Dũng hội là ai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phạm Chí Dũng (sinh năm 1966) là một nhà báo, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn TP HCM, từng là đảng viên đảng Cộng sản và cán bộ tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Ông có học vị Tiến sĩ Kinh tế.

Ông là người viết báo và viết văn nhiều năm nay, với nhiều bút danh khác nhau như Việt Thắng, Viết Lê Quân, Thường Sơn[1].

Mục lục

 
  • 1Tiểu sử
  • 2Dính líu pháp luật
  • 3Tác phẩm

Tiểu sử

Phạm Chí Dũng là con trai của ông Phạm Văn Hùng, cựu Trưởng ban tổ chức Thành Ủy thành phố HCM.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, ông Phạm Chí Dũng về công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM.

Ông Phạm Chí Dũng theo đuổi văn chương từ 1986 và trong những năm gần đây viết nhiều bài dưới các bút danh khác nhau cho tạp chí Phía Trước, bàn về một số chủ đề bị cho là tế nhị ở Việt Nam như tự do báo chí, tham nhũng, nhóm lợi ích cũng như kiểm soát của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nền kinh tế.

Ngày 5 tháng 12 năm 2013, ông Dũng làm đơn xin ra khỏi đảng, sau 20 năm làm đảng viên[2], vì cho là:"Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân"[3].

Nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng 5, tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) có trụ sở tại Paris, lần đầu tiên đã công bố danh sách « 100 anh hùng thông tin » năm 2014, gồm các nhà báo và blogger ở 65 quốc gia trên thế giới. Trong số ba người Việt Nam được vinh danh lần này, có nhà báo tự do Phạm Chí Dũng[4].

Khi ra ra phi trường Tân Sơn Nhất để tham dự cuộc hội thảo về vấn đề dân chủ và nhân quyền cùng buổi kiểm điểm nhân quyền UPR do Liên Hiệp Quốc tổ chức mà Việt Nam là một trong những nước phải trả lời việc này vào ngày 05.02. 2014 ở Geneva, do tổ chức UN Watch mời, Phạm Chí Dũng đã bị công an tịch thu hộ chiếu. UN Watch, một tổ chức giám sát về nhân quyền và dân chủ của Liên Hiệp Quốc, là một trong những tổ chức chính xây dựng nên cuộc hội thảo này[2].

Ngày 04 tháng 7 2014, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tuyên bố thành lập mà chủ tịch là Phạm Chí Dũng.

Dính líu pháp luật

Ngày 17 tháng 7 2012 ông bị bắt khẩn cấp vì nghi biên soạn tài liệu 'nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'. Sau đó, ông bị khởi tố hai tội danh "Âm lưu lật đổ chính quyền" (theo Điều 79 Bộ luật hình sự) và "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 88 Bộ luật hình sự). Có tin cho là thiệt ra vì những loạt bài phơi bày sự thật về tình trạng tham nhũng và các nhóm lợi ích tại Việt Nam[5]. Khi bị bắt, ông Dũng là một cán bộ công tác tại ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM. Tuy nhiên sau sáu tháng tạm giữ, công an đã thông báo cho ông về việc đình chỉ điều tra và kết thúc vụ án.

Ngày 5 tháng 12 năm 2013, Phạm Chí Dũng đã viết đơn xin ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam[2].

Ngày 25/06/2015, Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã bị đưa đến cơ quan an ninh điều tra để « hỏi về các vấn đề liên quan đến vụ án ông Nguyễn Quang Lập». Trong 8 giờ bị câu lưu và thẩm vấn, công an cũng đã yêu cầu ông Phạm Chí Dũng chấm dứt hoạt động trang "Việt Nam Thời Báo" của Hội Nhà báo Độc lập.[6]

Tác phẩm

"Những bông hoa hoang dã" (1993), "Tự thú" (1994), "Những chiếc bồn tắm định mệnh" (2005)

"Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố" (2005) và "Ngài nghị sĩ" (2006)...

Các bị cáo tại phiên tòa - Ảnh: TTBC

Ngoài hình phạt tù, các bị cáo còn bị phạt quản chế 3 năm, đồng thời tịch thu toàn bộ số tiền liên quan đến việc phạm tội của các bị cáo.

Theo HĐXX, qua các tài liệu có trong hồ sơ và quá trình thẩm vấn tại phiên tòa, có đủ cơ sở kết luận các bị cáo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn đã phạm tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Cụ thể, từ năm 2014 đến khi bị bắt, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn thường xuyên tiếp xúc các đối tượng, tổ chức có tư tưởng bất mãn về chính trị trong và nước ngoài, từ đó nảy sinh tư tưởng bất mãn với chính quyền.

