thi đánh giá tư duy

Mã xét tuyểnMã xét tuyển
Nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí, Cơ khí động lực, Hàng không, Chế tạo máy
1Kỹ thuật Cơ điện tửME1ME1x
2Kỹ thuật Cơ điện tử (CT Tiên tiến)ME-E1ME-E1x
3Kỹ thuật Cơ khíME2ME2x
4Cơ điện tử - ĐH CN Nagaoka Nhật Bản
(CT Đào tạo Quốc tế)
ME-NUTME-NUTx
5Cơ khí - Chế tạo máy - ĐH Griffith Úc
(CT Đào tạo Quốc tế)
ME-GUME-GUx
6Cơ điện tử - ĐH Leibniz Hannover CHLB Đức
(CT Đào tạo Quốc tế)
ME-LUHME-LUHx
7Kỹ thuật Ô tôTE1TE1x
8Kỹ thuật Ô tô (CT Tiên tiến)TE-E2TE-E2x
9Kỹ thuật Cơ khí động lựcTE2TE2x
10Kỹ thuật Hàng khôngTE3TE3x
11Cơ khí Hàng không (CT Việt - Pháp PFIEV)TE-EPTE-EPx
Nhóm ngành Kỹ thuật Điện, Điện tử
1Kỹ thuật ĐiệnEE1EE1x
2Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoáEE2EE2x
3Kỹ thuật Điều khiển - Tự động hoá (CT Tiên tiến)EE-E8EE-E8x
4Tin học công nghiệp và Tự động hóa
(CT Việt - Pháp PFIEV)
EE-EPEE-EPx
5Kỹ thuật Điện tử - Viễn thôngET1ET1x
6Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông (CT Tiên tiến)ET-E4ET-E4x
7Kỹ thuật Y sinh (CT Tiên tiến)ET-E5ET-E5x
8Hệ thống nhúng thông minh và IoT (CT Tiên tiến)ET-E9ET-E9x
9Điên tử - Viễn thôngĐH Leibniz Hannover CHLB Đức

(CT Đào tạo Quốc tế)

ET-LUHET-LUHx
Nhóm ngành Công nghệ thông tin, Toán tin
1CNTT: Khoa học Máy tínhIT1IT1x
2CNTT: Kỹ thuật Máy tínhIT2IT2x
3Công nghệ thông tin (Việt - Pháp)IT-EPIT-EPx
4Công nghệ thông tin (Việt - Nhật)IT-E6IT-E6x
5Công nghệ thông tin (Global ICT)IT-E7IT-E7x
6Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo
(CT Tiên tiến)
IT-E10IT-E10x
7Khoa học máy tính - ĐH Troy Hoa Kỳ
(CT Đào tạo Quốc tế)
TROY-ITTROY-ITx
8Toán - TinMI1MI1x
9Hệ thống thông tin quản lýMI2MI2x
Nhóm ngành Kỹ thuật Hoá học, Thực phẩm, Sinh học, Môi trường
1Kỹ thuật Hoá họcCH1CH1x
2Hoá họcCH2CH2x
3Kỹ thuật inCH3CH3x
4Kỹ thuật Hoá dược (CT Tiên tiến)CH-E11CH-E11x
5Kỹ thuật Sinh họcBF1BF1x
6Kỹ thuật Thực phẩmBF2BF2x
7Kỹ thuật Thực phẩm (CT Tiên tiến)BF-E12BF-E12x
8Kỹ thuật Môi trườngEV1EV1x
Nhóm ngành Kỹ thuật Vật liệu, Kỹ thuật Nhiệt, Vật lý Kỹ thuật, Kỹ thuật Dệt - May
1Kỹ thuật Vật liệuMS1MS1x
2KHKT Vật liệu (CT Tiên tiến)MS-E3MS-E3x
3Kỹ thuật NhiệtHE1HE1x
4Kỹ thuật Dệt - MayTX1TX1x
5Vật lý Kỹ thuậtPH1PH1x
6Kỹ thuật Hạt nhânPH2PH2x
Nhóm ngành Công nghệ giáo dục, Kinh tế - Quản lý, Ngôn ngữ Anh
1Công nghệ giáo dụcED2ED2x
2Kinh tế công nghiệpEM1EM1x
3Quản lý công nghiệpEM2EM2x
4Quản trị kinh doanhEM3EM3x
5Kế toánEM4EM4x
6Tài chính - Ngân hàngEM5EM5x
7Phân tích kinh doanh (CT Tiên tiến)EM-E13EM-E13x
8Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
(CT Tiên tiến)
EM-E14EM-E14x
9Quản trị kinh doanh - ĐH Troy Hoa Kỳ
(CT Đào tạo Quốc tế)
TROY-BATROY-BAx
10Tiếng Anh KHKT và Công nghệFL1FL1x
11Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tếFL2FL2x

2. Các chương trình tài năng: Tổ chức xét tuyển sau khi nhập học

STTTên ngành
1Kỹ thuật Cơ điện tử (Hệ thống Cơ điện tử thông minh và Rôbốt)
2Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
3Điều khiển và Tự động hoá thông minh
4Khoa học Máy tính
5Toán - Tin
6Vật lý kỹ thuật (Công nghệ Nano và Quang điện tử)
7Kỹ thuật Hoá học

3. Các chương trình dự kiến tuyển sinh và đào tạo năm 2022

TT

Tên ngành/ chương trình đào tạo

Xét điểm thi TNTHPT

Xét điểm thi đánh giá tư duy

Mã xét tuyểnMã xét tuyển
1An toàn không gian số
Cyber Security (CT Tiên tiến)
IT – E15IT-E15x
2Kỹ thuật đa phương tiện (CT Tiên tiến)ET-E16ET-E16x
3Hệ thống điện và năng lượng tái tạo (CT Tiên tiến)EE - E18EE-E18x
4Quản lý tài nguyên môi trườngEV2EV2x
5Vật lý y khoaPH3PH3x