Điều chế Fe từ FeCl3 bằng phương pháp nhiệt luyện thì số phản ứng ít nhất phải dung là

Mức độ nhận biết - Đề 1Câu 1: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu hơn MgA. NaB. CaC. KD. FeCâu 2: Muốn điều chế Cu từ dung dịch CuSO 4 theo phương pháp thủy luyện ta dùng kim loạinào sau đây làm chất khử:A. NaB. AgC. FeD. CaCâu 3: Dãy kim loại nào dưới đây tác dụng được với dung dịch HClA. Hg, Ca, FeB. Au, Pt, Al.C. Na, Zn, MgD. Cu, Zn, KCâu 4: Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxihóa như sau: Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Ag+/Ag. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?A. Cu.B. Fe.C. Ag.D. Ni.Câu 5: Kim loại nào sau đây không điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?A. Ni.B. Cu.C. Al.D. Ag.Câu 6: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?A. Pb.B. W.C. AuD. HgCâu 7: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?A. PbB. AuC. WD. HgCâu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?A. Criolit có tác dụng hạ nhiệt độ nóng chảy của Al.B. Trong ăn mòn điện hóa trên cực âm xảy ra quá trình oxi hóa.C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.D. Trong điện phân dung dịch NaCl trên catot xảy ra quá trình oxi hóa nước.Câu 9: Kim loại nào sau đây không điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?A. Cu.B. Ag.C. Al.D. Ni.Câu 10: Cho phản ứng giữa lưu huỳnh với hidro như hình vẽ sau, trong đó ống nghiệm 1 để tạora H2, ống nghiệm thứ 2 dùng để nhận biết sản phẩm trong ống. Hãy cho biết hiện tượng quan sátđược trong ống nghiệm 2 là:A. Dung dịch chuyển sang màu vàng do S tan vào nước.B. Có kết tủa trắng của PbSC. Có kết tủa đen của PbSD. Có cả kết tủa trắng và dung dịch vàng xuất hiện.Câu 11: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất :A. MgB. NaC. LiD. AlCâu 12: Cho dãy các kim loại K, Zn, Ag, Al, Fe. Số kim loại đẩy được Cu ra khỏi muối CuSO 4làA. 3B. 2C. 4D. 5Câu 13: Tính chất hóa học đặc trung của kim loại là :A. Tính oxi hóaB. Tính axitC. Tính khửD. Tính bazoCâu 14: Ion kim lọi nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong các ion Al3+, Fe2+, Fe3+, Ag+A. Fe3+B. Fe2+C. Fe2+D. Ag+.Câu 15: Dãy nào sau đây bao gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về tính dẫnđiện?A. Cu, Fe, Al, AgB. Ag, Cu, Fe, AlC. Fe, Al, Cu, AgD. Fe, Al, Ag, CuCâu 16: Dãy các kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?A. Na, Mg, FeB. Ni, Fe, PbC. Zn, Al, CuD. K, Mg, CuCâu 17: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và khí Cl2 cho cùng một muối?A. Cu, Fe, ZnB. Na, Al, ZnC. Na, Mg, CuD. Ni, Fe, MgCâu 18: Cho các ion sau: SO42-, Na+, K+, Cl-, NO3-. Dãy các ion nào không bị điện phân trongdung dịch?A. SO42-, Na+, K+, Cu2+ B. K+, Cu2+, Cl-, NO3C. SO42-, Na+, K+, Cl-D. SO42-, Na+, K+, NO3-Câu 19: Cho các thí nghiệm sau:(1) thanh Zn nhúng vào dd H2SO4 loãng ;(2) thanh Zn có tạp chất Cu nhúng vào dd H2SO4 loãng ;(3) thanh Cu mạ Ag nhúng vào dd HCl;(4) thanh Fe tráng thiếc nhúng vào dd H2SO4 loãng ;(5) thanh Fe tráng thiếc bị xước sâu vào tới Fe nhúng vào dd H2SO4 loãng ;(6) miếng gang đốt trong khí O2 dư;(7) miếng gang để trong không khí ẩm.Hãy cho biết có bao nhiêu quá trình xảy ra theo cơ chế ăn mòn điện hóa.A. 5B. 4C. 3D. 6Câu 20: Khi cho kim loại tác dụng với dung dịch HNO3. Vậy sản phẩm không thể có:A. NOB. NH4NO3C. NO2D. N2O5Câu 21: Kim loại nào trong số các kim loại: Al, Fe, Ag, Cu có tính khử mạnh nhất?A. CuB. AlC. Ag.D. Fe.Câu 22: Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện làA. Na và CuB. Mg và ZnC. Fe và CuD. Ca và FeCâu 23: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3 ?A. CuB. NiC. AgD. FeCâu 24: Cho 4 dung dịch riêng biệt : (a) Fe 2(SO4)3 ; (b) H2SO4 loãng ; (c) CuSO4 ; (d) H2SO4loãng có lẫn CuSO4. Nhúng vào mỗi dung dịch thanh Zn nguyên chất. Số trường hợp xuất hiệnăn mòn điện hóa là :A. 3B. 1C. 4D. 2Câu 25: Cho các kim loại : Cu, Al, Ag, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất là :A. AuB. AgC. AlD. CuCâu 26: Nhận xét nào sau đây không đúng :A. Kim loại có độ cứng cao nhất trong các kim loại là CromB. Các kim loại Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch HNO 3 đặc nguội và H2SO4 đặcnguộiC. Kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối halogenua củanóD. Kim loại thủy ngân tác dụng được với lưu huỳnh ở ngay nhiệt độ thườngCâu 27: Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần dẫn điện của kim loại ( từ trái qua phải ) làA. Fe, Au,Cu, AgB. Au,Fe, Ag, CuC. Ag,Au,Cu,FeD. Ag,Cu,Au,FeC. CsD. LiCâu 28: Kim loại nhẹ nhất làA. KB. NaCâu 29: Nhận xét nào sau đây đúngA. Các nguyên tố nhóm IA đều là kim loại kiềm.B. Các kim loại nhóm IIA đều phản ứng được với nước.C. Các nguyên tố nhóm B đều là kim loại.D. Khi kim loại bị biến dạng là do các lớp electron mất đi.Câu 30: Tiến hành phản ứng khử oxit X thành kim loại bằng khí CO ( dư) theo sơ đồ hình vẽ:Oxit X làA. CuOB. Al2O3C. K2OD. MgOCâu 31: Trong quá trình sản xuất Ag từ quặng Ag2S bằng phương pháp thủy luyện người ta dùngcác hóa chấtA. Dung dịch H2SO4, ZnB. Dung dịch HCl đặc, MgC. Dung dịch NaCN, ZnD. Dung dịch HCl loãng, MgCâu 32: Thí nghiệm nào sau đây chắc chắn có bọt khí bay ra?A. Cho từ từ bột Zn vào H2SO4 loãng.B. Cho từ từ bột Cu vào dung dịch HCl 1M.C. Cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.D. Cho một miếng Al vào dung dịch H2SO4 đặc.Câu 33: Kim loại được dùng phổ biến để tạo trang sức, có tác dụng bảo vệ sức khỏe làA. đồngB. sắt tâyC. bạcD. sắtCâu 34: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?A. Kim loại có độ cứng nhất là Cr.B. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu.D. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.Câu 35: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?A. Ag.B. Al.C. Fe.D. Cu.Đáp án1-D11-C21-B31-C2-C12-A22-C32-A3-C13-C23-C33-C4-C14-D24-A34-C5-C15-C25-B35-A6-D16-B26-C7-D17-B27-D8-B18-D28-D9-C19-C29-C10-C20-D30-ALỜI GIẢI CHI TIẾTCâu 1: Đáp án DKim loại đứng sau Mg trong dãy điện hóa sẽ có tính khử yếu hơn Mg đó là FeCâu 2: Đáp án CDùng kim loại đứng trước Cu nhưng từ Mg trở về sau trong dãy điện hóa => FeCâu 3: Đáp án CNhững kim loại đứng trước Htrong dãy điện hóa thì phản ứng được với HClA sai do Hg không phản ứngB có Au và Pt không phản ứngC đúngD sai do Cu không phản ứngCâu 4: Đáp án CKim loại có tính khử yếu nhất là AgCâu 5: Đáp án CKim loại nào sau đây không điều chế được bằng phương pháp thủy luyện Al.Câu 6: Đáp án DKim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất Hg.Câu 7: Đáp án DHg là kim loại duy nhất ở thể lỏng ở điều kiện thường nên có nhiệt độ nóng chảy thấp nhấtCâu 8: Đáp án BA. Sai => sửa Criolit giúp hạ nhiệt độ nóng chảy của Al2O3C. Sai => sửa Kim loại dẫn điện tốt nhất là AgD. Sai => sửa trên catot xảy ra quá trình khử nướcCâu 9: Đáp án CPhương pháp thủy luyện dùng để điều chế các kim loại từ Al trở về sau trong dãy điện hóaCâu 10: Đáp án CCác phản ứng xảy ra :Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2H2 + S -> H2SH2S + Pb(NO3)2 -> PbS↓ (đen) + 2HNO3Câu 11: Đáp án CKim loại nhẹ nhất : LiCâu 12: Đáp án AKim loại đẩy được Cu ra khỏi muối CuSO4 là : Zn, Al, FeCâu 13: Đáp án CTính chất hóa học đặc trung của kim loại là : Tính khửCâu 14: Đáp án DIon kim lọi nào có tính oxi hóa mạnh nhất là Ag+Câu 15: Đáp án CKim loại dẫn điện tốt nhất là Ag > Cu > Au > Al > FeCâu 16: Đáp án BCâu 17: Đáp án BSắt có 2 hóa trị khi tác dụng với Cl2 cho FeCl3 còn HCl cho FeCl2Đồng ko tác dụng với HCl nên ko cho muốiChú ý:Sắt có 2 hóa trị khi tác dụng với Cl2 cho FeCl3 còn HCl cho FeCl2Câu 18: Đáp án DTrong nước các ion kim loại kiềm ko nhận được e ( vì phản ứng với nước )Câu 19: Đáp án C(2) , ( 5) , ( 7)Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học: đồng thời cả 3 điều kiện sau- Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại –phi kim hay kim loại – hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn là cực âm- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện liGang, thép là hợp kim Fe – CKhông khí ẩm có chứa H2O, CO2, O2…tạo ra lớp dung dịch chất điện li phủ lên bề mặt gang,thép làm xuất hiện vô số pin điện hóa mà Fe là cực âm, C là cực dương.Câu 20: Đáp án DN+5 trong HNO3 sẽ bị khử xuống số oxi hóa thấp hơn chứ ko thể vẫn là +5 trong N2O5Câu 21: Đáp án BCâu 22: Đáp án CPhương pháp nhiệt luyện là khử oxit của các kim loại yếu thành kim loại và chỉ áp dụng đượccho các kim loại yếu từ Zn trở đi ( sau Al )Câu 23: Đáp án CCâu 24: Đáp án ACác trường hợp : (a), (c), (d)Câu 25: Đáp án BCâu 26: Đáp án CCâu 27: Đáp án DDãy sắp xếp theo chiều giảm dần dẫn điện của kim loại ( từ trái qua phải ) là Ag,Cu,Au,FeCâu 28: Đáp án DKim loại nhẹ nhất là LiCâu 29: Đáp án CCâu 30: Đáp án AChỉ những oxit của KL đứng sau Al trong dãy điện hóa bị khử bởi CO.Câu 31: Đáp án CCâu 32: Đáp án AB. Cu không phản ứngC, D có thể tạo ra muối amoni => có thể không có khíCâu 33: Đáp án CCâu 34: Đáp án CC. Sai vì kim loại dẫn điện tốt nhất là AgCâu 35: Đáp án ASắp xếp theo dãy điện hóa: Al > Fe > Cu > AgMức độ nhận biết - Đề 2Câu 1: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?A. Fe.B. Mg.C. Al.D. Ag.Câu 2: Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?A. CaB. FeC. ZnD. CuCâu 3: Để bảo vệ chân cầu bằng sắt ngâm trong nước sông, người ta gắn vào chân cầu (phầnngập trong nước) những thanh kim loại nào sau đây?A. Pb.B. Cu.C. Zn.D. Sn.Câu 4: Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào để khử độcthủy ngân :A. Bột thanB. NướcC. Bột lưu huỳnhD. Bột sắtCâu 5: Phát biểu nào dưới đây không đúng :A. Nguyên tắc chung để điểu chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tửB. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khửC. Ăn mòn hóa học phát sinh ra dòng điệnD. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa khửCâu 6: Cho các phát biểu sau :(a) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (điện cực trơ) thu được khí H2 ở catot(b) Cho CO dư qua hỗn hợp MgO và Fe3O4 đun nóng thu được MgO và Fe(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO 4 và H2SO4 có xuất hiện hiện tượng ăn mòn điệnhóa(d) Kim loại có nhiệt độ nóng chảy lớn nhất là W, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag(e) Cho mẩu Na vào dung dịch muối CuSO4 sau phản ứng thu được Cu kim loạiSố phát biểu đúng là :A. 5B. 3C. 4D. 2Câu 7: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất :A. Fe3+B. Al3+C. Ag+D. Cu2+Câu 8: Tính chất vật của kim loại nào dưới đây không đúng ?A. Tính cứng: Fe < Al < Cr.B. Nhiệt độ nóng chảy: Hg < Al < W.C. Khả năng dẫn điện: Ag > Cu > Al.D. Tỉ khối: Li < Fe < Os.Câu 9: Cho khí CO2 dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, Al 2O3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toànthu được chất rắn gồm:A. Cu, Al2O3, Mg.B. Cu, Al, MgO.C. Cu, MgO, Al2O3.D. Cu, Mg, Al.Câu 10: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ?A. Xesi.B. Natri.C. Liti.D. Kali.Câu 11: Kim loại nào dưới đây khi tác dụng với HCl loãng và tác dụng với Cl 2 cho cùng mộtloại muối clorua kim loại ?A. Fe.B. Cu.C. Zn.Câu 12: Những tính chất vật lý chung của kim loại là:A. Tính dẻo, có ánh kim và rất cứng.B. Tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim, có khối lượng riêng lớn.D. Ag.D. Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, và có ánh kim.Câu 13: Trong số các kim loại sau, cặp kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất và thấpnhất:A. W, Hg.B. Au, W.C. Fe, Hg.D. Cu, Hg.Câu 14: Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại theo thứ tự tính khử tăng dần ?A. Pb, Sn, Ni, Zn.B. Ni, Sn, Zn, Pb.C. Ni, Zn, Pb, Sn.D. Pb, Ni, Sn, Zn.Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm:(1) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.(2) Dẫn NH3 qua ống đựng Cuo nóng.(3) Cho Al vào dung dịch Fe2SO4 dư(4) Cho K vào dung dịch Cu(NO3)2Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có tạo thành kim loại làA. 1B. 4C. 2D. 3Câu 16: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất có kí hiệu hóa học là:A. Cr.B. W.C. Hg.D. O2.Câu 17: Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối làA. Mg.B. Fe.C. Zn.D. Al.Câu 18: Dãy so sánh tính chất vật lí của dãy kim loại nào sau đây không đúng?A. Nhiệt độ nóng cháy của Hg< Al< WB. Khả năng dẫn điện và nhiệt của Ag>Cu>AuC. Tính cứng của Fe> Cr > CsD. Khối lượng riêng của Li< Fe< OsCâu 19: Dãy các kim loại đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối củachúng với điện cực trơ làA. Cu, Ca, ZnB. Fe, Cr, AlC. Li, Ag, SnD. Zn, Cu, AgCâu 20: Trong khí quyển có các chất sau: O 2, Ar, CO2, H2O, N2. Những chất nào là nguyên nhângây ra sự ăn mòn kim loại phổ biến?A. O2 và H2OB. CO2, O2C. CO2 và H2OD. O2 và N2Câu 21: Trong số các ion sau: Fe3+, Cu2+, Fe2+ và Al3+. Ion có tính oxi hóa mạnh nhất là:A. Fe2+B. Cu2+C. Fe3+D. Al3+Câu 22: Trường hợp nào sau đây xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa ?A. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch HCl.B. Đốt bột sắt trong khí clo.C. Cho bột đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.D. Để đoạn dây théo trong không khí ẩm.Câu 23: Để thu được kim loại đồng từ dung dịch CuSO 4 bằng phương pháp thủy luyện, ta khôngthể dùng kim loại nào sau đây?A. Mg.B. Ca.C. Fe.D. Zn.Câu 24: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s22p6 là:A. K+B. Na+C. Rb+D. Li+Câu 25: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy:A. Ag.B. Fe.C. CuD. Na.Câu 26: Phản ứng nào sau đây có thể xảy ra trong dung dịch?A. Fe+ZnCl2B. Mg+NaClC. Fe+Cu(NO3)2D. Al+MgSO4Câu 27: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?A. NaB. AlC. FeD. MgCâu 28: Trong các kim