GDP có phải là thước đo tốt để đo lường phúc lợi kinh tế không và vì sao

Vì sao gdp là chỉ số không hoàn hảo

336

GDP bộc lộ nhiều điểm yếu và chưa phản ánh đầy đủ chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của con người. Câu hỏi đặt ra là tại sao nó được giới chính trị gia ưa dùng như kim chỉ nam của nền kinh tế?

GDP có phải là thước đo tốt để đo lường phúc lợi kinh tế không và vì sao

Càng về cuối năm, những thông tin ăn mừng về một số chỉ tiêu kinh tế lại xuất hiện nhiều hơn. Một điều dễ nhận thấy là không hề có cơ quan hay cá nhân nào đứng ra lãnh trách nhiệm về mình khi tỷ lệ nợ công đã tiệm cận vùng nguy hiểm 65% theo số liệu chính thức, và trên thực tế có thể đã vượt xa ngưỡng cho phép (gần 93%GDP); mỗi người dân Việt Nam dù muốn dù không đang ‘gánh’ 33 triệu đồng tiền nợ công, và thậm chí còn cao hơn bởi theo cách tính hiện tại nợ công chưa bao gồm nợ của các DNNN.

Bạn đang xem: Vì sao gdp là chỉ số không hoàn hảo

Tuy nhiên, xu hướng chung là chúng ta dễ dàng ăn mừng với những thành tích hời hợt bề mặt như sự kiện ăn mừng đạt mốc xuất khẩu 400 tỷ USD, chủ yếu đến từ khối FDI mà Samsung và Formosa là 2 ví dụ điển hình. Bên cạnh đó, các chỉ số về tăng trưởng FDI, thu hút kiều hối và GDP tăng kỷ lục… là những thông tin được nhắc đến nhiều trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, đo lường sức khỏe của nền kinh tế dựa trên tốc độ tăng trưởng GDP vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, đặc biệt GDP thường có lợi về mặt chính trị hơn so với hiệu quả về mặt kinh tế.

Tác giả Philipp Lepenies đã từng chỉ ra trong bài “Why GDP?” rằng: Loại hình tăng trưởng này đã trở thành một mục tiêu phổ quát cho những nhà cầm quyền bởi vì bằng cách tập trung vào không ngừng gia tăng sản lượng, người ta sẽ tránh được những vấn đề chính trị, và “… sự bất bình đẳng đã không còn ám ảnh tâm trí con người”, John Kenneth Galbraith.

Do đó, việc lạm dụng chỉ số GDP như một mục tiêu cuối cùng phải hướng đến sẽ làm chính chúng ta chệch hướng khỏi mục tiêu thực sự, đó là nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc con người. Dưới đây là một vài lý do.

Hạn chế của GDP

Thứ nhất, GDP không nói gì đến chất lượng của tài sản và dịch vụ, và cũng không nói gì đến chất lượng của cuộc sống mà tài sản và dịch vụ mang lại. Những suy giảm về môi trường không được tính đến. Đây chính là hạn chế lớn nhất mà Trung Quốc lẫn Việt Nam đều đang mắc phải, mặc dù cả hai nền kinh tế đều có mức tăng trưởng dương trong những năm qua trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng yếu, tuy nhiên, tình trạng báo động về ô nhiễm môi trường cũng gia tăng theo cấp số nhân. Theo đánh giá mới đây của tổ chức môi trường, mức độ ô nhiễm tại Hà Nội và Bắc Kinh thuộc hàng cao nhất thế giới.

Tăng trưởng cao nhưng không bền vững, môi trường sống của đô thị ngày càng bị ô nhiễm, điển hình như vụ xả bẩn của Formosa làm nguy hại bờ biển miền Trung năm ngoái kéo dài tận đến năm nay vẫn còn dư chấn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Rõ ràng, các ảnh hưởng ngoại ứng mà các hoạt động kinh tế gây ra vẫn chưa được đo lường đến trong chