Diều bay như thế nào

Chẳng qua là chiều nay chạy bộ thì bắt gặp một khung cảnh thả diều trên bãi cỏ gần nhà.... Thấy đẹp quá nên muốn tìm cớ up hình lên đây cho mọi người xem thui hihi ^^
Chắc có lẽ, nhiều bạn ở đây đã từng thả diều hoặc biết đến nó, vậy có ai đặt câu hỏi tại sao cái diều bay trên trời được không nhỉ? Hôm nay mình sẽ dành hẳn một topic cho chủ đề này nha
Diều bay như thế nào

Giả sử đường MN là mặt cắt ngang chiếc diều. Lúc thả diều, ta kéo dây thì nó chuyển động nằm nghiêng do sức nặng của đuôi. Giả sử chiều của chuyển động ấy là từ phải sang trái. Gọi góc nghiêng của mặt phẳng diều đối với đường nằm ngang là alpha. Ta hãy xét những lực tác dụng vào diều, gồm: trọng lực, lực cản không khí, lực căng dây T, lực ép.
Không khí dĩ nhiên là ngăn cản chuyển động, gây ra một sức ép nào đó vuông góc với mặt phẳng. Trên hình, lực ép được biểu diễn bằng mũi tên OC, vuông góc với MN. Có thể phân tích OC thành hai lực theo quy tắc hình bình hành, ta được lực OD và OP. Lực OD đẩy chiếc diều về phía sau và do đó làm giảm vận tốc ban đầu của nó. Còn lực OP thì kéo diều lên trên. Nó làm giảm trọng lượng của diều và nếu đủ lớn thì có thể thắng trọng lượng này, đưa diều lên cao, như ở trên mình đã giải thích.

=> Tóm gọn lại: Con diều muốn bay được thì phải đón gió và mặt diều phải nghiêng xuống dưới.

Đôi lúc, con diều sẽ bị lắc qua lắc lại tưởng chừng như sắp rơi xuống đất, chúng ta có thể khắc phục lỗi này để con diều được ổn định bằng cách đính phía dưới cái diều một số tua hoặc dải giấy.
Xét theo góc độ vật lý, làm như vậy là để điều chỉnh trọng tâm của diều hướng xuống dưới, và như vậy khi diều nghiêng quá thì trọng lực sẽ làm cho nó khôi phục lại vị trí vốn có.

Đơn giản thế thôi nhưng cũng phải rất cẩn thận mới chế tạo được một con diều hoàn hảo các bạn nhỉ ^^ Tấm ảnh bầu trời đầy sao của tui đẹp quá nên tui ngại khoe... mọi người ngắm đỡ tấm này nhé
Diều bay như thế nào
Diều bay như thế nào
Diều bay như thế nào

 

 Trung Hoa xưa đã chế tạo ra con diều vào khoảng 1000 năm trước Công nguyên. Bài viết này sẽ giúp các bạn nắm được nguyên lí của con diều và cách để thả diều bay cao.

Diều bay như thế nào

Để thả diều, người ta phải cần đến gió. Khi có luồng không khí chuyển động phía trên và dưới con diều, sẽ tạo ra một lực nâng con diều bay lên. Điều này về sau được người ta ứng dụng để nâng cánh của máy bay.

Khi con diều được đặt nghiêng một góc, nó làm hướng gió chệch xuống dưới, tạo ra một lực nâng thứ hai lên con diều. Trong khi làm con diều, điều quan trọng nhất là phải “cột lèo” cho đúng.

Con diều có thể được điều khiển bởi một hay nhiều sợi dây. Dây điều khiển phải được cột vào đúng trọng tâm của diều để diều được cân bằng, theo cách gọi dân gian là ” cột lèo”.

Nếu điểm ” cột lèo” không đúng trọng tâm, diều bị chao đảo, không bay được. Khi diều bay lên, việc thả dây diều dài hay ngắn phải tùy theo sức gió nặng nhẹ.

