Đọc hiểu Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi

Mẹ vắng nhà là tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Thi, được viết vào tháng 6.1966, từ chuyện có thật của mẹ con chị Út Tịch ở Trà Vinh. Đó là thế giới tuổi thơ của 5 chị em con Bé tự chăm sóc nhau ở nhà trong khi mẹ Út Tịch, một du kích nổi tiếng, phải thườTập truyện ngắnng xuyên xa nhà đi đánh giặc. Hình ảnh con Bé hay leo lên ngọn dừa ngóng tin mẹ rồi giả bộ làm cô giáo dạy học cho các em, dù mình chưa biết chữ, để dỗ dành các em… đọng lại trong lòng người đọc.

 “Con Bé chờ nghe tiếng súng nổ. Từ sáng tới giờ nó đã leo lên đó mấy lần. Bốn đứa em đứng dưới nhóng tin chị. Thằng Hiển vẫn cởi truồng, đứng giạng chân, nghiêng cổ dòm. Con Anh lớn hơn một chút, bắt chước chị, leo lên cây bình bát mé rạch, ngửa cái cổ rám nắng và cái cằm như núm cau nhóng lên. Con Thanh cao hơn con Anh một cái đầu, nhúm tóc chóp đuôi bò của nó kẹp nhóng sau gáy, nó đang ráng sức bồng thằng em út và chỉ tay lên cái bóng chị cao tít tắp trên ngọn dừa như một con chim, để dỗ em”. Những lúc đó, đàn em thường nhóng cổ lên hỏi: “Thấy má chưa chị Hai?”. Còn với lớp học thì: “Con Bé hiểu ý đàn em, nó gom tất cả lại, nói: - Bây giờ chơi đi học, nghen! Đứa nào học giỏi mai mốt má cho đi học thiệt. Thằng Hiển nhảy tưng tưng, nhúm tóc vàng hoe tròn ủm của nó phập phồng như đang thở: - Em học giỏi nghen chị, má cho em bắn chóc đùng! Con Anh giơ cái cằm núm cau ra: - Em học giỏi hơn nó, em được đi học trước - Ừ, cho đi hết. - Con Bé gật đầu với cả ba đứa”.

Sau khi viết xong câu chuyện này, năm 1968, trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân, nhà văn Nguyễn Thi đã hy sinh, không kịp biết rằng Mẹ vắng nhà sau đó đã được bạn đọc đón nhận như thế nào.

- Hệ thống nhà sách Fahasa : toàn quốc - Hệ thống nhà sách Phương Nam : toàn quốc - Hệ thống nhà sách Tiền Phong : toàn quốc - Hệ thống nhà sách ADC : khu vực Hà Nội - Hệ thống nhà sách Thăng Long : Thành phố Hồ Chí Minh - Hệ thống nhà sách Cá Chép : toàn quốc - Hệ thống nhà sách Tân Việt : khu vực Hà Nội - Nhà sách Ngân Nga - Số 7 Đinh Lễ - Nhà sách Lâm - số 3 Đinh Lễ - Nhà sách Huy Hoàng - số 3 Đinh Lễ * Tuyển đại lý - Chiết khấu hấp dẫn

- Hotline : 090 4351818

Bước 1: Truy cập website và lựa chọn sản phẩm cần mua để mua hàng

Bước 2: Click vào sản phẩm muốn mua, màn hình hiển thị ra popup với các lựa chọn sau:    - Nếu bạn muốn tiếp tục mua hàng: Bấm vào phần tiếp tục mua hàng dể lựa chọn thêm sản phẩm vào giỏ hàng.   - Nếu bạn muốn xem giỏ hàng để cập nhật sản phẩm: Bấm vào xem giỏ hàng.

  - Nếu bạn muốn đặt hàng và thanh toán cho sản phẩm này vui lòng bấm vào: Đặt hàng và thanh toán.

Bước 3: Lựa chọn thông tin tài khoản thanh toán   - Nếu bạn đã có tài khoản, vui lòng nhật thông tin tên đăng nhập là email và mật khẩu vào mục đã có tài khoản trên hệ thống.   - Nếu bạn chưa có tài khoản và muốn đăng ký tài khoản vui lòng điền các thông tin các nhân để tiếp tục đăng ký tài khoản. Khi có tài khoản bạn sẽ dễ dàng theo dõi được đơn hàng của mình.

  - Nếu bạn muốn mua hàng mà không cần tài khoản vui lòng nhấp chuột vào mục đặt hàng không cần tài khoản

Bước 4: Điền các thông tin của bạn để nhận đơn hàng. Lựa chọn hình thức thanh toán và vận chuyển cho đơn hàng của mình

Bước 5: Xem lại thông tin đặt hàng, điền chú thích và gửi đơn hàng

Sau khi nhận được đơn hàng bạn gửi, chúng tôi sẽ liên hệ bằng cách gọi điện lại để xác nhận đơn hàng và địa chỉ của bạn.
Trân trọng cảm ơn

Đó là thế giới tuổi thơ của 5 chị em con Bé tự chăm sóc nhau ở nhà trong khi mẹ Út Tịch, một du kích nổi tiếng, phải thường xuyên xa nhà đi đánh giặc. Hình ảnh con Bé hay leo lên ngọn dừa ngóng tin mẹ rồi giả bộ làm cô giáo dạy học cho các em, dù mình chưa biết chữ, để dỗ dành các em… đọng lại trong lòng người đọc.

“Con Bé chờ nghe tiếng súng nổ. Từ sáng tới giờ nó đã leo lên đó mấy lần. Bốn đứa em đứng dưới nhóng tin chị. Thằng Hiển vẫn cởi truồng, đứng giạng chân, nghiêng cổ dòm. Con Anh lớn hơn một chút, bắt chước chị, leo lên cây bình bát mé rạch, ngửa cái cổ rám nắng và cái cằm như núm cau nhóng lên. Con Thanh cao hơn con Anh một cái đầu, nhúm tóc chóp đuôi bò của nó kẹp nhóng sau gáy, nó đang ráng sức bồng thằng em út và chỉ tay lên cái bóng chị cao tít tắp trên ngọn dừa như một con chim, để dỗ em”. Những lúc đó, đàn em thường nhóng cổ lên hỏi: “Thấy má chưa chị Hai?”. Còn với lớp học thì: “Con Bé hiểu ý đàn em, nó gom tất cả lại, nói: - Bây giờ chơi đi học, nghen! Đứa nào học giỏi mai mốt má cho đi học thiệt. Thằng Hiển nhảy tưng tưng, nhúm tóc vàng hoe tròn ủm của nó phập phồng như đang thở: - Em học giỏi nghen chị, má cho em bắn chóc đùng! Con Anh giơ cái cằm núm cau ra: - Em học giỏi hơn nó, em được đi học trước - Ừ, cho đi hết. - Con Bé gật đầu với cả ba đứa”.

Sau khi viết xong câu chuyện này, năm 1968, trong đợt tổng tấn công Tết Mậu Thân, nhà văn Nguyễn Thi đã hy sinh, không kịp biết rằng Mẹ vắng nhà sau đó đã được người Nhật đón nhận như thế nào.

Ông Takeshi Matsumoto, Giám đốc Bảo tàng mỹ thuật Chihiro, viết vào tháng 8.2004 khi cuốn sách này được tái bản ở Nhật: “Mẹ vắng nhà được xuất bản năm 1972, giữa lúc cuộc chiến tranh Việt Nam diễn ra hết sức ác liệt, không quân Mỹ tiến hành các cuộc ném bom bừa bãi xuống miền Bắc Việt Nam… Dịch giả cuốn sách này là ông Isao Takano, phóng viên Báo Ahahata, một người Nhật Bản rất thông thạo tình hình Việt Nam khi đó. Ông Isao Takano đã mang bản dịch tiếng Nhật cuốn truyện Mẹ vắng nhà đến NXB Shin-Nihon, đề nghị họa sĩ Chihiro Iwasaki vẽ tranh minh họa cho cuốn truyện. Tất cả các nhân vật trong truyện Mẹ vắng nhà đều có thật; trong thời gian chiến tranh Việt Nam, họ sống ở giồng Tam Ngãi, một cơ sở của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thuộc tỉnh Trà Vinh ở ĐBSCL, phía Nam Sài Gòn. Chị Nguyễn Thị Út, người mẹ thường xuyên ra mặt trận chiến đấu, vắng nhà là người anh hùng của Mặt trận Dân tộc giải phóng”.

Bà Chihiro Iwasaki, họa sĩ, đã nói tại một cuộc tọa đàm hồi tháng 9.1972: “Tôi rất vui là hôm qua đã vẽ xong tranh minh họa cho tác phẩm Mẹ vắng nhà của nhà văn trẻ Nguyễn Thi ở miền Nam Việt Nam, viết về trẻ em Việt Nam. Người mẹ thường xuyên đi đánh giặc, khi trở về với cây súng có treo chùm bánh ú. Còn ở nhà, mấy đứa trẻ cũng chơi trò đánh giặc một cách thích thú đợi mẹ về. Con chị leo lên ngọn dừa, nào có nhìn thấy mẹ đâu, nhưng nó vẫn nói với các em là “nhìn thấy mẹ”. Bọn trẻ có năm chị em, đứa lớn mới khoảng 10 tuổi. Bố của bọn trẻ cũng đi đánh giặc, vắng nhà. Câu chuyện rất hay, bọn trẻ rất hồn nhiên và dễ thương, hay cãi lộn. Đọc truyện và hình dung về những đứa trẻ, tôi cố gắng thể hiện nét mặt ngây thơ và rất dễ thương của bọn trẻ. Tôi đã xem những bức ảnh chụp trẻ em Việt Nam nấp trong các hầm trú ẩn phòng không, trong những năm tháng chiến tranh, các em trông rất dễ thương. Tôi thầm nghĩ phải cố gắng thể hiện một cách sinh động nhất những khuôn mặt ngây thơ và đáng yêu đó”.

Còn ở lời giới thiệu với bạn đọc Nhật Bản trong lần in đầu tiên, Fuki Kushida, Tổng thư ký Hội đồng Liên lạc xây dựng Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em Việt Nam, viết: “Nhân dân Việt Nam nổi tiếng lạc quan, yêu đời ngoài sự tưởng tượng của mọi người ngay cả những lúc khó khăn nhất. Đương nhiên, nhân dân Việt Nam luôn vững tin vào thắng lợi cuối cùng. Tôi tin rằng đọc cuốn truyện này, các bạn sẽ hiểu thêm nguyên nhân vì sao nhân dân Việt Nam thắng lợi. Sự dịu dàng và sức mạnh của người mẹ đã in sâu trong trái tim và truyền cho các con sức mạnh ngay cả khi “mẹ vắng nhà”. Chính tình yêu của người mẹ đã thắp sáng ngọn lửa hy vọng trong lòng mọi người dân Việt Nam”.

Vào tháng 10.2008, NXB Phụ Nữ đã in lại tác phẩm Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi cùng với 30 tranh vẽ minh họa của họa sĩ Chihiro Iwasaki kèm những câu chuyện vừa được trích dẫn. Cuốn sách ghi giá 35.000 đồng (nay không còn thấy ở nhiều nhà sách) được in tới 5.000 bản bìa cứng, khổ 21 x 30 cm, với ảnh bìa trước (3 chị em gái lớn) và bìa sau (2 em trai nhỏ) đều theo nguyên bản in ở Nhật.

Huỳnh Kim

Đề kiểm tra giữa học kì I Ngữ văn 10 - Đề số 15 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mấy ngày mẹ về quê

Là mấy ngày bão nổi

Con đường mẹ đi về

Cơn mưa dài chặn lối

Hai chiếc giường ướt một

Ba bố con nằm chung

Vẫn thấy trống phía trong

Nằm ấm mà thao thức

Nghĩ giờ này ở quê

Mẹ cũng không ngủ được

Thương bố con vụng về

Củi mùn thì lại ướt

Nhưng chị vẫn hái lá

Cho thỏ mẹ, thỏ con

Em thì chăm đàn ngan

Sáng lại chiều no bữa

Bố đội nón đi chợ

Mua cá về nấu chua

Thế rồi cơn bão qua

Bầu trời xanh trở lại

Mẹ về như nắng mới

Sáng ấm cả gian nhà.

