Những điều mà một người làm truyền thông nên tránh là gì

Một doanh nghiệp dù có bỏ ra nhiều tiền nhưng phạm phải những sai lầm trong truyền thông như dưới đây thì cũng khó lòng đạt được hiệu quả cao. 

1. Thực trạng truyền thông của các doanh nghiệp hiện nay

Trong thời đại kinh tế thị trường với ngày càng nhiều những doanh nghiệp trẻ, tài năng thì việc truyền thông quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình trên thị trường là một trận chiến không ngừng nghỉ. Tuy nhiên việc truyền thông sao cho vừa đúng vừa đủ vừa tiếp kiệm tới khách hàng mục tiêu lại là một vấn đề rất nan giải đối với các doanh nghiệp, bởi không có tiêu chuẩn nào giải quyết vấn đề truyền thông bao nhiêu là đủ. 

Vậy nên đã dẫn tới tình trạng nhiều doanh nghiệp truyền thông ồ ạt, lãng phí không những không đạt được hiệu quả như mong muốn mà còn gây ra cảm xúc tiêu cực cho những người tiếp cận thông tin.

Những điều mà một người làm truyền thông nên tránh là gì
Thực trạng truyền thông của các doanh nghiệp

2. 3 Sai lầm trong truyền thông mà các doanh nghiệp nên tránh

Thứ nhất, tạo cơ hội cho công chúng né tránh quảng cáo của doanh nghiệp

Trên thực tế hiện nay, việc truyền thông quảng cáo lặp đi lặp lại ở cùng một khung giờ, ở phương tiện truyền thông nơi tập trung rất nhiều quảng cáo với nhau sẽ khiến công chúng né tránh tiếp thu quảng cáo.  Xu hướng tâm lý phản ứng lại sự nhồi nhét thông điệp của công chúng ngày càng tăng.

Cụ thể, công chúng tự chủ động chọn thời điểm, khung giờ, vị trí nhằm né tránh thông điệp quảng cáo, nhất là những quảng cáo sau thời sự hay những bộ phim trên truyền hình. Do vậy các nhà truyền thông cần tìm hiểu, nghiên cứu xu hướng tâm lý trên của công chúng để có thể điều chỉnh tần suất, lựa chọn thời điểm và không gian truyền tải một cách hợp lý. Để có thể truyền thông một cách vừa hiệu quả vừa tiết kiệm.

Thứ hai, gây ra sự tràn ứ thông điệp cho công chúng

Hiện tượng tràn ứ thông điệp là hiện tượng có quá nhiều thông điệp truyền thông của một nhãn hiệu hay nhiều nhãn hiệu được truyền tải trong một đơn vị thời gian và không gian. Tại Việt Nam những năm gần đây, nhiều nhà hoạt động xã hội đã lên án tác động tiêu cực của quảng cáo đối với tâm lý và thể chất của cộng đồng.

Khắc phục tình trạng này, nhà truyền thông cần đưa ra các quyết định điều chỉnh tần suất, nội dung và thông điệp, lựa chọn thời điểm và phương tiện hợp lý để thực hiện các chương trình truyền thông sao cho hiệu quả nhất.

Những điều mà một người làm truyền thông nên tránh là gì
Tràn ứ thông điệp cho công chúng

Thứ ba, truyền thông sai phương tiện

Có thể nói truyền thông đúng phương tiện là yếu tố vô cùng quan trọng dẫn tới một chương trình truyền thông, quảng cáo thành công. Một số doanh nghiệp chạy theo số đông, thấy đâu là phương tiện truyền thông mà các doanh nghiệp hay dùng nhất và đầu tư vào phương tiện truyền thông đó thật nhiều với mong ước đem lại hiệu quả thật cao.

Tuy nhiên, cốt lõi để truyền thông hiệu quả không phải dựa vào kênh truyền thông phổ biến, đắt tiền nhất mà là dựa vào kênh truyền thông nào mà đối tượng khách hàng mục tiêu của mình hay tiếp cận nhất. Đôi khi kênh truyền thông đó giá thành vô cùng rẻ nhưng có thể đem tới hiệu quả cao hơn rất nhiều lần.