loại sau đây, kim loại nào có tính khử yếu nhất :A. AlB. MgC. AgD. FeCâu 29: Dãy gồm các kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:A. Na, Fe, KB. Na, Cr, KC. Be, Na, CaD. Na, Ba, KCâu 30: Dãy kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl và Cl2 đều cùng tạo một muối :A. Cu, Fe, ZnB. Ni, Fe, MgC. Na, Mg, CuD. Na, Al, ZnC. LiD. CsCâu 31: Kim loại nhẹ nhất :A. KB. NaCâu 32: Cho một mẫu hợp kim (Zn – Mg – Ag) vào dung dịch CuCl 2, sau phản ứng thu đượchỗn hợp 3 kim loại gồm :A. Zn, Mg, AgB. Mg, Ag, CuC. Zn, Mg, CuD. Zn, Ag, CuCâu 33: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?A. Dẫn nhiệt.B. Cứng.C. Dẫn điện.D. Ánh kim.Câu 34: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?A. Ánh kimB. Tính dẻoC. Tính cứngD. Tính dẫn điệnCâu 35: Kim loại nào dẻo nhất trong tất cả các kim loại sau?A. liti.B. sắt.C. đồng.D. vàng.Đáp án1-D11-C21-C31-C2-D12-D22-D32-D3-C13-A23-B33-B4-C14-A24-B34-C5-C15-C25-D35-D6-B16-B26-C7-B17-B27-ALỜI GIẢI CHI TIẾTCâu 1: Đáp án DCâu 2: Đáp án D8-A18-C28-C9-C19-D29-D10-A20-A30-DKim loại đứng sau H trong dãy điện hóa sẽ không tác dụng được với axit H2SO4 loãngCâu 3: Đáp án CĐể bảo vệ sắt chống ăn mòn điện hóa=> dùng kim loại có tính khử mạnh hơn sắt để bảo vệFe, khi bị ăn mòn thì kim loại này sẽ bị ăn mòn trước => dùng ZnCâu 4: Đáp án CDựa vào phản ứng : Hg + S -> HgS↓ (dễ thu gom)Câu 5: Đáp án CC sai. Ăn mòn điện hóa mới phát sinh ra dòng điệnCâu 6: Đáp án B(a) sai vì catot thu được Cu, khi nào điện phân hết Cu2+ mới có thể thu được H2(b) Đúng(c) Đúng(d) Đúng(e) Sai.Na + H2O -> NaOH + ½ H2O2NaOH + CuSO4 -> Cu(OH)2 + Na2SO4Câu 7: Đáp án BDựa vào dãy điện hóa kim loại. Từ trái sang phải, tính khử của kim loại giảm dần và tính oxihóa của ion tương ứng tăng dần.Câu 8: Đáp án ACâu 9: Đáp án CChỉ có CuO bị khử bởi CO => Các chất sau phản ứng là Cu, MgO, Al2O3.Câu 10: Đáp án ACâu 11: Đáp án CCâu 12: Đáp án DCâu 13: Đáp án ACâu 14: Đáp án ATheo dãy điện hóa tính khử được sắp xếp theo chiều tăng dần là: Pb, Sn, Ni, Zn.Câu 15: Đáp án CCác thí nghiệm thu được kim loại là (1) (2)Câu 16: Đáp án BCâu 17: Đáp án BCâu 18: Đáp án CA,B,D đúngC, sai vì tính cứng Cr > Fe > CsCâu 19: Đáp án DĐiện phân dung dịch muối để điều chế kim loại dùng để điều chế kim loại đứng sau Al trongdãy điện hóaCâu 20: Đáp án ACâu 21: Đáp án CCâu 22: Đáp án D( Để xảy ra ăn mòn điện hóa phải thỏa mãn cả 3 điều kiện ăn mòn điện hóa)Câu 23: Đáp án BDo Ca sẽ tác dụng với nước của dung dịch: Ca  2 H 2 O � Ca (OH ) 2  H 2� CaSO4  Cu (OH ) 2Sau đó: Ca (OH ) 2  H 2 SO4 ��Câu 24: Đáp án BM++1s22s22p61e→ M→ 1s22s22p63s1 (Na)Câu 25: Đáp án DPhương pháp điện phân nóng chảy dùng để điều chế kim loại kiềm => chọn KL NaCâu 26: Đáp án CCâu 27: Đáp án ACâu 28: Đáp án CDựa vào dãy điện hóa kim loại. Từ trái sang phải, tính khử của kim loại giảm dần.Câu 29: Đáp án DCâu 30: Đáp án DFe :Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2Fe + 1,5Cl2 -> FeCl3Cu :Không phản ứng với HClCâu 31: Đáp án CCâu 32: Đáp án DTính khử kim loại Mg > Zn > AgKhi phản ứng với CuCl2 thì Mg phản ứng trước ZnSau đó, Cu tạo ra phản ứng tiếng với AgClVì sau phản ứng có 3 kim loại => Ag, Cu, ZnCâu 33: Đáp án BTính chất vật lí chung của kim loại gồm: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim=> không có tính cứngCâu 34: Đáp án CCâu 35: Đáp án DMức độ nhận biết - Đề 3Câu 1: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là:A. Fe, Al, Cu.B. Fe, Al, Ag.C. Fe, Zn, Cr.D. Fe, Al, Cr.Câu 2: Trong số các kim loại sau: Ag, Cu, Au, Al. Kim loại có độ dẫn điện tốt nhất ở điều kiệnthường làA. Al.B. Au.C. Ag.D. Cu.Câu 3: Dung dịch nào sau đây tác dụng được với kim loại Ag?A. Fe(NO3)2.B. HNO3 đặc.C. HCl.D. NaOH.Câu 4: Phương pháp chung để điều chế kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp hiện nay làA. Nhiệt luyện.B. thủy luyệnC. điện phân nóng chảy.D. điện phân dung dịch.Câu 5: Cho dãy các kim loại sau: Al, Cu, Au, Fe. Kim loại có tính dẻo nhất trong dãy trên làA. Al.B. Fe.C. Au.D. Cu.Câu 6: Tính dẫn điện của các kim loại giảm dần theo trật tự nào sau đây?A. Ag, Cu, Au, Al, Fe. B. Ag, Au, Cu, Al, Fe. C. Ag, Cu, Al, Au, Fe. D. Ag, Cu, Au, Fe, Al.Câu 7: Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất làA. Hg.B. Al.C. Cs.D. Li.Câu 8: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?A. CuB. MgC. FeD. AlCâu 9: Cho dãy các kim loại: Na, Al, W,Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhấtlàA. Na.B. Fe.C. Al.D. WCâu 10: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường?A. CuB. AgC. CaD. FeC. Pb.D. Cr.Câu 