Em có đồng ý với ý kiến sausách luôn có ích cho con ngườivì sao

50 đề thi vào lớp 10 môn Văn các Sở GD&ĐT trong cả nước

Bộ đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - 2021 của các Sở GD&ĐT trên cả nước, có đáp án kèm theo giúp các em dễ dàng so sánh với bài thi của mình. Với 50 đề thi vào 10 của Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Bạc Liêu, Bình Dương, Hà tĩnh, Ninh Bình, Long An, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hải Dương, Cao Bằng, Bắc Giang, Hải Phòng, TPHCM, ....

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh đang ôn thi vào lớp 10 làm quen với các dạng câu hỏi của môn Ngữ văn, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi xét tuyển vào lớp 10 sắp tới đạt kết quả cao.

  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Hưng Yên
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Bạc Liêu
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Bình Dương
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Hà Tĩnh
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Ninh Bình
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Long An
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Kiên Giang
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Khánh Hòa
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Hải Dương
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Cao Bằng
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Bắc Giang
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Hải Phòng
  • Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT TP HCM
  • ....

Mời các bạn tham khảo một số tỉnh bên dưới, còn lại tải file về để tham khảo nội dung chi tiết:

Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Hải Dương

Sở GD&ĐT Hải Dương

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Văn

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

"Phan nói:

- Nhà cửa tiên nhân của nương tử, cây cối thành rừng, phần mộ tiên nhân của nương tử, có gai rợp mắt. Nương tử dù không nghĩ đến, nhưng tiên nhân còn mong đợi nương tử thì sao?

Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng:

- Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hổ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Theo Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Câu 3. (0,5 điểm) Từ "tiên nhân" trong đoạn văn trên chỉ những ai?

Câu 4. (0,5 điểm) Tìm các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

Câu 5. (1,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần đoàn kết).

Em hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đó.

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau để thấy được dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà.

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha công tác bận không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

(Trích Bếp lửa - Bằng Việt - Ngữ văn 9, NXBGD Việt Nam, 2017)

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hải Dương 2020

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Câu 2. (0,5 điểm) Cuộc đối thoại của Vũ Nương với Phan Lang diễn ra trong hoàn cảnh Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương: Phan Lang gặp nạn được Linh Phi cứu và đưa xuống thủy cung, tại đây Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương là người cùng làng và hỏi han Vũ Nương.

Câu 3. (0,5 điểm)

Từ “Tiên nhân”

- Từ “tiên nhân” đầu: chỉ ông cha, tổ tiên.

- Từ “tiên nhân” sau: chỉ Trương Sinh.

Câu 4. (0,5 điểm) Các phép liên kết câu trong lời thoại sau:

- Phép nối: vả chăng

- Phép thế: "ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam" - "nỗi ấy"

" - Có lẽ không thể gửi hình ấn bóng ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Vả chăng, ngựa Hồ gái gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày."

Câu 5. (1,0 điểm)

Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ

- Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về.

- Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người.

- Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

*Yêu cầu về hình thức: đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ)

*Vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống con người.

Gợi ý:

- Gới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thăp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.

- Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn.

- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.

+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn.

- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể: khi đại dich COVID-19 diễn ra thì các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn ..... xuất hiện ở mọi nơi

- Phản đề: Phê phán những hành động xấu: Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng nhau để trục lợi cá nhân.

- Bài học: Phát huy tinh thần đoàn kết giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

- Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.

Câu 2. (5,0 điểm)

Gợi ý:

Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận xã hội: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà trong bài thơ Bếp Lửa được thể hiện trong: trích thơ

Thân bài: Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà

Nhớ về những kỉ niệm là nhớ về bếp lửa, nhớ về tình bà trong suốt tám năm bên bà:

– “Tám năm ròng cháu sống cùng bà” – tám năm cháu nhận được sự yêu thương, che chở, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng của bà. Tám năm ấy, cháu sống cùng bà vất vả, khó khăn nhưng đầy tình yêu thương.

– Kháng chiến bùng nổ, “Mẹ cùng cha công tác bận không về”,bà vừa là cha, lại vừa là mẹ: “bà bảo cháu nghe – Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Chính bà là người đã nuôi dưỡng, dạy dỗ cháu nên người. Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế để nhắc nhở cháu về truyền thống gia đình, về những đau thương mất mát và cả những chiến công của dân tộc. Bà luôn bên cháu, dạy dỗ, chăm sóc cho cháu lớn lên.

-> Một loạt các từ ngữ “bà bảo”,”bà dạy”,”bà chăm” vừa diễn tả một cách sâu sắc tình thương bao la, sự chăm chút hết mình của người bà dành cho cháu, vừa thể hiện được lòng biết ơn của cháu đối với bà. Tình yêu và kính trọng bà của tác giả được thể hiện thật chân thành, sâu sắc: “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.