Như là quảng cáo thực phẩm chức năng bổ xương khớp cho người già, ta không thể quảng cáo thuốc cho người già qua facebook hay instargram mà kênh hữu hiệu ở đây là ti vi, radio. Để có thể biết đâu là kênh truyền thông mà khách hàng mục tiêu của mình hay tiếp cận nhất cần phải đi tìm hiểu tâm lý, hành vi khách hàng một cách kĩ lưỡng.

Những điều mà một người làm truyền thông nên tránh là gì
Truyền thông sai phương tiện

3. Kết luận

Như vậy, để truyền thông, quảng cáo tới những khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả, tiết kiệm nhất, ngoài những yếu tố các doanh nghiệp cần phải tránh ra còn cần phải kết hợp nhiều yếu tố khác nữa. Đó là cả một quá trình với kim chỉ nam là hiểu khách hàng mục tiêu.

Có thể nói, quảng cáo ngoài trời là một phương tiện truyền thông hữu hiệu để giải quyết những vấn đề trên bởi đối tượng tiếp cận đa dạng, quá trình tiếp thu thông tin quảng cáo là chủ động từ công chúng (nhất là khi họ đang chờ đèn đỏ, chờ xe buýt) ngoài ra giá thành cũng rất hợp lý.

Chúng tôi là WeWin Media – Outdoor Agency tiên phong trong việc cung cấp giải pháp Tổng Thể về Quảng cáo ngoài trời – OOH tại Việt Nam. Tại đây, chúng tôi có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề về quảng cáo ngoài trời cho khách hàng bằng những phương án tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao nhất.

Tham khảo các bài viết khác của WeWin Media:

Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Truyền thông

28/05/2021 05:15

Nhân viên truyền thông là người chịu trách nhiệm cho hình ảnh của một công ty. Bạn trẻ trung, tháo vát, giỏi giao tiếp và muốn ứng tuyển vào vị trí hấp dẫn này? Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên truyền thông sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho cuộc hẹn sắp tới với nhà tuyển dụng.

Nhân viên truyền thông còn được gọi là nhân viên quan hệ công chúng (PR). Họ có thể làm việc trong các cơ quan cung cấp dịch vụ quan hệ công chúng hoặc trở thành nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp, phụ trách việc chuẩn bị và phân phối tài liệu để công khai các sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức, tổ chức họp báo, phát triển truyền thông nội bộ và xây dựng, thúc đẩy thương hiệu của công ty.

Việc làm Nhân viên Truyền thông

Những điều mà một người làm truyền thông nên tránh là gì

Ứng viên của vai trò nhân viên truyền thông lý tưởng phải là những người giao tiếp tuyệt vời, tận tâm

I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên truyền thông hay nhất và gợi ý trả lời​

1. Là một nhân viên truyền thông, bạn dự định thực hiện những bước nào để nâng cao danh tiếng của thương hiệu?
Công việc chính của nhân viên truyền thông là thiết lập và duy trì liên lạc chặt chẽ với giới truyền thông để cải thiện danh tiếng của công ty. Bạn phối hợp với bộ phận marketing để phát triển một hình ảnh cụ thể thông qua các chiến dịch PR, mạng xã hội,... Một ứng viên tốt sẽ có những số liệu nhất định mà họ phân tích để tăng cường nhận thức của công chúng về công ty, bao gồm giới thiệu trang web, thông điệp và đối tượng mục tiêu.
Gợi ý trả lời: "Đối với một công ty chuyên về thời trang dành cho giới trẻ như công ty mình thì mạng xã hội có lẽ là kênh truyền thông hiệu quả nhất. Đây cũng là kênh mà tôi sẽ chú trọng nhất khi xây dựng các chiến lược marketing: chạy quảng cáo Facebook ads; sáng tạo nội dung ngắn với hình ảnh bắt mắt và có thể mời người nổi tiếng viết bài review."

2. Trong trường hợp xảy ra bất đồng quan điểm với trưởng bộ phận marketing khi triển khai chiến dịch truyền thông mới, bạn xử lý ra sao?
Những ý kiến trái ngược là điều không thể tránh được trong môi trường tập thể. Khi đề cập tới tình huống này, người phỏng vấn muốn kiểm tra khả năng phân tích, thuyết phục và giải quyết vấn đề của ứng viên. Câu trả lời bạn đưa ra nên bao gồm:
  • Xác định vướng mắc và nguyên nhân bất đồng quan điểm (cách triển khai chiến dịch, thông tin nguồn để đưa ra đánh giá, v.v).
  • Khả năng trình bày, diễn giải và thuyết phục.
  • Thoả hiệp hoặc đề xuất mới để đưa ra giải pháp hợp lý nhất vì mục tiêu chung.
Gợi ý trả lời: "Trong trường hợp xảy ra bất đồng thì việc đầu tiên cần làm là ngồi lại và đàm phán. Tôi sẽ cố gắng lắng nghe ý kiến của trưởng bộ phận đồng thời thuyết phục anh ấy nghe theo ý kiến của tôi. Nếu vẫn không thể dung hòa, chúng tôi có thể nhờ đến một bên thứ ba giải quyết giúp."
3. Bạn đã bao giờ phải đối phó với trường hợp xảy ra khủng hoảng truyền thông? Bạn khắc phục như thế nào?
Khủng hoảng truyền thông là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn tránh vì nó dẫn tới một loạt các hệ luỵ tiêu cực: uy tín, danh tiếng giảm, kinh doanh trì trệ, giảm doanh số,... Xử lý khủng hoảng truyền thông là trách nhiệm của bộ phận marketing và truyền thông.

Câu trả lời bạn đưa ra nên bao gồm một câu chuyện thực tế và các bước cơ bản bạn cùng đồng nghiệp của mình đề xuất, thực hiện để đối phó và giải quyết hậu quả. Bạn có thể nhấn mạnh vào thái độ bình tĩnh, sáng suốt và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Gợi ý trả lời: "Điều kinh khủng nhất mà tôi gặp phải khi làm truyền thông là Fanpage quảng cáo bị Facebook chặn hoàn toàn. Mặc dù đã cố gắng hết sức để lấy lại, gửi khiếu nại cho Facebook nhưng vẫn không thể làm gì được. Tôi đành phải lập lại một Fanpage mới và bắt đầu lại từ đầu.Tuy nhiên, lần này tôi đã lập bằng tài khoản doanh nghiệp. Nhờ đó mà khả năng bị khóa cũng ít hơn và cơ hội phục hồi lại nếu bị chặn cũng sẽ cao hơn."
4. Bạn hãy mô tả một cách tiếp cận hiệu quả để xác định đối tượng mục tiêu khi chuẩn bị chiến dịch truyền thông.
Xác định đối tượng mục tiêu là một trong những phần quan trọng nhất khi bắt đầu kế hoạch truyền thông. Tuỳ vào sản phẩm/dịch vụ mà công ty kinh doanh và định vị thương hiệu trên thị trường, mức giá cả mà bạn nhắm mục tiêu đối tượng phù hợp.
Ví dụ công ty kinh doanh thời trang cho người trẻ với mức giá trung bình, truyền thông trên mạng xã hội cũng nên tập trung vào người trẻ - những nội dung họ quan tâm, xu hướng mới,... Thể hiện nhận thức thị trường và khả năng phân tích là những gì bạn cần chú ý khi trả lời câu hỏi này.
Gợi ý trả lời: "Sau khi sản phẩm đã tung ra thị trường được một thời gian, tôi sẽ thu thập dữ liệu về khách hàng (độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, ...) từ đó phân tích xem đâu là phân khúc khách hàng tiềm năng nhất của công ty. Các chiến dịch marketing, truyền thông mới sẽ chủ yếu tập trung vào những đối tượng này."
5. Bạn làm thế nào để tạo ra một thông điệp hấp dẫn và chính xác về thương hiệu của chúng tôi?
Tạo ra thông điệp thú vị, hấp dẫn để xây dựng hình ảnh tích cực cho công ty là công việc của nhân viên truyền thông. Bạn cần thể hiện được khả năng nghiên cứu, đánh giá, tổ chức thông tin, khả năng viết tốt và tư duy sáng tạo. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên đưa ra câu trả lời dựa trên hình ảnh thương hiệu hiện tại của doanh nghiệp: chuyên nghiệp và sang chảnh, cao cấp hay gần gũi, bình dân.
Gợi ý trả lời: "Tạo ra thông điệp hấp dẫn là điều không hề đơn giản, ngay cả đối với những người đã có nhiều năm trong nghề. Để tạo ra một thông điệp thu hút khách hàng, trước hết cần phải xuất phát từ nhu cầu của chính họ. Có nghĩa là sản phẩm của công ty sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề gì. Thay vì tập trung vào tính năng của sản phẩm, tôi sẽ tập trung vào lợi ích của nó đối với khách hàng. Hay nói cách khác, cuộc sống của họ sẽ thay đổi như thế nào với sản phẩm này của chúng ta."

Những điều mà một người làm truyền thông nên tránh là gì

Cơ hội trúng tuyển cao cho những ứng viên tự tin, trả lời câu hỏi phỏng vấn tốt

II. Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên truyền thông phổ biến​

1. Bạn có kinh nghiệm sử dụng phần mềm quản lý truyền thông không? Kể tên một số công cụ mà bạn quen thuộc.
2. Bạn có tự tin khi trong trường hợp phải trả lời các câu hỏi của phóng viên không? Bạn làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tích cực với giới truyền thông?
3. Bạn đánh giá như thế nào về kênh truyền thông mạng xã hội? Bạn làm tốt nhất trên kênh nào?
4. Mô tả cách bạn sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội để thực hiện truyền thông trong nội bộ doanh nghiệp.
5. Theo bạn, nội dung có vai trò như thế nào đối với truyền thông?
6. Những điều cần xem xét khi lên kế hoạch họp báo là gì?
7. Mô tả trải nghiệm khi bạn phối hợp thực hiện thành công một chiến dịch truyền thông.
8. Đã bao giờ bạn thất bại khi phối hợp truyền thông để ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới? Bạn khắc phục thế nào và nhìn nhận ra sao với thất bại đó?
9. Các yếu tố của quan hệ công chúng tương tác là gì?
10. Theo bạn, ngoài bằng cấp đại học, những chứng chỉ nào quan trọng với nhân viên truyền thông?
11. Bạn nghĩ gì về 5 khía cạnh quan trọng nhất của giao tiếp thành công?
12. Theo bạn, chìa khoá để truyền tải thành công thông điệp của doanh nghiệp là gì?
13. Bạn đánh giá như thế nào về vai trò của truyền thông nội bộ? Những phương pháp bạn sử dụng để truyền thông nội bộ hiệu quả?
14. Thông cáo báo chí có quan trọng hay không? Bạn viết thông cáo báo chí theo phong cách nào?
15. Là một nhân viên truyền thông, bạn cần biết cách tổ chức sự kiện và khuấy động không khí. Bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực này hay không? Bạn kiểm soát chi phí tổ chức sự kiện truyền thông như thế nào?