11: Kim loại có độ cứng lớn nhất làA. Fe.B. Ag.Câu 12: Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp làA. thủy luyện.B. điện phân nóng chảy.C. nhiệt luyện.D. điện phân dung dịchCâu 13: Dãy gồm các kim loại được xếp theo chiều tính khử tăng dần làA. Mg, Cu, Zn, Al.B. Cu, Zn, Al, Mg.C. Cu, Mg, Zn, Al.D. Al, Zn, Mg, Cu.Câu 14: Kim loại nào sau đây phản ứng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường?A. Be.B. Al.C. K.D. Mg.Câu 15: Kim loại Zn có thể khử được ion nào sau đây?A. Ca2+.B. H+.C. Na+.D. Mg2+.Câu 16: Cho dãy các kim loại sau: K, Ca, Mg, Ba, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy có khả năng tácdụng với nước ở điều kiện thường làA. 5.B. 4.C. 3.D. 2.Câu 17: Kim loại có tính khử mạnh nhất, trong số các đáp án sau:A. Na.B. Li.C. K.D. Cs.Câu 18: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?A. Cu.B. Fe.C. Mg.D. Al.Câu 19: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?A. Ag.B. Al.C. Fe.D. Cu.Câu 20: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiệnthường, X là chất lỏng. Kim loại X làA. Pb.B. W.C. Cr.D. Hg.Câu 21: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl làA. Hg, Ca, FeB. Au, Pt, AgC. Na, Zn, MgD. Cu, Zn, KCâu 22: Trong các kim loại dưới đây, kim loại nào có tính khử mạnh nhất?A. Cu.B. Ag.C. Au.D. Mg.Câu 23: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhấtA. CuB. AlC. FeD. AgCâu 24: Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn làA. Ca, BaB. Sr, KC. Na,BaD. Be, AlCâu 25: Ở điều kiện thường, kim loại có độ cứng lớn nhất làA. W.B. Fe.C. Al.D. Cr.Câu 26: Kim loại nào sau đây hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường?A. Mg.B. K.C. Ag.D. Cu.Câu 27: Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?A. Mg.B. Al.C. Cu.D. Fe.Câu 28: Kim loại nào sau đây tan tốt ở nhiệt độ thường?A. Fe.B. Ca.C. Al.D. Mg.C. Au.D. Ag.Câu 29: Kim loại có độ dẫn điện tốt nhất là:A. Al.B. Cu.Câu 30: Tác nhân nào sau đây có tính khử mạnh nhất?A. Fe2+.B. Ag.D. Al3+.C. Cu.Câu 31: Kim loại nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?A. Na.B. Ag.C. Hg.D. Mg.Câu 32: Kim loại nào dưới đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?A. Cu.B. Zn.C. Fe.D. K.Câu 33: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?A. HgB. WC. PbD. HgCâu 34: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Al, Cr. Kim loại mềm nhất trong dãy làA. Al.B. Cr.C. Na.D. Cu.Câu 35: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là:A. Khử các cation kim loạiB. Oxi hóa các cation kim loạiC. Oxi hóa các kim loạiD. Khử các kim loạiĐáp án1-D11-D21-C31-C2-C12-B22-D32-D3-B13-B23-B33-A4-C14-C24-A34-C5-C15-B25-D35-A6-A16-C26-B7-D17-D27-C8-B18-C28-B9-D19-A29-D10-C20-D30-CLỜI GIẢI CHI TIẾTCâu 1: Đáp án DCâu 2: Đáp án CCâu 3: Đáp án BCâu 4: Đáp án CGhi nhớ: Phương pháp để điều chế các kim loại kiềm, kiềm thổ, Al, là điện phân nóng chảymuối halogen hoặc oxit của chúng.Câu 5: Đáp án CĐộ dẻo của các kim loại giảm dần theo thứu tự: Au > Cu > Al > FeCâu 6: Đáp án ACâu 7: Đáp án DLi là kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhấtCâu 8: Đáp án BCâu 9: Đáp án DNhiệt độ nóng chảy của kim loại theo thứ tự: W > Fe > Al > NaVậy W có nhiệt độ nóng chảy cao nhấtCâu 10: Đáp án CCâu 11: Đáp án DCâu 12: Đáp án BGhi nhớ: Để điều chế các kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm dùng phương pháp điện phân nóngchảy muối halogen tương ứng của chúng hoặc điện phân nóng chảy oxit kim loại ( ứng vớiAl)Câu 13: Đáp án BGhi nhớ: Dãy điện hóa học của kim loại: K, Na, Ca, Ba, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu,Hg, Ag, Pt, AuĐi từ trái sang phải tính kim loại giảm dần, tức tính khử giảm dần.Câu 14: Đáp án CGhi nhớ: Các kim loại kiềm và kiềm thổ ( Ca, Ba) phản ứng dễ dàng với nước ở nhiệt độthườngCâu 15: Đáp án BZn thể hiện tính khử khi tác dụng với ion H+Zn + 2H+ → Zn2+ + H2↑Câu 16: Đáp án CCác kim loại: K, Ca, Ba tác dụng với H2O ở đk thường => có 3 kim loạiCâu 17: Đáp án DTính khử là tính kim loại. Trong bảng tuần hoàn, trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuốngdưới tính kim loại tăng dần. Vậy kim loại Cs có tính khử mạnh nhất trong dãy các kim loạitrên.Câu 18: Đáp án CKim loại đứng trước có tính khử mạnh hơn kim loại đứng sau.Câu 19: Đáp án ACâu 20: Đáp án DCâu 21: Đáp án CA có Hg không phản ứngB cả 3 chất đều không phản ứng với HClC đúngD sai do Cu không phản ứng với HClCâu 22: Đáp án DCâu 23: Đáp án BKim loại có tính khử mạnh nhất là AlCâu 24: Đáp án AHai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là