– Bà và bếp lửa là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút, đùm bọc dành cho cháu. Bếp lửa của quê hương, bếp lửa của tình bà lại gợi thêm một kỉ niệm tuổi thơ – kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về:

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

Đoạn thơ khiến ta chạnh nhớ về “tiếng chim tu hú” của nữ sĩ Anh Thơ: tiếng chim tu hú gắn liền với hình ảnh cha già với những kỉ niệm về một thời thiếu nữ hoa niên, tiếng chim tu hú len lỏi khắp bài thơ như một âm thanh u ẩn, không buồn mà tiếc. Còn ở đây, tiếng chim tu hú bước vào thơ Bằng Việt như một chi tiết để gợi nhắc nhà thơ về những kỉ niệm ấu thơ được sống bên bà. Tiếng chim tu hú – âm thanh quen thuộc của làng quê Việt Nam mỗi độ hè về, báo hiệu mùa lúa chín vàng đồng, vải chín đỏ cây. Tiếng chim như giục giã, như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng người trỗi dậy những hòa niệm, nhớ mong. Phải chăng đó chính là tiếng đồng vọng của đất trời để an ủi, sẻ chia với cuộc đời lam lũ của bà? Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà – Kêu chi hòa trên những cánh đồng xa” mới thấm thía làm sao, xót xa làm sao! Nó diễn tả nỗi lòng da diết của tác giả khi nhớ về tuổi thơ, nhớ về bà.

=> Những câu thơ như lời đối thoại tâm tình, cháu trò chuyện với bà trong tâm tưởng, cháu trò chuyện với chim tu hú trong tình yêu thương. Và tất cả đều là sự bộc bạch của cháu dành cho người bà kính yêu. Hình ảnh của bà, hình ảnh của bếp lửa và âm thanh của chim tu hú vang vọng trong một không gian mênh mông khiến cả bài thơ nhuốm phủ sắc bàng bạc của không gian hoài niệm, của tình bà cháu đẹp như trong chuyện cổ tích.

* Đặc sắc nghệ thuật:

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.

- Thể thơ tám chữ kết hợp với 7 chữ,9 chữ phù hợp với việc diễn tả dòng cảm xúc và suy ngẫm về bà.

- Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.

Kết bài: dòng hoài niệm đẹp đẽ của người cháu về tuổi thơ sống bên bà càng cho ta thấy rõ tình cảm thiêng liêng giữa bà với cháu.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT TP HCM

Sở GD&ĐT TPHCM

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Ngữ Văn

Chủ đề: LẮNG NGHE

(Lắng nghe để thay đổi, lắng nghe để yêu thương, lắng nghe để hiểu biết)

Câu 1: (3,0 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tính đến 7 giờ ngày 11/7/2020, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng đến 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Có 12.614.187 người nhiễm bệnh, trong số đó 561.980 người tử vong

Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên 213 toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ti xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.

Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.

Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ta nhận ra con người đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loại, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường. Lắng nghe chính mình trong những ngày cách li xã hội, chúng ta biết được những gì thật sự cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn, Lắng nghe mọi người xung quanh, chúng ta thấu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây ATM gạo", của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thử và lắng nghe nhiều hơn.

(Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)

a. Dựa vào văn bản, hãy cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn vì xáo trộn nào trên toàn cầu? (0,5 điểm)

b. Chỉ ra một phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản. (0,5 điểm)

c. Xác định nội dung văn bản. (1,0 điểm)

d. Trong cuộc sống, giữa ba việc: làng nghe" chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên, em quan tâm đến việc nhỏ nhất? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 3-5 dòng) (1,0 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương”. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) để trả lời câu hỏi trên.

Câu 3: (4,0 điểm)

Thông qua tác phẩm, tác giả cất lên tiếng nói của mình. Thông qua quá trình đọc, người đọc lắng nghe những thông điệp mà tác giả gửi gắm:

Thông điệp về những giá trị Sống tốt đẹp cần gìn giữ ở. mỗi người qua đoạn thơ:

Ngửa mặt lên nhìn mặt. có cái gì rưng rưng như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh kể chỉ người vô tình
ánh trăng im phăng phắc thì cho ta giật mình.

(Ánh trăng, Nguyên Duy)

Thông điệp về những cảm xúc yêu thương dành cho gia đình qua đoạn thơ:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượmNhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa

(Bếp lửa, Bằng Việt)

Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ:

Ta là con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đờiDù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

(Mùa xuân nho nhỏ,Thanh Hải)

Học sinh được chọn 1 trong 2 để sau:

Đề 1

Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về một trong ba thông điệp trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác để làm nổi bật thông điệp mà em chọn.

Đề 2

Từ những gợi ý trên và từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, hãy viết bài văn với nhan đề: “Lắng nghe tác phẩm - Hiểu về cuộc sống”.

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn TPHCM 2020

Gợi ý làm bài

Câu 1:

1. Những hoảng loạn, xáo trộn mà đại dịch Covid-19 gây ra: việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật của cuộc sống không thể tiếp tục.

2. Phép liên kết: phép nối (Nhưng)

3. Nội dung văn bản: Đại dịch Covid-19 đã khiến con người có những khoảng lặng đến lắng nghe tự nhiên, thế giới và chính mình.

4. Học sinh phát biểu quan điểm cá nhân, có lí giải phù hợp miễn sao không vi phạm chuẩn mực đạo đức, xã hội.

Câu 2:

1. Giới thiệu vấn đề: Phải chăng lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương?

2. Giải thích vấn đề

- Lắng là chìm đọng lại ở đáy hoặc trở lại trạng thái tĩnh, không còn những biểu hiện sôi nổi mạnh mẽ lúc đầu.

- Nghe là sự cảm nhận âm thanh bằng tai.

⇒ Như vậy lắng nghe tức là cảm nhận âm thanh bằng sự im lặng sâu sắc nhất của con tim. Lắng nghe trong giao tiếp là thái độ im lặng khi người khác nói để mở lòng đón nhận những câu chuyện, những chia sẻ của con người, của sự vật đang vang động vào lòng. Điều này vô cùng cần thiết trong cuộc sống.

⇒ Lắng nghe chính là một biểu hiện của yêu thương.

3. Phân tích, bàn luận vấn đề.

- Tại sao nói “Lắng nghe là một biểu hiện của yêu thương”?

+ Lắng nghe trong giao tiếp là biểu hiện của sự tôn trọng chính mình và tôn trọng người đối diện. Từ đó cuộc giao tiếp sẽ đạt hiệu quả và đôi bên có thể có những mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.

+ Lắng nghe là dùng trái tim để cảm nhận cảm xúc của người đối diện, là dùng thái độ thông cảm và thấu cảm với câu chuyện của người đang chia sẻ. Khi ta thấu cảm với người đối diện cũng là lúc ta cho chính mình cơ hội để hiểu về mình hơn bởi người khác cũng là tấm gương phản chiếu chính ta.

+ Khi lắng nghe với một thái độ chân thành và khiêm tốn, ngoài việc ta học học được những bài học từ câu chuyện của người đối diện, ta còn nhận được sự tôn trọng và chân thành của họ.

+ Lắng nghe bằng trái tim cũng có nghĩa là ta cho mình cơ hội cảm nhận hơi thở của cuộc sống một cách sâu sắc. Đó cũng là cách xây dựng và hoàn thiện bản thân, là con đường phát triển tâm hồn.

+ Biết lắng nghe cũng giúp cho chúng ta có những cơ hội để phát triển và tiến xa hơn trên con đường học tập, sự nghiệp.

- Lắng nghe chân thành khác với sự im lặng vô cảm. Trong sự lắng nghe chân thành, ta cho người khác cơ hội được thổ lộ tâm tình, chia sẻ khó khăn và có thể ta đáp lại họ chỉ bằng sự yên lặng ngồi bên cạnh nhưng trong sự yên lặng đó ta cho đi tình cảm và sự thấu hiểu.

- Ngoài việc lắng nghe người khác thì hãy học cách lắng nghe tiếng nói từ trong tâm trí của mình. Việc lắng nghe tiếng nói trong tâm trí của mình, lùi sâu vào bên trong mình cũng là một cách thức tỉnh bản thân và yêu thương bản thân trọn vẹn.

- Phê phán những người chưa biết lắng nghe hay thích nghe những lời nịnh hót.

4. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề

Câu 3: Gợi ý Đề 1, thông điệp số 3: Thông điệp về khát vọng cống hiến cho xã hội qua đoạn thơ "Mùa xuân nho nhỏ" - Thanh Hải

1. Giới thiệu chung và - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu về thông điệp: khát vọng cống hiến cho xã hội.

- Giới thiệu nội dung khổ thơ: khát vọng cao cả cống hiến cho đời của tác giả Thanh Hải.

2. Phân tích, cảm nhận

a, Phân tích cảm nhận 2 khổ thơ

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê → giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ → lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người - đất nước.

⇒ Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

- Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

⇒ Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

b. Liên hệ nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long.

- Lẽ sống đẹp đẽ cống hiến cho đời, cho sự phát triển chung của đất nước ta còn bắt gặp ở nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa.

- Người thanh niên ngoài hai mươi tuổi đã lên công tác tại đỉnh Yên Sơn quanh năm mây phủ, một mình sống tại nơi đó nhưng anh không hề thấy cô đơn, lạc lõng, bởi anh có lí tưởng sống cao đẹp phục vụ cho đất nước, phục vụ cho dân tộc.

- Anh coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”

- Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, từng giúp không quân bắn rơi máy bay.

- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao

+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa.

+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc. → Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với nghề.

- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:

+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới (công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu)

+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét → tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.

⇒ Anh là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.