III. Lưu ý khi phỏng vấn nhân viên truyền thông

1. Lưu ý cho nhà tuyển dụng

Trước khi thông báo tuyển dụng nhân viên truyền thông, các công ty cần phải xác định rõ đâu là kênh truyền thông phù hợp nhất cho sản phẩm, dịch vụ của công ty mình. Đây là một mảng khá rộng, bao gồm nhiều nền tảng khác nhau. Vì vậy, khi có định hướng chi tiết thì sẽ thu hút được những ứng viên sát yêu cầu hơn. Trên thực tế, có những ứng viên rất thành thạo Facebook Ads nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản về các hình thức marketing truyền thống.
Sau khi đã có định hướng cụ thể, hãy bắt tay vào chuẩn bị một bản mô tả công việc thật chi tiết. Mô tả càng chi tiết sẽ càng giúp thể hiện sự chuyên nghiệp. Hãy tránh những thông tin tuyển dụng kiểu như "Chúng tôi đang cần tuyển gấp nhân viên truyền thông mảng sản phẩm thời trang. Số lượng: 2-3 người. Mức lương: 10 - 15 triệu đồng/tháng. Ứng viên có thể gửi CV về ."
Những tin tuyển dụng như thế này sẽ không bao giờ thu hút được sự chú ý của ứng viên chuyên nghiệp: không có tên công ty rõ ràng, không mô tả công việc chi tiết, không yêu cầu cụ thể,... Những người thực sự có năng lực sẽ không bao giờ ứng tuyển vào những công việc như vậy.

2. Lưu ý cho ứng viên

Để nâng cao cơ hội trúng tuyển, ứng viên cho vị trí nhân viên truyền thông cần lưu ý:

  • Không đổi lịch phỏng vấn dù cho bất cứ lý do gì đi chăng nữa (trừ trường hợp bản thân hoặc người thân bị ốm).
  • Dành thời gian tìm hiểu về công ty trên website của họ trước khi đến phỏng vấn bởi hầu hết nhà tuyển dụng trong lĩnh vực này sẽ đặt ra câu hỏi "Bạn nghĩ thế nào về website của công ty chúng tôi." Và nếu như câu trả lời của bạn không chính xác, bạn chắc chắn sẽ bị loại.
  • Đến sớm ít nhất 5 phút.
  • Ăn mặc lịch sự, không quá thời trang cũng đừng quá hiện đại.
  • Không lạm dụng câu nỏi "Đây là công việc mà tôi mơ ước bấy lâu nay."
  • Không nói xấu công ty, đồng nghiệp cũ.
  • Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể của mình.
  • Nhấn mạnh rằng tôi rất hứng thú với vị trí nhân viên truyền thông này chứ không chỉ là công việc trong lĩnh vực truyền thông nói chung để khẳng định rằng bạn đã đọc rất kỹ mô tả công việc.
  • Hỏi xin danh thiếp (email) của người phỏng vấn vào cuối buổi.
  • Gửi email cảm ơn sau khi kết thúc phỏng vấn.
Trên đây là những câu hỏi phỏng vấn nhân viên truyền thông phổ biến, hy vọng bạn đọc sẽ chuẩn bị cho mình kỹ lưỡng nhất để vượt qua phỏng vấn dễ dàng. Nắm được những kinh nghiệm trả lời phỏng vấn giúp ứng viên gia tăng sự tự tin, từ đó gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.

Hiện có rất nhiều các công ty sự kiện lớn nên việc làm của giới truyền thông hay tổ chức sự kiện ngày càng được mở rộng. Các bạn đang có nhu cầu tìm việc làm nhân viên tổ chức sự kiện hay nhân viên truyền thông, nhân viên pr. Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo thêm vị trí chuyên viên truyền thông thương hiệu, một trong số những vị trí việc làm hiện đang được tuyển dụng phổ biến. Hãy cùng tham khảo chi tiết trên blog việc làm của JOBOKO.com để được tư vấn cũng như tham khảo danh sách việc làm để lựa chọn cho mình công việc phù hợp nhất.

MỤC LỤC:
I. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên truyền thông hay nhất và gợi ý trả lời​
II. Các câu hỏi phỏng vấn nhân viên truyền thông phổ biến​
III. Lưu ý khi phỏng vấn nhân viên truyền thông

Đọc thêm: Ngành truyền thông học những gì? có dễ xin việc?

Đọc thêm: Các vị trí việc làm ngành Báo chí, Truyền thông thu hút ứng viên