Du lịch làng nghề truyền thống là gì

Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định… Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam.

Làng nghề truyền thống là gì ?

Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.

Hình thành và phát triển

Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn]. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.

Tiêu chí làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí sau được quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn[2]:

a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

Vai trò

Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận thấy rằng ở thời đại của công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có phát triển tới đâu cũng không thay thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian.

Giá trị kinh tế

Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, chùa đình. Hàng vạn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành “Bí quyết” nghề nghiệp qua nhiều đời. Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài.

Giá trị văn hóa – xã hội

Sản phẩm của nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống… đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm. Điều đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trị nhân văn, giá trị văn hóa. Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.

Phát triển du lịch

Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề truyền thống cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu phát triển chung.

Các làng nghề truyền thống thường gắn với một vùng nông thôn vùng nông thôn. Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế – xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời. Là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò trắng, lũy tre xanh… Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có cảm giác yên lành, thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà nền sản xuất công nghiệp khiến môi trường ồn ào đến ghẹt thở. Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những sản phẩm thủ công độc đáo chỉ có được những người nghệ nhân tài hoa và có thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này.

Ngoài ra làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hoá một vùng quê, một dân tộc hiền hoà mà hiếu khách. Du khách đến du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn được nhu cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có dịp mua sắm cho mình hoặc người thân những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo, thoả mãn nhu cầu mua sắm lớn của du khách.

Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách.

Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.

Những đặc điểm sản phẩm

Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ công được lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Dần dà, các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công, dần được truyền ra lan rộng ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng…

Du lịch làng nghề truyền thống là gì

Lọ hoa – Một sản phẩm của Làng nghề Gốm bát Tràng- Hà Nội

Có 12 nhóm sản phẩm thủ công chính ở Việt Nam, bao gồm:

  1. Mây tre đan
  2. Sản phẩm từ cói và lục bình
  3. Gốm sứ
  4. Điêu khắc gỗ
  5. Sơn mài
  6. Thêu ren
  7. Điêu khắc đá
  8. Dệt thủ công
  9. Giấy thủ công
  10. Tranh nghệ thuật
  11. Kim khí
  12. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác

XEM THÊM : MŨ NÓN SƠN, TẠI SAO LẠI TÊN LÀ NÓN SƠN? VẬY CÓ PHẢI NÓN ĐƯỢC SƠN LÊN ĐƯỢC GỌI LÀ NÓN SƠN???

Mũ Nón Sơn, Tại sao lại tên là Nón Sơn? Vậy có phải nón được sơn lên được gọi là Nón Sơn???

Du lịch làng nghề truyền thống trên dải đất hình chữ S mang tên Việt Nam, bạn sẽ chiêm ngưỡng vô vàn sản phẩm độc đáo, tinh xảo với vẻ đẹp rất riêng. Trước bao biến thiên thời gian, dù nhịp sống hiện đại của thành phố đang dần len lỏi vào nông thôn thì các làng nghề nay có bước chuyển mình mạnh mẽ và trở thành một trong những nét hấp dẫn thu hút khách du lịch.

1. Du lịch làng nghề truyền thống tại làng mộc La Xuyên – Nam Định

Nhiều người cho rằng, nghề mộc ở nước ta đã ăn sâu vào đời sống, nếp nghĩ của bao thế hệ người Việt. Nhận định này phần nào cũng có phần đúng khi hình ảnh chú thợ mộc “bút chì cài tai”, “sớm dũa cưa, trưa mài đục” với bụi gỗ, mạt cưa, phôi bào đã trở nên rất thân thuộc. Từ đôi bàn tay khéo léo, họ đã sáng tạo nên vô số đồ dùng, vật dụng trang trí… có tính thẩm mỹ cao, tinh xảo và quan trọng hơn còn thể hiện hồn cốt, tinh hoa của dân tộc.

1.1. Lịch sử hình thành làng nghề mộc La Xuyên – Nam Định

Theo một số tài liệu nghiên cứu, nghề mộc nước ta bắt đầu “tựu hình” vào thế kỷ X, bắt đầu từ thời Nhà Đinh. Theo sử sách ghi lại, ông tổ của nghề này chính là Ninh Hữu Hưng (936-1020), quê ở thôn Chi Phi, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Không chỉ vậy, ông còn là có công sáng lập ra nghề chạm khắc gỗ, khảm xà cừ, khảm trai lên đồ gỗ.

