Điều lệ Đảng hiện hành quy định hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng là gì

Bên cạnh việc khen thưởng Đảng viên có thành tích, Điều lệ Đảng cũng quy định rõ nếu Đảng viên vi phạm kỷ luật thì sẽ bị xử lý công minh, chính xác, kịp thời.

Theo đó, khoản 2 Điều 35 Điều lệ Đảng quy định các hình thức kỷ luật gồm:

- Với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;

- Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;

- Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đặc biệt, Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm thì vẫn bị xem xét, kết luận. Nếu vi phạm ở mức phải thi hành kỷ luật thì phải kỷ luật.

Đồng thời, Quy định 102 năm 2017 khẳng định:

- Đảng viên vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự, không xử lý nội bộ;

- Đảng viên bị Tòa án tuyên phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên thì phải khai trừ; nếu bị phạt bằng hình thức thấp hơn như phạt cải tạo không giam giữ hoặc được miễn trách nhiệm hình sự, bị xử phạt hành chính thì tùy nội dung, tính chất, tác hại… mà xem xét, thi hành kỷ luật Đảng thích hợp;

- Kỷ luật Đảng không thay thế kỷ luật hành chính, đoàn thể hoặc các hình thức xử lý khác của pháp luật…

Như vậy, tùy vào từng đối tượng, mức độ, hành vi, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng… Đảng viên sẽ bị kỷ luật theo từng hình thức khác nhau.

Điều lệ Đảng hiện hành quy định hình thức kỷ luật đối với tổ chức đảng là gì

Các hình thức kỷ luật Đảng viên mới nhất  (Ảnh minh họa)  

Quyết định kỷ luật Đảng có hiệu lực ngay sau khi công bố

Đây là nội dung được nêu tại khoản 6 Điều 39 Điều lệ Đảng. Cụ thể:

Kỷ luật Đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định

Mặc dù vậy, nếu Đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng 01 tháng, kể từ ngày nhận được kết luận có quyền khiếu nại với cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên.

Khi nhận được khiếu nại, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra phải xem xét, giải quyết, trả lời cho Đảng viên biết.

Đáng lưu ý: Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, Đảng viên bị kỷ luật vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật.

Sau một năm kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ hình thức khai trừ), nếu Đảng viên không khiếu nại, tái phạm hoặc vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên hết hiệu lực (theo khoản 10 Điều 2 Quy định 102).

Như vậy, có thể thấy, quyết định kỷ luật Đảng viên có hiệu lực ngay sau khi được công bố. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại thì Đảng viên vẫn phải chấp hành đúng quyết định kỷ luật đã được nhận.

Mặc dù Đảng viên vi phạm sẽ bị kỷ luật tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ nêu tại bài viết dưới đây:

>> 2 trường hợp Đảng viên chưa bị xem xét kỷ luật

Theo điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, tùy theo từng đối tượng mà có các hình thức kỉ luật khác nhau. Đối với tổ chức Đảng các hình thức kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo, giải tán. Đối với Đảng viên chính thức, các hình thức kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Đối với Đảng viên dự bị, các hình thức kỷ luật gồm có khiển trách, cảnh cáo.[1]

Mục lục

  • 1 Kỷ luật tổ chức Đảng
  • 2 Kỷ luật Đảng viên chính thức
  • 3 Kỷ luật Đảng viên dự bị
  • 4 Một số trường hợp Đảng viên cao cấp bị kỉ luật
  • 5 Tham khảo

Kỷ luật tổ chức ĐảngSửa đổi

Kỷ luật Đảng viên chính thứcSửa đổi

Kỷ luật Đảng viên dự bịSửa đổi

Một số trường hợp Đảng viên cao cấp bị kỉ luậtSửa đổi

  • Danh sách các thành viên của Bộ chính trị Việt Nam bị kỷ luật

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Phần thứ ba: Thi hành kỷ luật trong Đảng”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2017.

CHƯƠNG VIII: KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Ðiều 34: Tổ chức đảng và đảng viên có thành tích được khen thưởng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. 

Ðiều 35:

1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời.  2. Hình thức kỷ luật:  - Ðối với tổ chức đảng: khiển trách, cảnh cáo, giải tán;  - Ðối với đảng viên chính thức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;  - Ðối với đảng viên dự bị: khiển trách, cảnh cáo. 