Nếu sức gió không đổi, dây diều thả càng dài thì góc nâng của diều càng nhỏ, lực tác dụng để nâng diều sẽ giảm đi và diều sẽ bị giảm độ cao. Người chơi diều thành thạo phải cảm nhận được sức gió để nới hoặc thu bớt dây giữ diều.

Diều bay như thế nào

Thú thả diều ngày nay đã được nâng lên thành môt môn nghệ thuật với nhiều cuộc thi lớn, hội tụ những con diều sáng tạo và kì công, thu hút rất nhiều người xem.

Diều là một loại đồ chơi lợi dụng sức gió để bay lên không trung. Nó được thiết kế để các luồng gió chuyển động qua diều góp phần nâng diều hướng lên trên. Diều trong tiếng anh là Kite và thả diều là “fly a kite“.

Diều bay như thế nào
Diều và Thả diều là gì

Thả diều là hành động điều khiển diều bay lên không chung. Đây là một trò chơi dân gian thú vị tại Việt Nam đã có từ lâu đời. Tại các vùng quê, lên đê thả diều là một ký ức không thể nào quên của nhiều người. Trò chơi này được các em nhỏ vô cùng thích thú mỗi khi hè về.

Cấu tạo và các loại diều

Diều rất đa dạng chủng loại nhưng về cấu tạo thường gồm 3 phần chính là:

  • Thân diều: Nơi tiếp nhận gió và thường được làm từ vải, giấy, ninon, gỗ,…
  • Dây cương: Đoạn dây để kết nối giữa phần thân diều và dây thả diều.
  • Dây điều khiển: Dây điều khiển độ cao của diều và giữ cho diều cố định không bị bay mất.

Cấu tạo của diều về khí động học tương tự như một chiếc máy bay, máy bay tạo ra lực đẩy nhờ động cơ còn diều tạo ra lực đẩy bằng lực căng của dây và gió. Lực nâng được tạo bởi sự chênh lệch áp suất giữa mặt trên và mặt dưới của diều khi diều lướt gió.

Phần đuôi diều có nhiệm vụ tăng cường giữ cho diều ít bị chao đảo, quay vòng tròn. nếu bạn có một cái diều to thì phần đuôi có thể làm ngắn lại. Nhưng nếu bạn làm một cái diều nhỏ thì phần đuôi phải thật dài mới chịu được gió to và bay lên cao được. Nếu diều của bạn nhỏ mà đuôi ngắn, nó có thể bị quay vòng tròn, chao đảo ngay ở điều kiện gió nhẹ và không bao giờ bay lên cao được.

Phần đầu diều thì rất đa dạng cách thiết kế diều chim, diều sáo, diều rồng, diều rắn, diều cá mập, diều máy bay, … Rất đa dạng kiểu dáng và bên ngoài có bán sẵn rất nhiều. Đôi khi chúng ta muốn tự tay làm diều để thể hiện tay nghề.

Đặc biệt vời diều sáo, được lắp thêm 1 cây sáo và khi thả bạn sẽ nghe thấy âm thanh phát ra rất thú vị.

Cách làm diều giấy

Cách làm diều giấy rất dễ bạn có thể xem clip sau:

Chỉ có một lưu ý khi làm diều dạng này là nếu làm một chiếc diều có phần thân siêu to, kích thước như 1 tờ báo trở lên thì có thể bạn không cần phải làm phần đuôi, diều vẫn bay được và trông rất ngộ nghĩnh.

Nếu bạn làm diều có kích thước nhỏ hơn 1 tờ báo thì đuôi càng dài càng chịu được gió to và bay được càng lên cao. Diều chịu đươc gió mạnh mới là chiếc diều tốt và có thể bay cao không tưởng.