⇒ Lí tưởng sống cao đẹp, phục vụ cho đời, cho đất nước là lẽ sống đẹp mà ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu. Và những con người như vậy thật đáng trân trọng biết bao.

3. Tổng kết vấn đề

Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Hưng Yên

Sở GD&ĐT Hưng Yên

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Ngữ Văn

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ. Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường. Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!

(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)

Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ?

Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của các phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: "Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin."

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: "Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường." Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào? (1.0)

Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau: "Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt."

Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 8 đến 10 câu), trong đó có sử dụng thành phần biệt lập tình thái, với câu chủ đề: Thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống của con người. (Lưu ý: Gạch chân thành phần tình thái).

Câu 2 (4,0 điểm):

Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi,
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lệ trắng điểm một vài bông hoa.

Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh,
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2020, tr. 84 - 85)

Phân tích đoạn thơ trên và nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du.

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Hưng Yên 2020

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước.

Câu 2 (1,0 điểm): Các phép liên kết hình thức

- Phép nối: và

- Phép lặp: "đôi mắt"

Câu 3 (1,0 điểm):

- cấu tạo ngữ pháp của câu: "Tuổi trẻ của mình (cn) đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường (vn)."

- xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu: đơn

Câu 4 (0,5 điểm):

Tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình”:

- Nhấn mạnh ý nghĩa của tuổi trẻ tác giả: tuổi trẻ đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc, đã cùng với thế hệ mình và thế hệ cha anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Khẳng định niềm tự hào được cống hiến cho dân tộc.

- Tạo nhịp điệu hùng hồn, thiết tha cho câu văn.

Câu 5 (1,0 điểm):

Qua đoạn nhật kí, ta thấy hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng cực khổ, đầy nguy hiểm: phải trải qua bom rơi, đạn nổ, thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu... Dù hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian lao, cực khổ nhưng vẫn ánh lên trong tâm hồn tác giả là niềm tin yêu, mơ ước, là tình yêu thương vẫn ánh lên trong đôi mắt.

II. Phần làm văn

Câu 1.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống

- Bàn luận về tinh thần lạc quan

+ Lạc quan là gì? Lạc quan là thái độ sống tốt, có cách nhìn, tin tưởng và luôn hướng về những điều tốt đẹp ở tương lai.

Biểu hiện của tinh thần lạc quan

Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra

Luôn yêu đời

Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra

+ Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống

Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người

Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn

Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống

Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc

3. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan

+ Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng

+ Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống

+ Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình

- Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:

+ Khẳng định thái độ lạc quan là điều cần thiết trong cuộc sống, giúp con người vượt qua số phận

+ Bên cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

+ Nguyễn Du (1766 – 1820), là tác gia lớn của nền văn học Việt Nam.

+ Truyện Kiều viết về cuộc đời của nhân vật Thúy Kiều, là sáng tác viết bằng chữ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du.

- Giới thiệu đoạn trích Cảnh ngày xuân

+ Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.

+ Đoạn trích này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.

II. Thân bài

1. Khung cảnh mùa xuân

- Không gian khoáng đạt: cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống.

+ Chim én đưa thoi

+ Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi

+ Màu cỏ non xanh rợn đến chân trời: gợi lên không gian khoáng đạt.

+ Cành lê trắng: gợi sự thanh khiết, trong trẻo.

⇒ Bút pháp miêu tả, gợi, từ ngữ gợi hình: cảnh ngày xuân hiện ra tinh khôi, mới mẻ và tràn đầy sức sống.

2. Cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh

- Lễ tảo mộ: ngày tựu trung đến viếng, dọn dẹp, sửa sang và thắp hương phần mộ của người thân.

- Hội đạp thanh.

- Sử dụng những từ ngữ gợi tả:

+ Gần xa, nô nức (tính từ): tâm trạng náo nức.

+ Yến anh, tài từ, giai nhân, chị em (danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt.

+ Sắm sửa, dập dìu (động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.

⇒ Không khí cảnh lễ hội rộn ràng, náo nức, cùng những nghi thức trang nghiêm khi viếng mộ.

3. Đặc sắc

- Nội dung: miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng của nhân vật.

III. Kết bài: khung cảnh thiên nhiên được khắc họa tuyệt đẹp biết mấy qua bút phát tả cảnh của Nguyễn Du

Bài văn ngắn tham khảo:

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới, tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm ”Truyện Kiều” – kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam. "Truyện Kiều” là một bài ca lớn về giá trị nhân đạo, một bản cáo trạng nghiêm khắc về cái ác, cái phản nhân bản, một tập đạo thành của nghệ thuật văn chương. Chỉ xét về bút pháp tả và gợi Nguyễn Du đã đạt đến đỉnh cao chói lọi. Điều này được thể hiện qua đoạn trích ”Cảnh ngày xuân” nằm ở phần I, ”Gặp gỡ và đính ước” của Thúy Kiều. Có thể nói đây là một đoạn trích thành công nhất trong nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của Nguyễn Du.

Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân với vẻ đẹp riêng: hữu tình, hữu sắc, hữu hương, lên thơ.

"Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”

Bằng bút pháp chấm phá kết hợp với gợi tả, hai câu thơ đầu vừa gợi không gian, vừa gợi thời gian. Nhưng không gian ấy không tĩnh mà rất sống động bởi hình ảnh ”con én đưa thoi”. Trước hết đây là một hình ảnh tả thực, trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh én vẫn rộn ràng chao đi chao lại giữa bầu trời trong sóng. Nhưng đồng thời nó còn là hình ảnh ẩn dụ, ngụ ý. Chỉ thời gian đang trôi nhanh, mùa xuân đang trôi nhanh. Mùa xuân có chín mươi ngày, mới đó thôi mà giờ đã sang tháng ba, gợi sự nuối tiếc trong lòng người. Sau đó hình ảnh ”con én đưa thoi” là thiều quang, thiều quang gợi lên cái mùa hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông bao la của đất trời. Đặc biệt bức họa tuyệt đẹp của mùa xuân là ở hai câu thơ:

“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"

Ở đây Nguyễn Du đã vận dụng một cách sáng tạo câu thơ cổ của Trung Quốc ”cỏ thơm liền với trời xanh – trên cành lê có mấy bông hoa”, thay vì dùng từ cỏ thơm Nguyễn Du đã dùng từ ”cỏ non” để tô đậm màu sắc – màu xanh của cỏ non trải rộng đến tận chân trời. Đó là gam màu nền của bức tranh xuân, trên thảm cỏ xanh ấy, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Từ ”trắng” được đảo lên trước gây ấn tượng mạnh, tuy chỉ là một vài chấm trắng nhỏ nhưng lại là điểm nhấn nổi bật tỏa sáng trên toàn cảnh. Như vậy, màu sắc có sức hài hòa đến tuyệt mĩ. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt trong trẻo nhẹ nhàng, thanh khiết. Chữ ”điểm” làm cho bức tranh xuân thêm sống động, có hồn chứ không tĩnh tại.

Cảnh ngày xuân là bức tranh hoa lệ mà Nguyễn Du để lại cho đời, tô điểm cho cuộc sống mỗi chúng ta, đồng thời nó cũng tương hợp với tâm trạng náo nức chung của chị em Thúy Kiều khi đi du xuân.

Tám câu thơ tiếp theo, tác giả gợi khung cảnh mùa xuân trong tiết thanh minh. Trong ngày thanh minh có hai hoạt động diễn ra cùng một lúc: lễ tảo mộ – đi viếng mộ sửa sang quét tước phần mộ của người thân, hội đạp thanh – dẫm lên cỏ non ở chốn đồng quê:

“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”

Cảnh trẩy hội mùa xuân diễn ta tưng bừng náo nhiệt, trên các nẻo đường gần xa, những dòng người cuồn cuộn trẩy hội. Có biết bao yến anh trẩy hội trong niềm vui nô nức, bao tài tử, giai nhân dập dìu vai sánh vai nhịp bước.

“Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.”

Nguyễn Du tài tình khắc họa khung cảnh lễ hội mùa xuân bằng bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình, một loạt các từ láy, từ ghép và danh từ, động từ, tính từ xuất hiện. Các danh từ: ”chị em, yến anh, tài tử, gia nhân” diễn tả sự đông vui, nhiều người đến dự hội. Các động từ "sắm sửa, dập dìu” gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội. Các tính từ “gần, xa, nô nức” làm rõ hơn tâm trạng của người đi dự hội. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng cách nói ẩn dụ ”yến anh”. Tất cả đều làm sống dậy không khí lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt diễn ra trên mọi miền đất nước, trẻ trung và xinh đẹp, trang trọng và phong lưu.

Nói tóm lại bằng những từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình qua đoạn trích ”Cảnh ngày xuân” Nguyễn Du đã gợi lên tư tưởng của người đọc một bức tranh thiên nhiên, cảnh lễ hội xuân tươi đẹp và tràn đầy sức sống cũng là một đoạn thơ miêu tả cảnh thiên nhiên thành công nhất của ông.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Bạc Liêu

Sở GD&ĐT Bạc Liêu

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Văn
Ngày thi: 13/7/2020

I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (7,0 điểm)

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã. Tôi cũng vậy. Ngay cả người tài giỏi, khôn ngoan nhất cũng có lúc vấp ngã. Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại. Điều chúng ta cần ghi nhớ là, cuộc sống không phải là một cuộc thi đó - trượt... Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm các biện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp. Những người đạt được thành công phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thất bại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích. Tất cả những người thành đạt mà tôi biết đều có lúc phạm sai lầm. Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối với thành công của họ. Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết. Nếu thất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, Winston Churchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên”.

(Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236)

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính. (1,0 điểm)

b. Cho biết cách trích dẫn ở phần in đậm? (1,0 điểm)

c. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: "Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc. Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết."(1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

- Em hiểu thế nào về câu văn: "Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại" ?

Câu 3: (2,0 điểm)

Em có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: "Sự thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươn lên."? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm).

Câu 1: (5,0 điểm).

Từ ngữ liệu phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

Câu 2: (8,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biến bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long,

(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2018, tr.140)

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Bạc Liêu 2020

Câu 1: (3,0 điểm)

a. Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

b. Trích dẫn trực tiếp.

c. Phép thế: "Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc." = "Thay vì thế"

Câu 2: (2,0 điểm)

- Vấp ngã là điều bình thường bởi ai cũng có lúc thất bại và vấp ngã trong cuộc sống, chỉ trừ những người không dám đứng dậy sau vất ngã hay chính là sợ hãi, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể sảy ra thì họ mới là người thực sự thất bại.

Câu 3: (2,0 điểm)

Học sinh có thể đưa ra quan điểm riêng của mình là đồng tình hoặc không đồng tình. Đồng thời đưa ra lập luận giải thích cho quan điểm đó.)

Ví dụ: Đồng tình vì:

- Thất bại là một phần của cuộc sống và đó là điều rất bình thường, không ai không thành công mà không trải qua những thất bại.

- Thất bại thử thách sự kiên nhẫn của con người. Con người biết theo đuổi đam mê, chắc chắn sẽ thành công.

- Thất bại cho con người những bài học kinh nghiệm quý báu để nuôi dưỡng đam mê của chính mình.

II. PHẦN LÀM VĂN: (13,0 điểm).

Câu 1: (5,0 điểm).

Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc đứng dậy sau vấp ngã đối với tuổi trẻ trong cuộc sống.

- Cuộc đời ai cũng từng vấp ngã trước khó khăn thất bại. Điều quan trọng không phải là khó khăn to hay nhỏ mà quan trọng là con người có đủ sức để đứng dậy sau những vấp ngã hay không?

Bàn luận vấn đề

- Con người từ khi sinh ra đã không ít lần vấp ngã: Ngày còn bé bụ bẫm, chập chững tập đi qua bao nhiêu lần vấp ngã đứng dậy và tập đi được. Vì vậy giờ ta có trưởng thành thì ta càng phải biết cách chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày càng hoàn thiện.

- Đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã làm ta trưởng thành hơn trong cuộc sống, học được cách đứng dậy giúp ta vượt qua được khó khăn.

- Trong cuộc sống, ai cũng ít nhất 1 lần vấp ngã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sau mỗi lần vấp ngã ấy, người ta sẽ rút ra dc một bài học cho chính mình, biết tránh những chỗ ghồ ghề khó đi, biết tìm cho mình bước đi mới hay là dẫm lên chính chỗ đã ngã xuống và đi tiếp.

- Vấp ngã thất bại chỉ là một chuyện thường tình trong cuộc sống, người muốn thành công đều phải trải qua vấp ngã. Như một vận động viên muốn thành công đều có khó khăn trong quá trình luyện tập, khi thi đấu cũng có lúc vấp ngã nhưng luôn nổ lực phấn đấu rèn luyện để đến được vinh quang, người chiến thắng là người ngã gục cuối cùng trước các đối thủ.

- Đứng dậy ngay tại điểm vấp ngã rất dễ làm ta thấy sợ hãi, thiếu suy nghĩ, sáng suốt hay áp đặt quá khứ vì vậy khi bạn cảm thấy đủ tự tin hãy đứng dậy từ một điểm bắt đầu theo hướng mới tích cực hơn.

- Mở rộng: Tuổi trẻ không nên sợ hãi vấp ngã, vì càng ngã đau thì bạn càng nhớ rõ để rồi không bao giờ vấp ngã tại chính điểm đấy.

Câu 2: (8,0 điểm)

Dàn ý tham khảo:

1. Giới thiệu chung

- Tác giả: Huy Cận và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”

- Dẫn dắt vào đoạn trích: là khổ 3 và khổ 4 của bài thơ, miêu tả cảnh đánh cá trên biển đêm với những vẻ đẹp bình dị của bút pháp hiện thực và trí tưởng tượng phong phú.

2. Cảm nhận

a. Khổ thơ thứ nhất

- Mở đầu đoạn trích là hình ảnh đoàn thuyền đang băng băng lướt sóng:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng.”

Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la qua cái nhìn của nhà thơ bỗng trở nên lớn lao, kì vĩ. Đoàn thuyền ấy có gió làm lái, có trăng làm buồm, thiên nhiên như mở ra bát ngát mênh mông. Đoàn thuyền hòa nhập với thiên nhiên, con người cũng vươn lên ngang tầm vũ trụ, làm chủ thiên nhiên với sự tự tin, mạnh mẽ.

- Giữa không gian bao la của trời biển, con thuyền trở thành trung tâm, vừa đẹp đẽ, khỏe khoắn, vừa giàu chất thơ. Thiên nhiên như cùng chung sức với con người điều khiển con thuyền.

- Người lao động đã đánh thức thiên nhiên, cùng thiên nhiên vũ trụ giao hòa trong công cuộc lao động. Lòng tin yêu con người và trí tưởng tượng bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được hình ảnh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa. Thiên nhiên không đối lập với con người, không làm cho con người trở nên nhỏ bé, cô đơn, bơ vơ mà càng trở nên lớn lao, mạnh mẽ, hài hòa với khung cảnh thiên nhiên.

- Hai câu tiếp theo miêu tả những công việc cụ thể của đoàn thuyền đánh cá:

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Nhịp thơ hối hả, lôi cuốn. Con thuyền là vũ khí, mỗi ngư dân là một chiến sĩ đầy uy quyền sức mạnh. Cuộc đánh cá có phương tiện kĩ thuật, được chuẩn bị như một cuộc chiến đấu với khí thế của những con người có niềm tin chiến thắng.

b. Khổ thơ thứ hai

- Những câu thơ miêu tả đàn cá đặc sắc, biển cả giàu có với những loại cá ngon và quý. Huy Cận đã vận dụng sáng tạo cách nói dân gian “chim thu nhụ đé” để viết:

Cá nhụ cá thu cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

Cá đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.

- Hình ảnh con cá song là một nét vẽ tài hoa. Vảy cá đen hồng lấp lánh trên biển nước chan hòa ánh trăng vàng chóe. Cái đuôi cá quẫy được so sánh với ngọn đuốc rực cháy. Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho đoạn thơ đẹp như một bức tranh sơn mài rực rỡ. Bầy cá như những nàng tiên trong vũ hội.

- Vẻ đẹp của bức tranh lao động tiếp tục được thể hiện rõ hơn trong những đoạn thơ tiếp theo.

c. Nhận xét

- Hai đoạn thơ miêu tả khung cảnh lao động tươi vui với sự trù phú, giàu có của biển cả.

- Tác giả sử dụng nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, so sánh đặc sắc.

- Thể hiện phong cách nghệ thuật Huy Cận sau cách mạng tháng Tám: tin yêu vào cuộc sống mới, con người mới.

3. Tổng kết

- Bút pháp vừa hiện thực vừa lãng mạn của tác giả vẽ nên bức tranh sơn mài rực rỡ về thiên nhiên và con người trong lao động.

- Hình ảnh con người nâng lên ngang tầm vũ trụ và công việc đánh cá trở thành một công việc nên thơ.

Sở GD&ĐT Bình Dương

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Ngữ Văn

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm).

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn - đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

(Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156).

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0,5 điểm)

Câu 2. Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng. (0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối. (1,0 điểm).

Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó. (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc - hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội khoảng 10 đến 15 dòng), trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm)

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (Theo SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 180 – 188).

Đáp án

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy

Câu 2. Từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng: "rưng rưng"

Câu 3. Biện pháp tu từ nhân hóa: Gợi ra khuôn mặt và cái nhìn của một con người đầy nghiêm khắc nhưng đủ làm cho nhân vật trữ tình thức tỉnh, nhận ra sự bạc bẽo của mình.

Câu 4. Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống biết ghi nhớ công ơn, ân nghĩa thủy chung của những sự vật, sự việc trong quá khứ.

Câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn”

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

* Giới thiệu đề tài nghị luận: lòng khoan dùng của con người trong cuộc sống

* Bàn luận vấn đề

* Giải thích khái niệm:

- Lòng khoan dung là gì? Lòng khoan dung chính là sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ,...

- Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải.

- Biểu hiện lòng khoan dung của con người trong cuộc sống:

+ Bỏ qua những lỗi lầm không đáng có hay những người phạm sai lầm lần đầu.

+ Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa ý thức được việc họ làm là sai.

+ Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân.

- Vì sao phải có lòng khoan dung?

+ Nó khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn.

+ Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn.

+ Góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ.

Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ và còn khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.

- Rút ta bài học:

+ Mỗi người nên biết cảm thông, chia sẻ và tha thứ.

+ Biết dùng lòng khoan dung một cách đúng mực tránh cho nó trở thành sự dung túng khiến kẻ xấu lợi dụng.

Khẳng định vấn đề và liên hệ bản thân: lòng khoan dung là một phẩm chất đạo đức tốt mà con người cần phát huy.

Câu 2 (5.0 điểm)

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Dẫn dắt đề tài: nhân vật anh thanh niên

II. Thân bài:

* Giới thiệu tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

* Phân tích nhân vật anh thanh niên

- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ.

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

=> Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình.

- Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người

+ Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

  • Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m).
  • Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
  • Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp.
  • Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp

+ Hành động, việc làm đẹp

Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

+ Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

  • Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực
  • Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người
  • Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé

=> Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

+ Anh thanh niên đại diện cho người lao động

Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.
Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

III. Kết bài:

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn sở GD&ĐT Đắk Lắk

Đề bài

Câu 1 (2.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

(Trích Trò chuyện với bạn trẻ - Nguyên Hương, Ngữ văn 9, Tập thai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 1)

Thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm)

2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào? (0.5 điểm).

3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận? (2.0 điểm)

Câu 2 (3.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở Cậu , anh chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 250 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống.

Câu 3 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cả nhu cả chỉ cung cá đó,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cả nhục lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào,

(Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 140)

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Đắk Lắk 2020

Câu 1:

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

2. Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử như:

- Có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí

- Có người lại gồng mình vượt qua.

3. Theo em hiểu, ý kiến "thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận" có nghĩa là: Thành đạt là để cho bản thân mình thì vẫn chưa đủ, sự thành đạt phải đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, có như thế thì việc thành đạt mới có ý nghĩa.

Câu 2:

Gợi ý:

1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

- Các em có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội đối cho bản thân mỗi người trong cuộc sống hiện nay.

- Ý nghĩa của việc nắm bắt cơ hội cho bản thân trong cuộc sống:

+ Nắm bắt cơ hội giúp con người, đặc biệt là người trẻ chủ động tận dụng những điều kiện thuận lợi để phát triển bản thân, đạt được thành công, đóng góp cho xã hội.

...

3. Khái quát vấn đề và tổng kết

Câu 3:

Dàn ý tham khảo: (khổ 3,4,5 bài Đoàn thuyền đánh cá)

a) Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:

+ Huy Cận là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại với những tác phẩm thơ dào dạt niềm vui về cuộc đời, mến yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.

+ Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống mới, hình ảnh tráng lệ về thiên nhiên và con người lao động thể hiện sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.

- Khái quát nội dung đoạn thơ: Các khổ thơ đặc sắc từ khổ 3 đến khổ 5 đã miêu tả vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả.

b) Thân bài

* Luận điểm 1: Người dân ra khơi với tư thế tầm vóc lớn lao (khổ 3)

- Nghệ thuật phóng đại “Lướt giữa mây cao với biển bằng” - con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé giờ đây qua cái nhìn của tác giả đã sánh ngang tầm vũ trụ.

- Nghệ thuật ẩn dụ “lái gió buồm trăng” : thiên nhiên hòa hợp, cùng con người lao động.

=> Các biện pháp nghệ thuật trên làm nổi bật tầm vóc của con người và đoàn thuyền.

- Không khí lao động đang trở nên hứng khởi “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” - mặc đêm tối, mặc gió khơi người dân chài vẫn ra khơi dò lồng cá trong lòng biển.

- Ẩn dụ: “Dàn đan thế trận” - cuộc sống đánh cá của người dân chài như một trận chiến đấu ác liệt.

=> Sự kết hợp giữa hiện thực (đoàn thuyền) với chất lãng mạn (thuyền lái gió, trăng treo trên cánh buồm) tạo nên những vần thơ đẹp và sâu sắc.

* Luận điểm 2: Cảnh biển đẹp trong đêm (khổ 4)

- Nhà thơ đã liệt kê những loài cá quý của biển: cá nhụ, cá chim, cá đé cho thấy sự phong phú và quý giá của biển.

- Nhân hóa “Cái đuôi e quẫy” kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc: làm cho lời thơ thêm sinh động.

- Phép so sánh “đuôi cá” với “ngọn đuốc”: hình ảnh so sánh thú vị giàu liên tưởng.

- Nhà thơ gọi cá bằng một cách gọi rất dịu dàng-“em” ẩn chứa sự yêu mến với cá và biển cả quê hương.

- “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”: Màn đêm trước biển như một sinh mệnh.

=> Thiên nhiên trên biển đêm thực sự rực rỡ sắc màu như một bức tranh sơn mài.

* Luận điểm 3: Tinh thần lao động hăng say và lòng biết ơn biển (khổ 5)

- “Ta hát bài ca gọi cá vào” : Người dân chài đã biến công việc nặng nhọc thành bài ca vui tươi -> Tiếng hát của người dân chài có khả năng kì diệu là gọi cá vào lưới.

-> Bút pháp lãng mạn khi miêu tả giúp cho công việc đánh cá đêm trở nên thơ mộng

+ Những người dân chài vô cùng biết ơn biển cả “biển cho ta cá như lòng mẹ”.

+ So sánh biển với lòng mẹ cho thấy biển nuôi sống nhân dân từ bao đời nay.

-> Nói lên lòng tự hào và biết ơn biển.

=> Con người luôn có khát vọng chiến thắng, làm chủ thiên nhiên nhưng cũng vô cùng biết ơn thiên nhiên.

c) Kết luận

- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

................

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cập nhật: 17/05/2021

Video liên quan

Chủ đề