Dung dịch amoniac sẽ làm cho màu của chất chỉ thị thay đổi như thế nào

Amoniac (NH3) là một hợp chất vô cơ cấu tạo bởi 3 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử nitơ tạo thành liên kết kém bền được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và ứng dụng cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xử lý chất thải do khả năng trung hòa hóa chất và các kim loại nặng. Amoniac rò rỉ có thể khiến cho nạn nhân rơi vào hôn mê và tổn thương phổi, tế bào, … thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong khi hợp chất Amoni nitrat (NH4NO3) là hợp chất hoá học có khả năng gây nổ cao, khi tiếp xúc với ngọn lửa hoặc va chạm quá mạnh trong quá trình vận chuyển sẽ gây nổ với sức công phá rất lớn.

     

Dung dịch amoniac sẽ làm cho màu của chất chỉ thị thay đổi như thế nào

Thảm họa khủng khiếp ở Li-băng do Amoni nitrat phát nổ. Ảnh: AP

Thời gian qua trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã xảy ra một số sự cố, cháy, nổ lớn liên quan đến hoá chất Amoniac gây thiệt hại lớn về người và tài sản, điển hình như: ngày 10/10/2017 đã xảy ra sự cố bơm nạp Amoniac tại trạm chiết nạp Amoniac (B7/37 đường An Phú Tây – Hưng Long, ấp 2, xã An Phú Tây, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) làm 04 người bị thương, làm chết nhiều gia súc gia cầm và cây cối trong trên địa bàn; ngày 17/4/2013 đã xảy ra vụ nổ Amoni nitrat tại Nhà máy phân bón thuộc của bang Texas, Mỹ đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 14 người (trong đó có 4 lính cứu hỏa), hơn 200 người bị thương và hơn 100 ngôi nhà bị phá hủy. Đáng chú ý, mới đây nhất vào ngày 04/8/2020, hơn 2.700 tấn Amoni nitrat trữ trong một nhà kho tại cảng Beirut thuộc Thủ đô Beirut, Li-băng đã phát nổ khiến ít nhất 135 người tử vong, hơn 5.000 người bị thương, phá huỷ hoàn toàn hàng trăm ngôi nhà và công trình khu vực xung quanh cảng Beirut. Những sự cố liên quan đến Amoniac nêu trên đều phát triển thành đám cháy lớn hoặc gây ra vụ nổ phá hủy các công trình và phát tán chất độc trong phạm vi bán kính lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân, đồng thời gây làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

1. Đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của hoá chất Amoniac và Amoni nitrat

*Amoniac

Dung dịch amoniac sẽ làm cho màu của chất chỉ thị thay đổi như thế nào

Công thức hoá học của Amoniac.

Amoniac là một loại khí độc, có mùi khai đặc trưng, nhẹ hơn không khí 1,7 lần, tan nhiều trong nước. NH3 sôi ở nhiệt độ -33,34°C, do đó ngay cả trong mùa đông NH3 vẫn trạng thái khí, NH3 đóng băng ở nhiệt độ -77,7°C. Khi được thả vào khí quyển từ trạng thái hóa lỏng, NH3 bốc khói, đám mây NH3 lan đến các lớp trên của lớp bề mặt của khí quyển (trong vòng từ 1-3 phút) và gây hại trong khí quyển và trên bề mặt vật thể kéo dài trong một giờ.

Bản thân NH3 không phải là chất dễ bắt lửa và không duy trì sự cháy. Nhiệt độ bốc cháy của NH3 khá cao ở 651ºC khi có sắt xúc tác và 850ºC khi không có chất xúc tác; có thể tạo hỗn hợp nổ với không khí khi nồng độ NH3 trong hỗn hợp là 16 – 28%. Còn dung dịch NH3 trong nước an toàn hơn NH3 lỏng do không cháy, không gây nổ. Tuy nhiên, NH3 là chất rất háo nước (tan nhiều trong nước) nên khi tiếp xúc với con người, động vật, cây cối, lập tức nó “lấy nước” làm con người và động vật bị khô rát da và bỏng đường hô hấp, thậm chí suy hô hấp và tử vong, còn cây cối bị khô lá và cành non. Bên cạnh đó, NH3 hóa lỏng ở -33.4°C nên dễ gây bỏng lạnh. Mặt khác, NH3 nhẹ hơn không khí nên khuếch tán rất nhanh và ảnh hưởng trong một phạm vi rộng.

*Amoni nitrat

Dung dịch amoniac sẽ làm cho màu của chất chỉ thị thay đổi như thế nào

 Công thức hoá học của Amoni nitrat (tiếng Anh: Ammonium nitrate).

Amoni nitrat là hợp chất hóa học mang tinh thể màu trắng, hút ẩm mạnh và tan được trong nước. Amoni nitrat được dùng để điều chế trực tiếp thuốc nổ và đặc biệt nó còn là hóa chất cơ bản trong sản xuất phân bón và một số lĩnh vực công nghiệp khác có sử dụng hóa chất. NH4NO3 là chất ôxy hóa mạnh khi kết hợp với nhiên liệu như hyđrô, thường là dầu diesel (dầu) hoặc kerosene tạo thành một hỗn hợp chất gây nổ.

2. Những tác động nguy hiểm đối với con người và môi trường

Amoniac thuộc nhóm các chất có tác dụng gây ngạt và thần kinh, có khả năng gây phù phổi độc hại và tổn thương nghiêm trọng đến hệ thần kinh khi hít phải. NH3 có cả tác dụng tại chỗ và giảm đau. Hơi NH3 kích thích mạnh các màng nhầy của mắt và các cơ quan hô hấp, cũng như da. Chúng gây ra chảy nước mắt, đau mắt, bỏng hóa chất kết mạc và giác mạc, mất thị lực, ho khan, đỏ và ngứa da. Khi NH3 hóa lỏng và các dung dịch của nó tiếp xúc với da, cảm giác bỏng rát xảy ra, bỏng hóa chất với mụn nước, loét là có thể. Ngoài ra, NH3 hóa lỏng làm mát trong quá trình bay hơi và khi tiếp xúc với da, xảy ra tình trạng tê cóng ở các mức độ khác nhau.

Dung dịch amoniac sẽ làm cho màu của chất chỉ thị thay đổi như thế nào

Amoniac rò rỉ gây tổn thương phổi, suy đường hô hấp, ăn mòn da.

Dung dịch amoniac sẽ làm cho màu của chất chỉ thị thay đổi như thế nào

Amoniac rò rỉ gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường.

Mùi NH3 được cảm nhận ở nồng độ 37mg/m³. Nồng độ tối đa cho phép trong không khí của khu vực làm việc của cơ sở công nghiệp là 20mg/m3. Do đó, nếu ngửi thấy mùi NH3, thì làm việc mà không có thiết bị bảo vệ đã nguy hiểm. Các dấu hiệu tổn thương NH3: chảy nước mắt, đau mắt, mất thị lực, ho khan; với các tổn thương da, bỏng hóa chất độ 1 hoặc 2.

Amoniac được sử dụng chủ yếu trong sản xuất phân đạm, điều chế axit nitric và hydrocyanic, urê, soda, muối có chứa nitơ, cũng như trong nhuộm vải và gương tráng bạc; làm chất làm lạnh trong tủ lạnh; Dung dịch NH3 10% dung dịch nước được gọi là “amoniac”, dung dịch NH3 18%-20% được gọi là nước amoniac và được sử dụng làm phân bón. NH3 được vận chuyển và thường được lưu trữ ở trạng thái hóa lỏng dưới áp suất hơi của chính nó và cũng có thể được lưu trữ trong các bể đẳng nhiệt ở áp suất gần với áp suất khí quyển. Khi được thả vào khí quyển, nó bốc khói, nhanh chóng được hấp thụ bởi độ ẩm.
Trong khi đó, Amoni nitrat có những điều kiện riêng để chuyển đổi từ một hợp chất ổn định thành chất nổ mà không cần bất kỳ chất xúc tác hoặc nhiên liệu bên ngoài nào. NH4NO3 được phân loại là “vật liệu giàu năng lượng” – tạo ra nhiệt khi phân hủy, tương tự như cách nhiệt được tạo ra trong ủ phân bón. Nếu có đủ lượng, NH4NO3 có thể tạo ra đủ nhiệt để bốc cháy và duy trì lửa cháy mà không cần các nhân tố bên ngoài như lửa mồi. Khi cháy, NH4NO3 trải qua những thay đổi hóa học dẫn đến sản sinh ra oxy – yếu tố mà một đám cháy cần để tiếp tục duy trì và lan rộng hơn. Khi nóng lên, NH4NO3 chảy ra và hóa hơi, không gian phía sau chất nóng chảy này tiếp tục được làm nóng và hình thành vùng khí. Khí nóng mở rộng nhưng bị niêm kín trong NH4NO3 nóng chảy và không có chỗ để thoát ra nên buộc phải phá vỡ hóa chất nóng chảy và gây ra vụ nổ. Khi nổ NH4NO3 giải phóng các khí độc bao gồm oxit nitơ và khí amoniac ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân, môi trường xung quanh và phải mất rất nhiều thời gian sau đó để khắc phục.