Bị cáo Dũng đã khởi xướng thành lập "Hội Nhà báo độc lập Việt Nam" để lôi kéo nhiều đối tượng tham gia, lập trang web, blogger "Việt Nam Thời Báo" nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Bị cáo Dũng giữ vai trò là “chủ tịch" hội, bị cáo Thụy giữ vai trò là “phó chủ tịch" hội, còn bị cáo Tuấn (quản trị trang web) cùng một số đối tượng khác viết bài, trả lời phỏng vấn, đăng tải công khai lên trang web, blogger "Việt Nam Thời Báo" của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam".

Trong đó, Phạm Chí Dũng có 25 bài viết, Nguyễn Tường Thụy có 5 bài viết, và Lê Hữu Minh Tuấn có 6 bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt, xâm phạm uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, Phạm Chí Dũng còn tạo lập quan hệ, ký kết hợp đồng viết bài, trả lời phỏng vấn với các trang tin điện tử, các báo đài nước ngoài với mục đích nhằm đấu tranh làm thay đổi thể chế chính trị Việt Nam hiện nay thành thể chế chính trị tam quyền phân lập.

Dũng nhận được số tiền là 477 triệu đồng của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam" và tiền thù lao nhuận bút là 75.886,59 USD, 1.118,13 GBP (bảng Anh) và 4.725.753 VND.

Nguyễn Tường Thụy nhận tiền nhuận bút tổng cộng là 180 triệu đồng. Lê Hữu Minh Tuấn nhận được tiền nhuận bút 423 triệu đồng.

Theo HĐXX, hành vi chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như nêu trên của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội. Nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, hành vi này đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước, do đó cần phải bị xử lý nghiêm minh mới có tác dụng giáo dục, răn đe phòng ngừa chung.

Từ đó HĐXX đã tuyên mức án trên.

Hôm nay xét xử bị cáo Phạm Chí Dũng và 2 đồng phạm

TUYẾT MAI

Ỷ Lan : Thưa Bà Saskia Bricmont, bà là thành viên Đảng Xanh tại Quốc hội Châu Âu, và cũng là một trong vài tiếng nói mạnh mẽ cho Nhân quyền nói chung và nhân quyền tại Việt Nam nói riêng. Tin vừa loan tải cho biết ba Nhà báo thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vừa bị đem ra xét xử, trong số này có ông Phạm Chí Dũng bị kết án 15 năm tù, hai người kia mỗi người 11 năm tù. Xin bà cho biết phản ứng của bà trước tin này ?

Saskia Bricmont : Điều này chứng minh tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chẳng có chi cải thiện theo hướng chúng ta mong đợi, đó là sự tôn trọng thiết yếu cho nhân quyền, cho các quyền cơ bản, đặc biệt quyền tự do ngôn luận. Ngay từ lúc khởi phát, qua những cuộc thảo luận diễn ra giữa chúng tôi, trước tiên tại Quốc hội Châu Âu rồi với nhà cầm quyền Việt Nam, chúng tôi mong mỏi pháp luật Việt Nam cải thiện, đặc biệt bộ Luật Hình sự – bởi vì Phạm Chí Dũng bị kết án chiếu theo bộ luật này, trong khi ai cũng biết ông Dũng hoạt động cho dân chủ, cho tự do báo chí, cho đa nguyên chính trị, cho một Nhà nước pháp quyền… cho những điều chúng tôi đạt được tại Vương quốc Bỉ, tại Châu Âu, và mong muốn các điều ấy được đối tác Việt Nam thực hiện.

Ỷ Lan : Trường hợp Phạm Chí Dũng mang tính tiêu biểu. Ông ấy gửi một băng Video đến các vị dân biểu Quốc hội Châu Âu yêu cầu hoãn phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Liên Âu – Việt Nam (EVFTA) bao lâu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chưa được cải thiện. Hai ngày sau đó, ông bị bắt. Các tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam vô cùng xúc động trước các bản án nặng nề này: 15 năm tù giam cho Phạm Chí Dũng, 11 năm tù cho Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn. Ông Thuỵ nay đã 70 tuổi. Bà nghĩ sao về án tù này cho Phạm Chí Dũng ?

Saskia Bricmont : Sự kiện ông Dũng bị bắt vì tự do biểu tỏ quan điểm ông, nhằm kêu gọi nhà cầm quyền Châu Âu lấy trách nhiệm mình áp dụng cho nhân quyền tại Việt Nam và sử dụng đòn bẩy EVFTA để thực hiện, là điều không thể chấp nhận theo quan điểm dân chủ. Không thể nào chấp nhận việc bắt giam và tuyên án 15 năm tù cho việc công khai gửi một băng Video kêu gọi như thế. Cho dù bản án có nhẹ hơn đi nữa, theo quan điểm tôi, cũng không thể chấp nhận, vì tôi đã từng bảo vệ trong khuôn khổ thương thảo để tự do ngôn luận và dân chủ được tôn trọng tại Việt Nam.

Chúng ta thấy rõ, chế độ đang minh chứng trái ngược với các điều cam kết. Bằng cách này hay cách khác, nếu chế độ muốn chứng thực, họ phải ngưng ngay kiểu cách bắt bớ tuỳ tiện chiếu theo bộ Luật Hình sự, và họ phải khởi động ngay những cải cách cần thiết. Đây là một trường hợp tiêu biểu hiển nhiên và bổ khuyết, chứng minh rằng nhà cầm quyền Việt Nam không hề muốn thực thi các điều họ cam kết .

Trên quan điểm này, tôi đoàn kết với các nhà hoạt động Việt Nam, chính vì vậy, mà tôi không thể nào hậu thuẫn và tiếp tay cho loại kết án bất chấp như thế nói theo quan điểm dân chủ. Điều này sẽ thức tỉnh những người đồng viện Châu Âu của tôi, cũng là lúc báo động trước sự kiện thực hữu, một cách đánh chuông cấp báo các Dân biểu về hiện trạng các nhà hoạt động nhân quyền, các nhà báo tại Việt Nam không được ai quan tâm. Chỉ vì tự do biểu đạt thôi mà phải lãnh ngay án tù 15 năm và 3 năm quản chế như tin tôi nhận được… là điều không thể nào chấp nhận. Nhưng bất hạnh thay, đúng như vậy, tôi có cả một đống những người đồng viện thuộc các nhóm chính trị khác nhắm mắt trước hiện trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Ỷ Lan : Tại Việt Nam, các nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự rất thất vọng. Là Dân biểu Quốc hội Châu Âu, bà có thông điệp gì gửi đến họ ? Họ có nên tụ thủ bàng quan chăng ? Cộng đồng quốc tế đã bỏ rơi họ chăng ? Bà muốn tâm sự gì với họ đây ?

Saskia Bricmont : Tôi thông cảm với sự chán chường khi phải đối mặt với những án lệnh dành cho Phạm Chí Dũng. Tôi phải thú nhận tôi có cùng nỗi chán chường trong cuộc đấu tranh tại Quốc hội Châu Âu, khi tôi thấy có một loạt những người đồng viện chẳng liệu kế chủ yếu làm đòn bẩy cải thiện hiện trạng Việt Nam, hay ngay cả gây sức ép lên thể chế Việt Nam.

Nhưng không thể bó tay, phải tiếp tục. Phải tiếp tục vì chúng ta đấu tranh cho công lý, chúng ta đấu tranh cho tự do ngôn luận, chúng ta đấu tranh cho dân chủ… Bản thân tôi, tôi có một số tiện nghi: tôi không đứng đầu tuyến và tôi không là nạn nhân cho những quyết định tuỳ tiện và độc đoán. Tôi có tự do ngôn luận, cho phép tôi biểu đạt tự do quan điểm tôi tại Quốc hội Châu Âu… Tôi có nhiều bạn đồng viện cùng lên tiếng, còn có nhiều tổ chức Phi chính phủ bên cạnh tôi như những đấu sĩ. Như vậy, chúng ta cùng nhau hợp đồng để tiếp tục cuộc đấu tranh, và tôi, tôi cũng sẽ tiếp tục hoạt động, tiếp tục giương cao niềm tin chính trị để mọi người cùng tham gia vận động cho hồ sơ chủ yếu này.

Chúng ta cũng nhìn rõ những hồ sơ khác với các đối tác kinh tế quan trọng khác như Trung quốc, để áp lực cho vấn đề lao động khổ sai, thảm trạng người Uyghurs đang gia tăng. Tôi cũng tin rằng chúng ta cần gia tăng áp lực chính trị lên nhà cầm quyền Việt Nam.

Ỷ Lan : Xin cám ơn bà Dân biểu Quốc hội Châu Âu Saskia Bricmont.

Video liên quan

Chủ đề