Ca, BaCâu 25: Đáp án DCâu 26: Đáp án BCâu 27: Đáp án CCu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tác dụng được với H2SO4 loãngCâu 28: Đáp án BCa là kim loại kiềm thổ nên tan tốt trong nước ở nhiệt độ thườngCâu 29: Đáp án DCâu 30: Đáp án CCâu 31: Đáp án CTất cả các kim loại chỉ có kim loại Hg ở thể lỏng ở điều kiện thườngCâu 32: Đáp án DGhi nhớ: Các kim loại kiềm, kiềm thổ (trừ Be, Mg), Al được điều chế bằng phương pháp điệnphân nóng chảyCâu 33: Đáp án ACâu 34: Đáp án CĐộ cứng của kim loại: Na < Al < Cu < Cr => Na là kim loại mềm nhấtCâu 35: Đáp án AMức độ thông hiểu - Đề 1Câu 1: Để điều chế kim loại X người ta tiến hành khử oxit X bằng khí CO (dư) theo mô hình thínghiệm dưới đâyOxit X là chất nào trong các chất sauA. CaOB. K2OC. Al2O3Câu 2: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau:Fe + CuSO4 → FeSO4 + CuPhát biểu nào sau đây đúng?D. CuOA. Ion Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe2+.B. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.C. Ion Fe2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cu2+.D. Kim loại Cu khử được ion Fe2+Câu 3: Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2;(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3;(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có lẫn CuCl2;(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3;(5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm.Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa làA. 1B. 2C. 4D. 3Câu 4: Dẫn V lít khí CO ( dktc) qua ống sứ đựng lượng dư CuO nung nóng. Sau khi phản ứnghoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 4,0 gam so với ban đầu. Giá trị của V làA. 2,24B. 3,36C. 5,60D. 4,48Câu 5: Ngâm thanh Cu dư vào dung dịch AgNO 3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fedư vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y cóchứa chất tan là:A. Fe(NO3)2B. Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.C. Fe(NO3)3D. Fe(NO3)3; Fe(NO3)2.Câu 6: Cho phương trình hóa học của phản ứng sau:Fe + CuSO4 → FeSO4 + CuPhát biểu nào sau đây đúng?A. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn kim loại Fe.B. Kim loại Cu khử được ion Fe2+.C. Ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Cu2+.D. Ion Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion Fe2+Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có lẫn CuCl2.(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.(5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm.Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là:A. 4B. 2C. 1D. 3Câu 8: Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al 2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy rahoàn toàn thu được chất rắn làA. Al2O3,Cu,MgO,Fe .B. Al2O3,Fe2O3,Cu,MgOC. Al2O3,Cu,Mg,Fe .D. Al,Fe,Cu,Mg.Câu 9: Cho các kim loại: Na, Al, Fe, Pb, Cu, Ag. Số kim loại tác dụng với Fe(NO 3) trong dungdịch?A. 5B. 4C. 6D. 3Câu 10: Cho các phản ứng xảy ra sau đây:(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần ính oxi hóa là:A. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+ B. Mn2+, H+, Ag+, Fe 3+C. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+ D. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+Câu 11: Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?A. Kim loại dẫn điện tốt nhất là CuB. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.C. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là LiD. Kim loại có độ cứng nhất là Cr.Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng.(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.(3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2.(4) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít CuCl2.(5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch ZnCl2.(6) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít MgCl2.Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là.A. 5B. 4C. 3D. 2Câu 13: Nhúng thanh Zn vào dung dịch muối X, sau phản ứng thu được dung dịch có khốilượng giảm so với dung dịch ban đầu. Muối X là muối nào sau đây ?A. Ni(NO3)2B. AgNO3C. Fe(NO3)3D. Cu(NO3)2Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng về so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt :A. Nhôm và sắt đều bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc nguộiB. Nhôm có tính khử mạnh hơn sắtC. Nhôm và sắt tác dụng với khí Clo dư theo cùng tỉ lệ molD. Nhôm và sắt đều bền trong không khí ẩm và nướcCâu 15: Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ màng ngăn xốpđến khi khí bắt