Ðiều 36:

Thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:  1. Chi bộ quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong chi bộ (kể cả cấp ủy viên các cấp, đảng viên thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý) vi phạm phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, sinh hoạt đảng, thực hiện nhiệm vụ đảng viên (trừ nhiệm vụ do cấp trên giao). Ðảng ủy cơ sở quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên trong đảng bộ, cách chức cấp ủy viên cấp dưới. Ðảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên thì có quyền quyết định khai trừ đảng viên, nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp và đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý.  2. Cấp ủy tỉnh, thành, huyện, quận và tương đương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo cấp ủy viên cùng cấp. Ban thường vụ cấp ủy quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp và cấp trên.  3. Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị. Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, nhưng không phải là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.  4. Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấp ủy viên cùng cấp; quyết định khiển trách, cảnh cáo đảng viên là cán bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý và cấp ủy viên cấp dưới trực tiếp.  5. Cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp trên có quyền chuẩn y, thay đổi hoặc xóa bỏ hình thức kỷ luật do cấp dưới quyết định.  6. Ðảng viên giữ nhiều chức vụ bị kỷ luật cách chức thì tùy mức độ, tính chất vi phạm mà cách một hay nhiều chức vụ.

Ðiều 37:

Thẩm quyền thi hành kỷ luật tổ chức đảng vi phạm:  1. Cấp ủy cấp trên trực tiếp quyết định khiển trách, cảnh cáo tổ chức đảng cấp dưới.  2. Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng do cấp ủy cấp trên trực tiếp đề nghị, cấp ủy cấp trên cách một cấp quyết định. Quyết định này phải báo cáo lên cấp ủy cấp trên trực tiếp và Ủy ban Kiểm tra Trung ương.  3. Chỉ giải tán một tổ chức đảng khi tổ chức đó phạm một trong các trường hợp: có hành động chống đường lối, chính sách của Ðảng; vi phạm đặc biệt nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng hoặc pháp luật của Nhà nước. 

Ðiều 38:

1. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm không thuộc thẩm quyền quyết định kỷ luật của cấp mình thì đề nghị lên cấp có thẩm quyền quyết định.  2. Trường hợp tổ chức đảng cấp dưới không xử lý hoặc xử lý không đúng mức đối với tổ chức đảng và đảng viên vi phạm thì cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên quyết định các hình thức kỷ luật theo thẩm quyền, đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đó.  3. Kỷ luật giải tán một tổ chức đảng và khai trừ đảng viên phải được ít nhất hai phần ba số thành viên của tổ chức đảng cấp dưới đề nghị và do tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định. 

Ðiều 39:

1. Ðảng viên vi phạm phải kiểm điểm trước chi bộ, tự nhận hình thức kỷ luật; nếu từ chối kiểm điểm hoặc bị tạm giam, tổ chức đảng vẫn tiến hành xem xét kỷ luật. Trường hợp cần thiết, cấp ủy và ủy ban kiểm tra cấp có thẩm quyền trực tiếp xem xét kỷ luật.  2. Tổ chức đảng vi phạm phải kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật và báo cáo lên cấp ủy cấp trên quyết định.  3. Trước khi quyết định kỷ luật, đại diện tổ chức đảng có thẩm quyền nghe đảng viên vi phạm hoặc đại diện tổ chức đảng vi phạm trình bày ý kiến.  4. Quyết định của cấp dưới về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải báo cáo lên cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp; nếu đảng viên vi phạm tham gia nhiều cơ quan lãnh đạo của Ðảng thì phải báo cáo đến các cơ quan lãnh đạo cấp trên mà đảng viên đó là thành viên.  5. Quyết định của cấp trên về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm phải được thông báo đến cấp dưới, nơi có tổ chức đảng và đảng viên vi phạm; trường hợp cần thông báo rộng hơn thì do cấp ủy có thẩm quyền quyết định.  6. Kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.  7. Tổ chức đảng, đảng viên không đồng ý với quyết định kỷ luật thì trong vòng một tháng, kể từ ngày nhận quyết định, có quyền khiếu nại với cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra cấp trên cho đến Ban Chấp hành Trung ương. Việc giải quyết khiếu nại kỷ luật, thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.  8. Khi nhận khiếu nại kỷ luật, cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra thông báo cho tổ chức đảng hoặc đảng viên khiếu nại biết; chậm nhất ba tháng đối với cấp tỉnh, thành phố, huyện, quận và tương đương, sáu tháng đối với cấp Trung ương, kể từ ngày nhận được khiếu nại, phải xem xét, giải quyết, trả lời cho tổ chức đảng và đảng viên khiếu nại biết.  9. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại tổ chức đảng và đảng viên bị kỷ luật phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định kỷ luật. 

Ðiều 40:

1. Ðảng viên bị hình phạt từ cải tạo không giam giữ trở lên phải khai trừ ra khỏi Ðảng.  2. Tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, cấp ủy cấp trên trực tiếp lập tổ chức đảng mới hoặc giới thiệu sinh hoạt đảng cho số đảng viên còn lại.  3. Ðảng viên bị kỷ luật cách chức, trong vòng một năm, kể từ ngày có quyết định, không được bầu vào cấp ủy, không được bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương và cao hơn. 

4. Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng phải được cấp ủy hoặc ủy ban kiểm tra có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.