Du lịch làng nghề truyền thống là gì

Trải qua hàng mấy trăm năm, đến nay mộc đã trở thành ngành nghề phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước. Và trong đó, du lịch làng nghề đồ gỗ La Xuyên (Nam Định) rất nổi tiếng với vô số mặt hàng độc đáo. Những người thợ nơi đây đã “thổi hồn” vào từng thớ gỗ, biến chúng thành các sản phẩm giàu tính ứng dụng, đẹp mắt như sập gụ, tủ chè, ghế phượng, tượng rồng… Bên cạnh đó, nó được ví như tác phẩm nghệ thuật được kết tinh từ sự khéo léo, kinh nghiệm và tâm huyết người làm.

1.2. Khám phá các công đoạn tạo nên một sản phẩm mộc mỹ nghệ trong chuyến du lịch làng nghề

Để làm nên một sản phẩm mộc mỹ nghệ, các nghệ nhân thường trải qua rất nhiều công đoạn. Ban đầu, các nghệ nhân phải có ý tưởng, sau đó tiến hành đo đạc, định hình sản phẩm, tính toán sao cho hợp lý và kinh tế. Sau khi chế mẫu cân hình, người thợ tỉ mẩn thực hiện một loạt thao tác như đục, gọt nhẵn, nạo, tỉa tách, đánh bóng…

Du lịch làng nghề truyền thống là gì

Trước sự thay đổi của thị trường, người thợ làng La Xuyên không ngừng học hỏi, nâng cấp tay nghề để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tính đến nay, sản phẩm của làng nghề này đã có mặt từ Bắc tới Nam và xuất khẩu ra nước ngoài.

>>> Xem thêm: 27 điểm du lịch gần Hà Nội cực chill để 'đi trốn' cuối tuần

2. Du lịch làng nghề hoa giấy Thanh Tiên – Thừa Thiên Huế

“Xanh xanh đỏ đỏ vàng vàng

Cứ đến tháng Chạp cả làng làm hoa”

Vào những ngày cuối năm, trên nhiều khu chợ truyền thống ở Huế, hình ảnh các O, các chị trên vai vác cây chông (hay còn gọi là cây hoa, đòn hoa) đã trở nên thân thuộc. Được biết, đây chính là những bông hoa giấy do người dân làng Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế làm ra. Với nghề làm hoa giấy độc đáo, làng nghề này đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2013.

Du lịch làng nghề truyền thống là gì

Được biết, nghề làm hoa giấy Thanh Tiên vốn xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng dân gian của người Huế. Do thời tiết tại vùng đất này khá khắc nghiệt, khi thờ cúng hoa tươi nhanh hư hỏng, vậy nên những người nông dân ở ngôi làng kể trên đã sáng tạo ra hoa giấy với mục đích trước dùng thờ cúng, sau để trang trí nhà cửa trong dịp tết đến xuân về.

Những bông hoa giấy của người làng Thanh Tiên hầu như phải làm bằng tay. Khi làm hoa, các nghệ nhân không chỉ tỉ mỉ, chăm chỉ, tâm huyết mà còn không ngừng sáng tạo. Ngoài hồng, cúc, lan, huệ… những cô chú nông dân ở đây còn sáng tạo nên hoa sen bằng giấy trông y như thật.

Trải qua hơn 300 năm phát triển với bao thăng trầm, làng hoa giấy Thanh Tiên vẫn còn hiện hữu trong từng góc nhà, nhịp sống xứ Huế. Không chỉ vậy, nơi đây còn trở thành một địa điểm du lịch làng nghề thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước tới tham quan. Các sản phẩm của làng nghề này ngày nay còn là vật dụng trang trí ở nhiều nhà hàng, khách sạn… và cả xuất khẩu.