3. Những vấn đề cần lưu ý trong bảo quản, sử dụng

*Thao tác vận hành bảo đảm an toàn

– Quá trình sử dụng và bảo quản tuyệt đối tuân thủ theo quy định của Luật Hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP và Phiếu an toàn hóa chất đối với NH3 và NH4NO3.

– Tại các khu vực có chứa hóa chất nguy hiểm này phải có cảnh báo. Người làm việc cần sử dụng đồ bảo hộ (quần áo bảo hộ) chống tĩnh điện, chống cháy, đeo mặt nạ phòng độc đảm bảo tiêu chuẩn như tiêu chuẩn NIOSH (Mỹ) hoặc EN (EU) hoặc kính an toàn và khẩu trang ướt trong trường hợp giới hạn tiếp xúc chưa vượt quá 10 lần (đối với NH3), đi ủng và găng tay cao su butyl để phòng hộ. Khi thao tác cần đứng tại vị trí ngược hướng gió với nguồn hóa chất rò rỉ.

– Không làm việc với NH3 lỏng hoặc để bình chứa NH3 lỏng ở khu vực có nhiệt độ cao trên 50°C hoặc gần lửa, không phơi nắng quá lâu các bình chứa NH3. Khi làm việc với NH3 cần phải kiểm tra bình chứa, van, vòi dẫn NH3. Nếu phát hiện các bất thường liên quan đến sự nguy hiểm cần ngay lập tức dừng thao tác và tìm các biện pháp xử lý kịp thời. Lượng hơi NH3 trong không khí có thể được loại trừ bằng cách dùng nước phun sương.

– Khi phát hiện hiện tượng rò rỉ khí NH3 cần nhanh chóng khóa các van đường ống dẫn tới vị trí rò rỉ, mở quạt thông gió và dùng nước phun mưa toàn bộ hệ thống để hòa tan và pha loãng NH3. Đồng thời phải nhanh chóng di chuyển ra khỏi khu vực rò rỉ theo hướng ngược chiều gió bằng cách chạy (nếu nồng độ NH3 thấp) hoặc bò thấp, trườn để tránh luồng NH3, bịt mũi bằng khẩu trang ướt và rời khỏi nơi ô nhiễm. Trong trường hợp sự cố van bình bị hỏng và có một lượng lớn NH3 lỏng bị thoát ra, có thể dùng đất, cát để ngăn hoặc đào hố chứa NH3 lỏng để giảm khả năng tràn rộng, hạn chế sự bốc hơi hoặc xả nước hòa tan NH3. Có thể dùng bình bọt cứu hỏa hoặc tấm nhựa để phủ lên bề mặt NH3 lỏng.

– Đối với NH4NO3 cần được bảo quản, lưu trữ trong thùng chứa đóng kín ở nơi khô ráo, thoáng mát. Bảo quản dưới khí trơ. Trong trường hợp sự cố có một lượng NH4NO3 bị rò rỉ, có thể dùng đất, cát để ngăn hoặc đào hố chứa, giảm khả năng tràn rộng, tránh để NH4NO3 tràn vào cống rãnh gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức thu gom bằng thiết bị hút chuyên dụng và đưa đi xử lý theo quy định.

*Cách bảo quản và vận chuyển bảo đảm an toàn

Bảo quản an toàn:

– Bảo quản NH3 trong các bồn lỏng hoặc bình chứa có ghi nhãn rõ ràng. Không nạp NH3 lỏng đầy quá 80% thể tích thiết bị chứa.

