Đơn vị đo độ mạnh yếu của âm là gì

Đơn vị tính độ to của âm là Đề-xi-ben (dB) – đơn vị đo lường mang tính tương quan, tính theo thang logarit, thể hiện tỉ số tham chiếu giữa 2 đại lượng tỉ lệ theo công suất (năng lượng âm thanh, công suất điện/điện tử, cường độ âm thanh).

Âm thanh là các dao động cơ học của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Đơn vị tính độ to của âm là?

Câu hỏi: Đơn vị tính độ to của âm là?

A. Đề-xi-mét (dm)

B. Đề-xi-mét khối (dm3)

C. Đề-xi-ben (dB)

D. Mét vuông (m2)

Đáp án đúng C.

Đơn vị tính độ to của âm là Đề-xi-ben (dB) – đơn vị đo lường mang tính tương quan, tính theo thang logarit, thể hiện tỉ số tham chiếu giữa 2 đại lượng tỉ lệ theo công suất (năng lượng âm thanh, công suất điện/điện tử, cường độ âm thanh).

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (ký hiệu là dB). Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm.

– Trong quá trình dao động, độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động

– Biên độ dao động của vật càng lớn thì âm do vật đó phát ra càng to. Ngược lại, biên độ dao động của vật càng nhỏ thì âm do vật đó phát ra càng nhỏ.

– Khi độ to của âm càng lớn (không được quá 70dB) thì ta nghe âm càng rõ. Nếu độ to của âm quá 70 dB và trong một thời gian dài thì ta nghe không còn rõ và dễ chịu nữa. Vậy độ to của âm ở mức 70 dB gọi là giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn.

– Khi độ to của âm bằng hay lớn hơn 130 dB thì âm thanh làm cho tai nhức nhối rất khó chịu và có thể làm điếc tai. Vậy độ to của âm ở mức 130 dB gọi là ngưỡng đau có thể làm điếc tai.

Bảng cho biết độ to của một số âm:

Tiếng nói thì thầm: 20 dB

Tiếng nói chuyện bình thường: 40 dB

Tiếng nhạc to : 60 dB

Tiếng ồn rất to ở ngoài phố: 80 dB

Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng: 100 dB

Tiếng sét : 120 dB

Biên độ là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng ban đầu chứ không phải là khoảng cách lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng ban đầu.

Dựa vào giới hạn về ô nhiễm tiếng ồn (70 dB) và ngưỡng đau (130 dB) để ta xác định được những âm thanh nào ta có thể nghe được bình thường hay những âm thanh nào không thể nghe được mà gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe để có phương án tránh và bảo vệ tai.

10:13:2125/11/2020

Một vật dao động thường phát ra âm thanh có độ cao nhất định, nhưng khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ?

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu độ to của âm là gì? độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? âm to âm nhỏ khác nhau ở chỗ nào?

I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động

- Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn

- Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ

→ Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động của nguồn âm

→ Độ to của âm đặc trưng bởi biên độ dao động của nguồn âm

→ Âm to âm nhỏ khác nhau ở biên độ dao động của nguồn âm

II. Độ to của một số âm

• Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (ký hiệu là dB).

• Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm; bảng dưới đây cho biết độ to của một số âm.

 Tiếng nói thì thầm: 20 dB

 Tiếng nói chuyện bình thường: 40 dB

 Tiếng nhạc to: 60 dB

 Tiếng ồn rất to ở ngoài phố: 80 dB

 Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng: 100 dB

 Tiếng sét: 120 dB

• Ngưỡng đau (làm đau nhức tai)

 Tiếng động cơ phản lực ở các 4m: 130 dB

II. Vận dụng

* Câu C4 trang 36 SGK Vật Lý 7: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao?

* Lời giải:

- Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hơn. Vì khi đó, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn ⇒ âm càng to.

* Câu C5 trang 36 SGK Vật Lý 7: Hãy so sánh biên độ dao động của điểm giữa sợi dây đàn (điểm M) trong hai trường hợp vẽ ở hình 12.3.

Đơn vị đo độ mạnh yếu của âm là gì
* Lời giải:

- Ta thấy khoảng cách từ điểm M đến đường nằm ngang (nét đứt - tức vị trí cân bằng - hay vị trí ban đầu của dây khi chưa dao động) ở hình trên lớn hơn hình dưới ⇒ Biên độ dao động của điểm M ở hình trên lớn hơn biên độ dao động của điểm M ở hình dưới.

* Câu C6 trang 36 SGK Vật Lý 7: Khi máy thu thanh phát ra âm to, âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau như thế nào?

* Lời giải:

- Máy thu thanh phát ra âm to → biên độ dao động của màng loa lớn.

- Máy thu thanh phát ra âm nhỏ → biên dộ dao dộng của màng loa nhỏ.

* Câu C7 trang 36 SGK Vật Lý 7: Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào?