Cách thả diều dễ nhất

Chỉnh vị trí của dây thả buộc vào dây cương nằm trong khoảng quá nửa trên, nghĩa là hơi hướng về phái trước 1 chút thì diều mới bay được. Vị trí buộc dây sai cũng làm diều không thể bay cao hoặc không thể bay được luôn kể cả là diều mua.

Diều cần có đủ gió để có thể bay lên. Khi mới bắt đầu thả bạn nên tìm một nơi thật quang đãng để có thể chạy tiếp sức cho diều khi gió yếu. Chúng ta cùng tìm hiểu cách thả diều nhé:

Đầu tiên, bạn phải để ý tới sức gió ở thời điểm hiện tại, nếu bạn giơ diều ra mà diều có thể bay lên được ngay chứng tỏ gió khá mạnh. Những lúc như vậy thì việc thả diều trở lên rất dễ dàng rồi.

Cái chúng ta cần quan tâm là đa số khi ở tầm thấp gió thường khong đủ đề diều bay lên. Bạn cần phải di chuyển ngược chiều gió để tăng sức gió cho diều, vừa chạy bạn vừa phải thả dây để diều có đủ dây để bay lên cao dần. Hoặc nếu có hai người thì nhờ 1 người cầm diều, rải dây dài ra sẵn rồi nhờ người cầm diều phi lên hộ.

Khi diều đã đạt đủ độ cao, trên cao gió sẽ mạnh hơn bên dưới mặt đất, bạn sẽ không phải chạy nữa mà có thể đứng yên để điều khiển diều.

CÁCH ĐIỀU KHIỂN DIỀU

Bạn biết đấy, bầu trời không phải lúc nào cũng có gió mà gió lúc có lúc không, lúc mạnh lúc yếu vì vậy bạn cần phải điều khiển diều để không bị rơi, hỏng diều. Diều của bạn khi đang bay ở trên cao thì đột nhiên hạ xuống từ từ có nghĩa là gió đang yếu đi, bạn phải tiếp gió cho diều bằng cách di chuyển ngược chiều gió và tăng độ cao cho diều để trên cao có nhiều gió mạnh hơn.

Đặc biệt, khi bạn đang thả diều mà thấy diều quay vòng tròn, trao đảo đánh võng thì đây là dấu hiệu của việc diều đang bị thừa gió so với thiết kế (Diều to chịu được gió mạnh hơn). Khi thừa gió thì bạn phải di chuyển xuôi theo chiều gió để giảm sức gió cho diều, đồng thời cuộn dây lại để hạ độ cao xuống khu vực có gió yếu hơn.

Hầu hết những trường hợp bị rơi diều là do gió quá mạnh, diều quay vong tròn và rơi. Trong khi người chơi diều không biết điều khiển hạ thấp độ cao. Nhiều trường hợp thấy nhiều chao đảo lại còn kéo diều chạy làm diều bị quay vòng tròn và rơi cực nhanh.

Thả diều nên chọn khu vực rộng rãi để tiện điều khiển khi gió to, gió yếu. Không nên thả trên nóc nhà vì không đủ diện tích, nguy hiểm cho người chơi.

Lưu ý: Sử dụng cuộn dây to để thả diều giúp bạn thu dây vào trong trường hợp khẩn cấp sẽ nhanh hơn. mình thường sửu dụng 1 lon bia hay 1 cái chai để cuộn sẽ rất nhanh và nhẹ.

Tại sao diều của tôi không thể bay được?

Diều không bay được có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên hãy kiểm tra bị trí buộc dây cương đã nằm đúng chưa. Dây thả buộc vào dây cương phải được buộc hướng về phía trước (Trong khoảng 60 – 75%).

Thiết kê diều chưa tốt, không chịu được gió mạnh, thậm chí chưa chịu được gió nhẹ. Gắn thêm đuôi thật dài để chịu được sức gió mạnh hơn. Đuôi hai bên của diều giấy cũng giúp nó ít bị đánh võng hơn.