– Lưu trữ trong thùng kín. Lưu trữ tại nơi khô ráo, thoáng mát, riêng biệt và tránh xa nơi có thể gây cháy. Tránh nhiệt, độ ẩm và tránh các vật tương khắc.

Dung dịch amoniac sẽ làm cho màu của chất chỉ thị thay đổi như thế nào

Vận chuyển Amoniac lỏng bằng xe bồn chuyên dụng. Ảnh: Vietchem.

Vận chuyển an toàn:

– Đối với NH3 công nghiệp được bán dưới dạng dung dịch amonia (thường là 28% NH3 trong nước) hoặc NH3 lỏng thì nên chứa trong bồn lỏng vận chuyển bằng xe ô tô hoặc bình chứa. Phương tiện vận chuyển phải có mái che, thành xe chắc chắn.

– Không chở cùng với người và các vật liệu dễ cháy, bình được xếp ở tư thế đứng một lượt, giữa các bình phải có đệm lót, bốc xếp nhẹ nhàng, không để sản phẩm ở nơi có nhiệt độ cao.

4. Các biểu hiện ngộ độc và cách xử lý

* Biểu hiện của ngộ độc Amoniac

Ngộ độc xảy ra nếu hít, nuốt hoặc chạm vào các sản phẩm có chứa lượng rất lớn NH3. Khi bị ngộ độc NH3 cơ thể có biểu hiện ho, đau ngực (nặng), đau thắt ngực, khó thở, thở nhanh, thở khò khè; chảy nước mắt và đốt mắt, mù mắt, đau họng nặng, đau miệng, môi sức. Tim đập nhanh, mạch yếu, sốc, đi lại khó khăn, chóng mặt, thiếu sự phối hợp, bồn chồn, ngẩn ngơ dễ gây tử vong. Môi xanh lợt màu và sẽ bỏng nặng nếu tiếp xúc lâu. Đau dạ dày nghiệm trọng và nôn.

* Xử lý khi ngộ độc Amoniac

– Tại các vị trí có nguy cơ rò rỉ NH3 cần phải có hệ thống cảnh báo. Và các phương tiện xử lý sự cố, cấp cứu (nước, bình bọt…). Nếu chẳng may bị Amoniac lỏng tiếp xúc vào da hoặc mắt cần được rửa ngay bằng nhiều nước nguội (15 phút) và đưa gấp nạn nhân đến cơ sở y tế cứu chữa.

– Di chuyển ngay nạn nhân khỏi hiện trường; xảy ra bên ngoài phải vào nhà ngay, đóng chặt mọi cửa, tắt điều hòa.

– Xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo nếu ngất.

– Cởi quần áo dính NH3, cắt áo chui đầu, cho quần áo dính NH3 vào túi nilon buộc chặt.

– Rửa ngay NH3 trên da, rửa mắt, kính bằng xà phòng nhiều lần; không dùng chất tẩy.

– Nếu nuốt phải, nới lỏng ngay cà vạt, khăn, cổ áo; súc miệng nước lạnh nhiều lần; uống 1 – 2 chén sữa; không cho nạn nhân uống các loại dầu, natri bicacbonat, nước giải khát có ga (để trung hòa); nếu nôn phải để đầu thấp, nghiêng phải.

– Trường hợp tiếp xúc, bị nhiễm độc NH4NO3 cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến nơi thông thoáng đảm bảo không khí sạch. Trường hợp tiếp xúc với da, có thể sử dụng nước và xà phòng để rửa. Trường hợp tiếp xúc với nắt phải khẩn trương rửa bằng nước sạch ít nhất 15 phút. Nếu nuốt phải, tuyệt đối không cho bất cứ thứ gì vào miệng và khẩn trương súc miệng với nước.

5. Một số biện pháp phòng, chống nguy cơ xảy ra cháy, nổ trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng hóa chất Amoniac

*Thiết kế nhà kho, nơi bảo quản và sử dụng hóa chất (cơ sở)

– Bố trí vị trí cơ sở phải xem xét hướng gió chủ đạo và các vị trí này phải đặt ở cuối hướng gió, cách xa nguồn nước, khu dân cư, xung quanh phải có hàng rào bảo vệ, bên ngoài phải treo biển cấm lửa, cấm hút thuốc.

– Cơ sở phải có bậc chịu lửa phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, nổ của các loại hóa chất và phải khô ráo không thấm, dột. Trong cơ sở phải có thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Hệ thống thông gió cưỡng bức phải đảm bảo dừng hoạt động ngay khi xảy ra cháy ở cơ sở.

– Cơ sở có hóa chất dễ cháy, nổ đều phải thực hiện đúng các qui trình kỹ thuật để đảm bảo hỗn hợp, khí, hơi bụi của các hóa chất này với không khí luôn ngoài vùng giới hạn cháy nổ theo quy định. Các cơ sở này phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương và phải lập, thực hiện kế hoạch phòng cháy, nổ.

– Phải có khu vực cách ly giữa kho chứa và phòng lấy mẫu, phòng sang chiết tránh hơi hóa chất thoát ra hình thành hỗn hợp hơi khí cháy gây cháy lan toàn kho. Phải có biện pháp phòng chống tác động bên ngoài làm hư hỏng các thiết bị, đường dây điện, bao bì trong kho hóa chất.

– Trang bị phương tiện chữa cháy ban đầu như: cát, bình bột chữa cháy… và trang bị phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy của hóa chất để sử dụng dập tắt đám cháy hiệu quả. Đồng thời phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chống độc thích hợp khi chữa cháy.

– Tại các cơ sở hoá chất cần trang bị máy đo nồng độ hóa chất để sử dụng trong quá trình hoạt động cũng như khi xử lý sự cố về hóa chất.

*Yêu cầu khi sắp xếp hóa chất

– Phân loại và xếp riêng biệt các loại hóa chất dễ cháy, nổ; hóa chất kỵ nước. Khu vực sắp xếp các loại hóa chất này phải có chú thích rõ ràng. Hóa chất kỵ nước nên được xếp ở gian kho riêng biệt, đảm bảo kín và cách ly với khu vực xung quanh.

– Thiết bị, bao bì chứa chất hóa lỏng dễ cháy, nổ phải giữ đúng hệ số đầy theo quy định. Thiết bị lớn phải có van xả một chiều, van ngắt lửa kèm bích an toàn phòng nổ. Đầu ống dẫn hóa chất dễ cháy, nổ phải sát mép hoặc sát đáy thiết bị.

– Hóa chất đóng bao phải xếp trên bục hoặc giá đỡ, cách tường ít nhất 0,5m; hóa chất kỵ ẩm phải xếp trên bục cao ít nhất 0,3m. Các lô hàng không được xếp sát trần kho và không cao quá 2m. Lối đi chính trong kho phải rộng tối thiểu 1,5m.

– Hóa chất dạng lỏng chứa trong phuy, can… và hóa chất dạng khí chứa trong các bình chịu áp lực phải được xếp đúng quy định.

– Không để hóa chất dễ cháy, nổ cùng chỗ với chất duy trì sự cháy. Đường ống dẫn hóa chất dễ cháy không đi chung với giá đỡ đường ống oxy, không khí nén.

– Không để các bao bì đã dùng, các vật liệu dễ cháy trong kho. Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín và chắc chắn. Bao bì khi dùng hết phải bảo quản riêng. Vật chứa, bao bì chứa hóa chất nguy hiểm phải có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của Quy chế ghi nhãn hàng hóa.

– Hóa chất dễ cháy phải để cách xa với nguồn nhiệt tối thiểu 0,5m hoặc phải được cách ly bằng vật liệu không cháy.

* Đối với các hệ thống công nghệ, hệ thống điện

– Các thiết bị công nghệ sử dụng phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học, độ chịu lửa, chịu nhiệt, độ kín theo đúng chỉ tiêu kỹ thuật quy định. Máy móc, thiết bị làm việc trong khu vực hóa chất dễ cháy, nổ phải là loại an toàn phòng chống cháy, nổ, trong quá trình hoạt động phải có các biện pháp đảm bảo không phát sinh tia lửa do ma sát hay va đập. Bề mặt nóng của thiết bị và ống dẫn phải được cách ly bằng vật liệu cách nhiệt.