* Lời giải:

- Tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi khoảng 40 dB đến 60 dB (từ tiếng nói thường đến tiếng nói to).

> Lưu ý: Ta nghe được các tiếng động xung quanh vì âm được truyền bởi không khí đến tai làm cho màng nhĩ dao động. Dao động này được truyền qua các bộ phận bên trong tai, tạo ra tín hiệu truyền lên não giúp ta cảm nhận được âm thanh.

Đơn vị đo độ mạnh yếu của âm là gì
Màng nhĩ dao động với biên độ càng lớn ta nghe thấy âm càng to. Âm truyền đến tai có độ to quá lớn có thể làm thủng màng nhĩ. Vì vậy trong nhiều trường hợp cần phải chú ý bảo vệ tai.

Như vậy với bài viết về độ to của âm, nội dung chính các em cần ghi nhớ đó là: Biên độ dao động càng lớn thì âm càng to; Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB). Mọi góp ý, thắc mắc các em hãy để lại dưới phần đánh giá để HayHocHoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Câu hỏi: Đơn vị đo cường âm là gì?

A.N/m2

B.W/m

C.B

D.W/m2

Lời giải:

Đáp án: D Đơn vị đo cường độ âm làW/m2

Giải thích:Cườngđộâmthanhlàlượng năng lượng được sóngâmtruyền đi trong mộtđơn vịthời gian qua mộtđơn vịdiện tích đặt vuông góc với phương truyềnâm.Đơn vị cườngđộâm làoát trên mét vuông (ký hiệu: W/m2).

Năng lượng âm thanh:W

Công suất âm thanh:P, SWL

Áp suất âm thanh:p, SPL

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết vềcường độ âm thanhnhé:

Cường độ âm thanh là gì?

-Cường độ âm thanhlà lượngnăng lượngđượcsóng âmtruyền đi trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm.

- Đơn vị cường độ âm là oát trên mét vuông (ký hiệu: W/m2).

- Đơn vị mức cường độ âm làDecibel(ký hiệu:dB).

Công thức:

Giải thích:P là công suất của nguồn âm, S là diện tích miền truyền âm

Khi âm truyền trong không gian:

Đơn vị : P(W), S(m2), I(W/m2).

Mức cường độ âm:

Mức cường độ âm làđại lượng đểso sánh mức độ to, nhỏcủa âm.

Công thức:

Giải thích: I là cường độ âm tại điểm cần tính

I0là cường độ âm chuẩn (f = 1000 Hz) có giá trị là

Ước số củaBell là deciBell (dB)

Điều cần biết về Decibel- Đơn vị đo mức cường độ âm thanh

-Decibellà tên của nhà bác học tìm racường độ âm thanh.

Decibel là gì?

- Decibel- còn viết làdeciben viết tắt là dB- là một đơn vị hàm loga, đo lường âm thanh dựa trên tính chất của tai người. Âm thanh tương đương mức không nghe thấy gì sẽ là 0dB, mức đau tai không chịu được sẽ là khoảng 140dB.
- Tầm nghe của con người khoảng từ 0 đến 125dB. Dưới 40dB thì nghe rất khó còn trên 105dB thì tai sẽ bị đau đớn và trên 115dB trong khoảng thời gian dài thì sẽ bị điếc vĩnh viễn. Trên 130dB bộ não sẽ gần như chết.

Tại sao Decibel lại được sử dụng để làm đơn vị đo cường độ âm thanh?

Decibel được sử dụng để làm đơn vị đo cường độ âm thanh là bởi vì mỗi khi cường độ âm thanh được tăng lên 10 lần thì dB là đơn vị có thể thể hiện chỉ tăng 10 Decibel, giúp dễ tính toán và biểu đạt tốt cường độ. Điểm quan trọng hơn đó chính là thính giác của con người có tỉ lệ thuận với Decibel. Mỗi khi số Decibel tăng hoặc giảm thì đồng nghĩa với mức tiếng động mà con người nghe được cũng sẽ tăng hay giảm tương ứng. Do đó, đơn vị này cực kỳ phù hợp với cảm giác thực của con người.

Sử dụng Decibel để tính toán cường độ âm thanh

Người ta sử dụng Decibel để có thể tính toán được cường độ âm thanh, tiếng gió thổi hay lá cây kêu xào xạc là 0dB và cả tiếng đạn pháo là 130dB. Với cường độ âm thanh càng lớn thì mức độ ảnh hưởng đến thính giác con người sẽ càng mạnh.

-Có hai công thứctính Decibel

+ Dựa trên sự so sánh về điện áp

dB = 20 Log U1/U2.

+ Dựa trên sự so sánh về công suất

dB = 10 LOG P1/P2

Cường độ âm I = P/4πr2, với P tính bằng W, r tính bằng m⇒ đơn vị của I là W/m2