đầu thoát ra ở cả 2 điện cực thì ngừng. Dung dịch sau điện phân hòa tan đượcAl2O3. Nhận định nào sau đây đúng :A. Khí thoát ra ở anot là Cl2 và O2B. Khí thoát ra ở anot chỉ có Cl2C. H2O tham gia phản ứng điện phân ở catotD. Ở catot có khí H2 thoát raCâu 16: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa Cu(NO 3)2 và AgNO3 sau phản ứngxảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và rắn Z gồm 2 kim loại. Nhận định nào sau đây là sai :A. Cho Z vào dung dịch HCl loãng dư không thấy khí thoát raB. Dung dịch Y chứa tối đa 3 loại ionC. Lượng Mg đã phản ứng hếtD. Dung dịch Y chứa tối thiểu 2 muốiCâu 17: Cho 2 muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau :(1) X + Y -> Không phản ứng(2) X + Cu -> Không phản ứng(3) Y + Cu -> Không phản ứng(4) X + Y + Cu -> Phản ứngHai muối X, Y thỏa mãn là :A. Mg(NO3)2 và Na2SO4B. NaNO3 và H2SO4C. NaHSO4 và NaNO3D. Fe(NO3)3 và NaHSO4Câu 18: Cho 2 phương trình rút gọn sau :Fe + Cu2+ -> Fe2+ + CuCu + 2Fe3+ -> Cu2+ + 2Fe2+Nhận xét nào dưới đây đúng :A. Tính khử : Fe > Fe2+ > CuB. Tính khử : Fe2+ > Cu > FeC. Tính oxi hóa : Cu2+ > Fe3+ > Fe2+D. Tính oxi hóa : Fe3+> Cu2+ > Fe2+Câu 19: Tiến hành các thí nghiệm sau :(1) Thả 1 viên Mg vào dung dịch HCl có nhỏ giọt dung dịch CuSO4(2) Thả viên Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3(3) Thả viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2(4) Thả viên Zn vào dung dịch H2SO4A. 1B. 4C. 3D. 2Câu 20: Một vật làm bằng hợp kim Zn- Fe đặt trong không khí ẩm sẽ bị ăn mòn điện hóa. Cácquá trình xảy ra tại điện cực là:A. Anot: Fe→ Fe2+ + 2e và Catot: O2 + 2H2O +4e → 4OH-.B. Anot: Zn→ Zn2+ + 2e và Catot: Fe + 2e → Fe2+ .C. Anot: Fe→ Fe2+ + 2e và Catot: 2H+ + 2e → H2.D. Anot: Zn→ Zn2+ + 2e và Catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-.Câu 21: Cho hỗn hợp chất rắn X gồm Al, Zn và Fe vào dung dịch CuCl2. Sau khi phản ứngxong được hỗn hợp rắn Y và dd Z. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kếttủa T. Vậy rắn Y có thể gồm:A. Zn, Fe, CuB. Al, Zn, Fe, CuC. Fe, CuD. Zn, CuCâu 22: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3 khi các phản ứng xảy ra hoàn toànthi được dung dịch X chứa 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X làA. Fe(NO3)2 và AgNO3B. AgNO3 và Mg(NO3)2C. Fe(NO3)2 và Mg(NO3)2D. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2Câu 23: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may trong phòng thí nghiệm nhiệt kế thủyngân bị vỡ thì dùng chất nào trong cá chất sau để thu hồi thủy ngânA. Bột lưu huỳnhB. Bột thanC. NướcD. Bột sắtCâu 24: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg(Z=12) làA. 1s22s22p63s2B. 1s22s22p83s2C. 1s22s22p63s1D. 1s22s22p83s1Câu 25: Cấu hình electron của ion R2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tốhóa học, nguyên tố R thuộcA. chu kì 4, nhóm VIIIAB. Chu kì 4 nhóm VIIIBC. Chu kì 4 nhóm VIBD. Chu kì 4 nhóm IIACâu 26: Thực hiện các thí nghiệm sau(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2(4) Nối thanh nhôm với thanh đồng, để ngoài không khí ẩm.Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học làA. 3B. 1C. 2D. 4Câu 27: Cho các phát biểu sau:(1) Các oxit của kim loại kiềm phản ứng với CO tạo thành kim loại.(2) Các kim loại Ag, Fe, Cu và Mg đều được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.(3) Các kim loại Mg, K, và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.(4) Cho Cu vào dung dịch FeCl3 dư, thu được dung dịch chứa 3 muối.Số phát biểu đúng làA. 4.B. 1.C. 3.D. 2.Câu 28: Hỗn hợp 1,3 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu 2+ và 2 mol Ag+ sauphản ứng hoàn toàn, lọc bỏ phần dung dịch thu được chất rắn gồm 2 kim loại. Gía trị của x cóthể làA. 2,0B. 2,2C. 1,5D. 1,8Câu 29: Kết luận nào sau đây đúng?A. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ, nồng độ Cu2+ trong dung dịch giảm.B. Kim loại có tính khử, nó bj khử thành ion dương.C. Đốt lá sắt trong khí Cl2 xảy ra ăn mòn điện hóa.D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4 không xảy ra ăn mòn điện hóa.Câu 30: Cho các phát biểu:(a) Các nguyên tố nhóm IA đều là kim loại.(b) Tính dẫn điện của kim loại giảm dần theo thứ tự: Ag, Cu, Al, Fe.(c) Kim loại Na khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.(d) Nhôm bị ăn mòn điện hóa khi cho vào dung dịch chứa Na2SO4 và H2SO4.(g) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, sau phản ứng thu được Fe.Số phát biểu đúng làA. 1.B. 3.C. 2.D. 4.Câu 31: Cho các phát biểu sau:(1) Điều chế kim loại Al bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.