– Đối với thiết bị làm việc chịu áp lực phải thực hiện các yêu cầu của hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam đối với thiết bị chịu áp lực. Các bình khí sử dụng trong công nghiệp phải được kiểm định thường xuyên theo quy định; khu vực đặt bình phải có cảnh báo an toàn và cách ly với nguồn nhiệt.

– Dụng cụ, thiết bị điện ở những nơi có hóa chất dễ cháy, nổ phải là loại an toàn cháy, nổ và có cấp phòng nổ tương ứng với môi trường hơi, khí dễ cháy, nổ. Cầu dao, cầu chì, ổ cắm điện phải đặt ở ngoài khu vực chứa hóa chất dễ cháy, nổ. Các nhánh dây điện phải có cầu chì hoặc thiết bị bảo vệ tương đương.

– Không dùng khí nén có oxy để đẩy hóa chất dễ cháy, nổ từ thiết bị này sang thiết bị khác. Khi san rót hóa chất dễ cháy, nổ từ bình này sang bình khác phải tiếp đất bình chứa và bình rót. Trước khi đưa vào đường ống, thiết bị một chất có khả năng gây cháy, nổ phải thực hiện thử áp, thử kín; thông rửa bằng môi chất thích hợp hoặc khí trơ; xác định hàm lượng oxy.

– Hệ thống điện chiếu sáng phải là loại phòng nổ, phải ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi khí, bụi dễ cháy nổ vào thiết bị chiếu sáng. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thiết bị, máy móc, kiểm tra hệ thống điện, hệ thống dẫn khí, khu vực để hóa chất, kịp thời phát hiện những yếu tố mất an toàn và có biện pháp khắc phục.

*Công tác quản lý nguồn lửa, nguồn nhiệt

– Không để thiết bị, đường ống chứa hóa chất dễ cháy, nổ gần nguồn phát nhiệt. Trường hợp có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp thì phải có biện pháp hạ nhiệt (sơn phản xạ, tưới nước…).

– Không đun nóng hóa chất lỏng dễ cháy bằng ngọn lửa trực tiếp. Không dùng ngọn lửa trực tiếp soi sáng để tìm chỗ hở các đường ống dẫn, thiết bị chứa hóa chất dễ cháy, nổ mà phải dùng xà phòng hoặc chất khác không có khả năng gây cháy, nổ với các hóa chất trong ống dẫn thiết bị.

– Xe chuyên dụng vận chuyển hóa chất lỏng dễ cháy phải có dây tiếp đất và có biển cấm lửa. Trên đường vận chuyển hóa chất nguy hiểm, không được đỗ dừng phương tiện ở nơi công cộng đông người (chợ, trường học, bệnh viện…). Đối với hóa chất nguy hiểm bị nhiều tác động, khi vận chuyển không được dừng, đỗ nơi phát sinh ra nguồn nhiệt và không được đỗ lâu dưới trời nắng gắt. Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển phải đảm bảo theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an.

– Tuân thủ tuyệt đối các quy trình kỹ thuật an toàn khi tiến hành hàn, sơn đối với thiết bị, đường ống dẫn hóa chất dễ cháy, nổ.

– Không sử dụng ngọn lửa trần, hút thuốc lá hoặc mang vật có thể phát lửa (bao diêm, bật lửa…) tại các vị trí có để hóa chất hoặc nguyên liệu dễ cháy nổ.

*Đối với người làm việc tại cơ sở

– Những người làm việc với NH3 lỏng và NH4NO3 phải được đào tạo về chuyên môn và về cách xử lý các sự cố liên quan, phải được cấp thẻ an toàn lao động. Định kỳ, cơ sở phải mở lớp bồi dưỡng kiến thức về PCCC, an toàn lao động, vệ sinh lao động và xử lý sự cố hóa chất cho cán bộ công nhân viên.

– Chỉ giao trách nhiệm quản lý hóa chất nguy hiểm cho những người đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn phù hợp.

– Những người làm việc tại cơ sở phải được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và thường xuyên thực hành xử lý các tình huống cháy, nổ có thể xảy ra theo các phương án đã được xây dựng./.

Theo Nguyễn Bá Tuấn – Nguyễn Văn Ngọc

(Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)