(Mẹ vắng nhà ngày bão – Đặng Hiển)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên là gì?

Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối.

Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng) phát biểu cảm nghĩ của anh/chị về mẹ.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Vẻ đẹp những bài ca dao:

- Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ dưới chợ biết vào tay ai

- Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi

-  Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm

Câu 2:

- Nội dung chính: Văn bản Mẹ vắng nhà ngày bão có hình thức là một bài thơ nhưng đã kể câu chuyện mẹ vắng nhà trong những ngày mưa bão. Nhà chỉ còn ba bố con chăm lo việc nhà dù còn nhiều lúng túng, vất vả. Niềm vui sướng khi mẹ trở về.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: so sánh

- Tác dụng:

+ Hình ảnh mẹ vềsau cơn bão được so sánh với nắng mới, xua tan đi cái u ám của những ngày giông bão, làm sáng ấm cả gian nhà. Nắng là ánh mặt trời nhưng cao hơn là hơi ấm thương yêu toả ra từ lòng mẹ.

+ Lời thơ cũng là lời kể, lời tâm sự của người con khi mẹ trở về cũng là lúc cơn bão qua đi. Hình ảnh người mẹ trở về trong nắng ấm, sưởi ấm lòng con sau những ngày rét buốt.

+ Biện pháp so sánh giúp tác giả vừa thể hiện niềm vui khi mẹ về; tình cảm yêu quý của con với mẹ và đề cao vai trò của người mẹ trong cuộc sống của con

Câu 4:

- Về hình thức: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn và dung lượng không quá 10 dòng.

-Về  nội dung: Học sinh phát biểu những cảm nghĩ chân thành về người mẹ của mình. Ví dụ: kính trọng mẹ, yêu quý mẹ, biết ơn mẹ,..

II. LÀM VĂN

* Giới thiệu khái quát ca dao - lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng , được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của người bình dân xưa àTiếng hát than thân là một trong những biểu hiện.

* Cảm nhận về những vẻ đẹp ba bài ca dao

- Vẻ đẹp chung: đề tài than thân, cùng bắt đầu bằng công thức ngôn từ “ thân em như…”, là lời chung về giá trị con người và thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, là tiếng lòng cất lên từ chính cuộc đời bị phụ thuộc của những người con gái/ phụ nữ trong xã hội xưa đồng thời là tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của họ.

- Vẻ đẹp riêng mỗi bài từ những lời than mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau:

+ Nhân vật trữ tình ý thức được sắc đẹp, giá trị, tuổi xuân của mình (qua hình ảnh so sánh thân phận như tấm lụa đào) nhưng đồng thời cũng lo lắng, băn khoăn dự cảm về tương lai thân phận: không biết rơi vào tay ai, được đối xử thế nào…Nỗi băn khoăn bắt nguồn từ hoàn cảnh xã hội xưa - trọng nam khinh nữ, thân phận người con gái bị phụ thuộc tam tòng tứ đức, không có quyền quyết định số phận của mình. Sự đối lập hai dòng thơ là sự thấm thía nỗi lo và nỗi đau của người con gái.

+ Nhân vật trữ tình ý thức khẳng định giá trị thực sự- vẻ đẹp nội tâm (qua hình ảnh so sánh “củ ấu gai” cùng phép so sánh bổ sung), bày tỏ lời tâm tình, mong muốn được hiểu, được yêu thương bởi phẩm chất trong trắng, cao đẹp, ngọt bùi bên trong. Số lượng câu chứa đựng cả nỗi ngậm ngùi chua xót bởi giá trị không được ai biết đến.

+ Nhân vật trữ tình thể hiện sắc thái than thân rõ nhất bởi lời khẳng định về những sự phũ phàng mà bản thân phải chấp nhận “người khôn rửa mặt người phàm rửa chân”

- Vẻ đẹp lời than thân bày tỏ trong hình thức thể loại thơ lục bát với âm điệu triền miên da diết, hàm súc trong cách sử dụng những hình ảnh quen thuộc nhưng giàu sức gợi, ngôn từ bình dị, gần gũi lời ăn tiếng nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đối lập… đặc biệt lối diễn đạt bằng một số công thức ngôn từ…

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ đề