Em hiểu cách nói thuyền ta nghĩa là gì

Những câu hỏi liên quan

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Hình ảnh con thuyền được nhắc nhiều trong thơ ca. Từ những câu thơ dưới đây:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đọc đoạn thơ trên em liên tưởng tới những câu thơ nào đã học trong chương trình đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng miêu tả hình ảnh “con thuyền ra khơi” đầy hứng khởi.

Phân tích đoạn thơ 

Thuyền ta lái gió với buồm trăngLướt giữa mây cao với biển bằng,Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

Ta hát bài ca gọi cá vào,Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao,Biển cho ta cá như lòng mẹ,

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng,Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

cho khổ thơ

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đâu dặm xa rò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng"

Em hiểu " thuyền ta "nghĩa là gì ?Theo em có thể thay thế "thuyền ta" bằng "đoàn thuyền" được không ? Vì sao ?

Các câu hỏi tương tự

TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN

KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

Năm học 2014 – 2015

MÔN THI : NGỮ VĂN

NGÀY : 17 THÁNG 5 NĂM 2014

THỜI GIAN LÀM BÀI : 120 PHÚT

PHẦN I (5 điểm) Hình ảnh con thuyền được nhắc đến nhiều trong thơ ca, có một nhà thơ đã viết:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 201 3)

1 Những câu thơ trên thuộc bài thơ nào ? Của ai ? Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào ? Em liên tưởng tới những câu thơ nào ở một bài thơ khác đã được học, cũng miêu tả về con thuyên ra khơi đầy hứng khởi ?

2. Em hiểu cách nói "Thuyền ta" nghĩa là gì ? Theo em, có thể thay thế "Thuyền ta" bằng đoàn thuyền được không ? Vì sao ?

3 . Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 1 0 câu, mở đầu đoạn bằng câu sau: "Hình ảnh đoàn thuyền vụt lớn ngang tầm vũ trụ chính là vị thế làm chủ biển khơi của những con người lao động mới". Trong đoạn văn có sử dụng phép nối và một câu hỏi tu từ (gạch dưới phép nối, câu hỏi tu từ).

PHẦN II (5 điểm) Trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, nhà văn Lê Minh Khuê viết: "Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ. Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điềuđó.” ( Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 201 3)

1 Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt. " và cho biết đó là kiểu câu gì .

2. Đoạn trích trên nằm sau chi tiết quan trọng nào của truyện ? Em hiểu chúng tôi là những ai ? Phẩm chất chung nào của họ được thể hiện trong đoạn trích đó ?

3. Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong Kháng chiến chống Pháp,  chống Mĩ mà em đã học, cùng với những hiểu biết về lịch sử, về xã hội, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay (viết khoảng một trang giấy thi).

Đáp án :

Phần I:

1.

Những câu thơ trên thuộc bài thơ nào ? “Đoàn thuyền đánh cá.

0.25

Của ai ? “Huy Cận

0.25

Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào ? “1958, đi thực tế tại Quảng Ninh

0.25

Em liên tưởng tới những câu thơ nào ở một bài thơ khác đã được học, cũng miêu tả về con thuyên ra khơi đầy hứng khởi ? “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường gian”(Quê Hương của Tế Hanh)

0.25

2.

Em hiểu cách nói "Thuyền ta" nghĩa là gì ? “Nghĩa là : thuyền của ta”

0.5

Không thể thay thế "Thuyền ta" bằng đoàn thuyền được, vì từ “ta” trong “thuyền ta” có sắc thái thân mật, thân thiết, tự hào… còn cụm “đoàn thuyền” thì không có sắc thái biểu cảm nào.

0.5

3.

Đoạn văn 10 câu

0.25

Diễn dịch

0.25

Phép nối

0.25

Câu hỏi tu từ

0.25

Nội dung : "Hình ảnh đoàn thuyền vụt lớn ngang tầm vũ trụ chính là vị thế làm chủ biển khơi của những con người lao động mới"

-Con thuyền vụt lớn ngang tầm vũ trụ: ẩn dụ “ lái gió”, “buồm trăng”, nói quá “lướt giữa mây cao với biển bằng”

1.0

-Vị thế làm chủ biển khơi của người lao động mới : chủ động “dò bụng biển”,  mạnh mẽ “dàn đan thế trận lưới vây giăng” (ẩn dụ : ví việc đánh cá với đánh trận)

1.0

Đoạn văn tham khảo :

 Hình ảnh đoàn thuyền vụt lớn ngang tầm vũ trụ chính là vị thế làm chủ biển khơi của những con người lao động mới(1). Thật vậy, (Phép nối) mở đầu đoạn thơ ta thấy đoàn thuyền những biến hóa kì vĩ(2). Tác giả sử dụng các yếu tố thiên nhiên vũ trụ để tăng tầm vóc con thuyền như ẩn dụ “lái gió”: lấy gió làm lái thuyền, thuyền điều khiển gió chứ không phải để gió khống chế, sức mạnh thiên nhiên đã nằm trong tay người lao động(3). Tiếp theo (Phép nối) là một ẩn dụ đẹp “buồm trăng”vừa  thực vừa lãng mạn : thực là  trên biển, nhà thơ nhìn thấy có lúc con thuyền cùng cánh buồm đi vào khoảng sáng vầng trăng, trăng và buồm như lồng vào nhau trên cùng một mặt phẳng, thật tự nhiên trăng và buồm được ghép với nhau thành « buồm trăng »; lãng mạn cánh buồm bình thường trở nên lớn lao, toả sáng, sự vất vả bị làm nhoà đi, có cảm giác công việc dong thuyền ra khơi rất nhẹ nhàng, thi vị(4). Bất giác ta nhớ tới cánh buồm mang sức mạnh linh thiêng trong bài “Quê hương” của Tế Hanh : “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”(5).  Với sức mạnh của “lái gió, buồm trăng”, con thuyền có một tốc độ di chuyển kinh ngạc “Lướt giữa mây cao với biển bằng”, nhanh tới mức tưởng chừng con thuyền không phải đang bơi nữa mà là đang bay lên chiếm lĩnh cả biển trời(6). Lướt như bay, chẳng mấy chốc đoàn thuyền đã đến địa điểm đánh bắt(7). Người ngư dân bắt đầu triển khai công việc của mình đầy chủ động “Ra đậu dặm xa dò bụng biển”, trong biển khơi vô tận, quyết dò cho ra luồng cá đầy(8). Từng con thuyền liên kết, phối hợp với nhau trong một thế trận mạnh mẽ “Dàn đan thế trận lưới vây giăng”(9). Ôi, phải chăng cả đoàn thuyền như thể một đoàn quân ra trận, giăng lưới như thể tác chiến, mang cái khí thế  hào hùng, trùng trùng điệp điệp, chinh phục biển khơi ?(10.Câu hỏi tu từ)

PHẦN II

1.

Chị / không khóc đó thôi, chị / không ưa cả nước mắt.

C1                      V1            C2                   V2

0.5

Đây là câu ghép

0.5

2.

Đoạn trích trên nằm sau chi tiết quan trọng : Nho bị thương khi phá bom, được hai đồng đội chăm sóc

0.25

Chúng tôi là : Nho, Thao, Phương Định

0.25

Phẩm chất chung nào của họ được thể hiện trong đoạn trích đó : Tinh thần đồng đội, họ truyền cho nhau nghị lực cứng cỏi để vượt qua mất mát hy sinh, họ rất hiểu nhau như tri kỉ.

0.5

3.

Đoạn dài 1 trang giấy thi

1.0

Nội dung : Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong Kháng chiến chống Pháp,  chống Mĩ mà em đã học, cùng với những hiểu biết về lịch sử, về xã hội, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.

- Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong Kháng chiến chống Pháp,  chống Mĩ mà em đã học, cùng với những hiểu biết về lịch sử, về xã hội :

+Đất nước ta luôn thường trực mối nguy xâm lược từ xưa tới nay : lấy dẫn chứng lịch sử các cuộc xâm lăng của ngoại bang khi xưa và tình hình biển Đông ngày nay.

+Truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử : các anh hùng dân tộc, các cuộc kháng chiến thắng lợi trong lịch sử

+Trong văn học thời chống Pháp, Mĩ: thế hệ trẻ khi đó vượt mọi gian lao, dũng cảm hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Lấy dẫn chứng trong các bài “Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi”

1.0

- Bày tỏ suy nghĩ của mình về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.

+Kế thừa tinh thần yêu nước

+Học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của tổ tiên, học tập tri thức mới để xây dựng đất nước cường thịnh

+Có nhiều hành động cụ thể và đúng đắn thể hiện tình yêu nước chân chính

1.0