(2) Tất cả kim loại kiềm thổ đều tan trong nước ở nhiệt độ thường.(3) Quặng boxit có thành phần chính là Na3AlF6.(4) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo.(5) Thạch cao sống có công thức là CaSO4. H2O.(6) Đun nóng có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.Số phát biểu đúng làA. 2.B. 1.C. 3.D. 4.Câu 32: Hai kim loại nào sau đây chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?A. Fe và AgB. Ca và FeC. K và CaD. Na và CuCâu 33: Phương trình hóa học nào sau đây đúng?A. 2 Na  CuSO4 � Na2 SO4  Cu.B. 2 Fe  6 HCl � 2 FeCl3  3H 2ootC. 2 Fe  3Cl2 ��� 2FeCl3tD. CO  MgO ��� Mg  CO2Câu 34: Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòatan hết trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí H2 (đktc) . Giá trị của m là:A. 0,72B. 1,35C. 1,08D. 0,81Câu 35: Trong các ion sau: Ag+, Cu2+, Fe2+, Au3+, ion có tính oxi hóa mạnh nhất làA. Fe2+B. Cu2+C. Ag+D. Au3+Đáp án1-D11-A21-C31-B2-A12-D22-C32-C3-D13-A23-A33-C4-C14-D24-A34-C5-A15-A25-B35-D6-D16-B26-C7-A17-C27-B8-A18-D28-C9-A19-D29-ALỜI GIẢI CHI TIẾTCâu 1: Đáp án DDùng H2 để điều chế các kim loại bằng việc khử các oxit sau Al trong dãy điện hóaCâu 2: Đáp án AA đúngB sai vì Fe có tính khử mạnh hơn CuC sai vì Ion Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Fe2+.D saiCâu 3: Đáp án DTrường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa: (1) ; (3) ; (5)Câu 4: Đáp án CKhối lượng rắn giảm = khối lượng oxi trong CuO phản ứngnO = 4: 16 = 0,25 (mol)=> nCO = nO = 0,25( mol) => VCO = 0,25.22,4 = 5,6 (lít)Câu 5: Đáp án A AgNO � ddX : Cu  NO3  2 ����� Fe  NO3  2Cu (dư) ���3� Fe duCâu 6: Đáp án DCâu 7: Đáp án ACác trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là:(1), (3), (5)Câu 8: Đáp án A10-C20-D30-COxit của các kim loại sau Al mới bị khử bởi các tác nhân khử trung bình (CO, C, H2,…)Câu 9: Đáp án AKim loại tác dụng trực tiếp với Fe(NO3)3 là : Mg , Al , Fe , Cu , PbNa tác dụng với H2O trước sau đó tạo NaOH mới tác dụng với Fe(NO3)3Câu 10: Đáp án CCâu 11: Đáp án AKim loại dẫn điện tốt nhất là AgCâu 12: Đáp án DCó : 3 , 4Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa học: đồng thời cả 3 điều kiện sau- Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Có thể là cặp hai kim loại khác nhau, kim loại –phi kim hay kim loại – hợp chất. Kim loại có thế điện cực chuẩn nhỏ hơn là cực âm- Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn- Các điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li5 ,6 khác kim loại nhưng không có phản ứng xảy ra ; ko có sự cho nhận eCâu 13: Đáp án ATQ : nZn + 2Xn+ -> nZn2+ + 2X=>mdd giảm = mthanh KL tăng = 2X – 65n > 0=> X > 32,5nVậy X là Ag thỏa mãnCâu 14: Đáp án DNhôm bền trong không khí ẩm và nước vì có màng oxit bao bọcCòn Fe bị oxi hóa thành Fe2O3.nH2OCâu 15: Đáp án ACatot (-) : Cu2+ + 2e -> CuAnot (+) : 2Cl- - 2e -> Cl22H2O – 4e -> O2 + 4H+Câu 16: Đáp án BZ gồm : Cu ; AgY gồm : Mg2+ ; Fe2+ ; có thể có Cu2+Câu 17: Đáp án CH2SO4 đặc nóng có thể hòa tan Cu=> chỉ có đáp án C thỏa mãnCâu 18: Đáp án DCác phương trình phản ứng đã cho liên quan đến các cặp oxi hóa khử được sắp xếp trong dãyđiện hóa sau :Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu ; Fe3+/Fe2+Theo qui luật biến đổi tính oxi hóa và khử của các chất và ion trong dãy thì :Tính khử : Fe > Cu > Fe2+Tính oxi hóa : Fe3+ > Cu2+ > Fe2+Câu 19: Đáp án DGồm (1) và (3)Câu 20: Đáp án DHợp kim Fe – Zn khi bị ăn mòn, Zn sẽ bị ăn mòn trướcCâu 21: Đáp án C+CuCl2 NaOH du�Al; ZnvaFe ���� ddZ : Al3+; Zn2+; Fe2+ ����� Fe(OH ) 2 �ran��ranY : Fe; CuCâu 22: Đáp án CCho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO 3 khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thiđược dung dịch X chứa 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X làThứ tự xảy ra phản ứng là Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2AgFe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCó 2 muối trong dung dịch và 2 kim loại nên X có 2 muối là Mg(NO 3)2 và Fe(NO3)2 còn kimloại dư là Ag, FeCâu 23: Đáp án ANếu chẳng may trong phòng thí nghiệm nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng Bột lưu huỳnh đểthu hồi thủy ngânCâu 24: Đáp án AỞ trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Mg(Z=12) là1s22s22p63s2Câu 25: Đáp án BCấu hình electron của R: 1s22s22p63s23p63d64s2→ Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố R thuộc Chu kì 4 nhóm VIIIBCâu 26: Đáp án CCác thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là (3), (4).Câu 27: Đáp án B(1), (2), (3) đều sai