>>> Gợi ý: Khám phá trọn vẹn cố đô với lịch trình du lịch Huế 3 ngày 2 đêm chi tiết

3. Du lịch làng nghề tại làng gốm An Hiệp – Đồng Tháp

Nhắc tới nghề gốm, nhiều người còn nhớ câu nói nay đã trở thành giai thoại: “Đồ gốm, sứ là loại chất bột nằm sâu trong lòng đất, ở những nơi linh thiêng có ma quỷ canh giữ. Muốn khai thác được phải chọn ngày lành tháng tốt. Lên tới mặt đất, nhờ ánh sáng chói lọi của mặt trời soi rọi chất bột đó mới biến thành gốm, sứ...”. Có lẽ, câu nói này phần nào thể hiện phần kỹ nghệ làm gốm sứ từ xa xưa của ông cha ta. 

Trải qua hằng mấy ngàn năm, nghề gốm nay đã trở thành một ngành nghề truyền thống ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực ven sông, nơi có nguồn nguyên liệu phong phú và dễ dàng vận chuyển. Trong đó, mỗi làng nghề có những kỹ nghệ riêng biệt và các loại mặt hàng đặc trưng. Một trong số đó chính làng gốm cù lao An Hiệp xã An Hiệp, thị trấn Sa Đéc (Đồng Tháp).

Du lịch làng nghề truyền thống là gì

Khi đến đây, làng gốm này gây ấn tượng với bao du khách với hình ảnh vô số lò gốm nối liền nhau, nhìn tựa những “kim tự tháp”, mạnh mẽ vươn lên giữa đất trời. Không chỉ vậy, cảnh nhộn nhịp của bao thuyền bè thi nhau ra vào để “ăn gốm” và từ đó chuyên chở đi khắp mọi miền đất nước cũng tạo nên một cảnh tượng đẹp mắt.

Với bàn tay và kỹ thuật điêu luyện, các nghệ nhân của làng nghề truyền thống này đã tạo nên vô số chiếc chum, nồi… bằng đất sét có màu hồng đỏ tự nhiên. Sau khi nung, chúng ửng lên lớp phấn trắng phơn phớt bên ngoài tựa như một lớp sương mỏng. Được biết, để làm nên một sản phẩm, những người thợ phải trải qua vô số công đoạn với nhiều bí quyết được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngoài những địa phương kể trên, Việt Nam có vô số làng nghề truyền thống khác với bao nét đặc trưng, vẻ đẹp riêng. Ao ước chung của nhiều người sau chuyến du lịch làng nghề đó chính là được khám phá và hiểu hơn các tầng lớp ý nghĩa và tinh hoa văn hóa Việt Nam. Bởi đằng sau mỗi sản phẩm thủ công truyền thống còn là chuyện nghề, chuyện đời và cả sự trăn trở trong chặng đường phát triển.

>>> Lưu ngay: Sổ tay du lịch miền Nam: Thời gian, địa điểm LÝ TƯỞNG nhất

4. VinWonders Nam Hội An – Khám phá tinh hoa làng nghề cả nước trong một điểm đến

VinWonders Nam Hội An là một trong những công viên giải trí tại miền Trung được nhiều người yêu thích. Ngoài việc mang đến nhiều trải nghiệm đẳng cấp quốc tế, nơi đây còn quy tụ, giới thiệu vô số ngành nghề truyền thống.

Không chỉ đơn giản là một chuyến du lịch làng nghề với các màn trình diễn quy trình làm nên một sản phẩm thủ công, mà VinWonders Nam Hội An còn quảng bá, tôn vinh, đưa các làng nghề truyền thống Việt Nam trở nên gần gũi hơn với mọi du khách, truyền bá màu sắc văn hoá đa dạng của các làng nghề. 

4.1. Lắng nghe câu chuyện văn hóa qua chuyến du lịch làng nghề tại Đảo Văn Hóa Dân Gian

Tại Đảo Văn Hóa Dân Gian, nhiều du khách đã phải trầm trồ ngạc nhiên trước không gian mang đậm dấu ấn của làng quê Việt Nam. Đó chính là các món ăn đặc sản vùng miền, cho đến lối kiến trúc đặc trưng ba miền, các làng nghề truyền thống và cả những câu chuyện văn hóa trải dài từ Bắc chí Nam cả chiều rộng lẫn bề sâu.

Khi bước qua chiếc cổng làng được làm bằng đá tổ ong như ở làng cổ Đường Lâm, đập vào mắt du khách lúc này đó chính là một thế giới làng nghề cổ truyền thu nhỏ bởi bao ngành nghề truyền thống. Với làng nghề làm giấy dó gắn liền với những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng, du khách có thể trải nghiệm từ bước xeo giấy cho đến tự tay in tranh. Dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân, nhiều khách tham quan khu du lịch làng nghề thật sự vui sướng lúc tự tay mình thực hiện những bức tranh và mang về lưu niệm.

Du lịch làng nghề truyền thống là gì

>>> Đặt vé tham quan VinWonders Nam Hội An để lắng nghe những câu chuyện về làng nghề và sở hữu nhiều trải nghiệm thú vị!

4.2. Đắm chìm trong những nét đẹp văn hóa dân gian 

Tiếp đến là hành trình du lịch làng nghề để trải nghiệm, khám phá nét đẹp của gốm Sa Đéc, dệt thủ công, mộc Nam Định, hoa giấy Thanh Tiên, đan lát, chưng cất tinh dầu, thêu thủ công…, không chỉ mê mẩn bởi những tinh hoa của làng nghề thủ công mà du khách còn được đắm chìm vào “thế giới” của âm nhạc với các làn điệu quan họ và các bài múa đậm chất văn hóa Việt Nam, những bài hát then với điệu thơ hay như hình thức nhạc lễ hát chầu văn gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần.

Bên cạnh đó, những câu chuyện cổ tích được lồng khéo léo tại các điểm du lịch hay show diễn Về Bến… hiểu hơn về công việc hằng ngày của cư dân biển miền Trung và tự hào hơn với tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam.

Du lịch làng nghề truyền thống là gì

Trước sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống đặt ra một thách thức không hề nhỏ. Chính vì vậy, việc phát triển và đưa làng nghề vào du lịch như ở VinWonders Nam Hội An là một trong những hoạt động đầy ý nghĩa trong việc duy trì, phát triển các ngành nghề truyền thống ở Việt Nam, cũng như giới thiệu nó đến đông đảo mọi người, nhất là giới trẻ.

Vậy nên, bạn hãy thực hiện một chuyến du lịch làng nghề truyền thống tại VinWonders Nam Hội An để cảm nhận rõ hơn về những giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc. Voucher, combo, tour du lịch Hội An, Nam Hội An với mức giá siêu ưu đãi sẽ giúp hành trình trải nghiệm, vui chơi, nghỉ dưỡng của bạn thêm phần trọn vẹn, ĐẶT MUA NGAY bạn nhé!

Đặc biệt, sự ra đời của Pearl Club cùng các đặc quyền chưa từng có chính là mảnh ghép hoàn hảo cho hệ sinh thái tất-cả-trong-một của Vinpearl. Điều này sẽ góp phần đem đến cho bạn và người thân yêu có thêm hàng triệu niềm vui và những trải nghiệm đáng nhớ. Hiện nay, Vinpearl đang áp dụng chương trình hội viên Pearl Club với các ưu đãi có 1-0-2 dành riêng cho chủ thẻ và người thân như:

  • Miễn phí 02 đêm nghỉ trên toàn hệ thống khách sạn, resorts của Vinpearl
  • Giảm thêm đến 10% GIÁ PHÒNG và 5% giá tour, trải nghiệm
  • Giảm đến 50% đối với dịch vụ ẩm thực và phí sân cỏ
  • Miễn phí đăng ký hội viên Pearl Club và không phí duy trì thẻ

Du lịch làng nghề truyền thống là gì

>>> Do số lượng thẻ Pearl Club có hạn nên bạn hãy tìm hiểu và ĐĂNG KÝ MỞ THẺ NGAY để tận hưởng những đặc quyền nghỉ dưỡng thượng lưu tại hệ sinh thái Vinpearl.

Xem thêm: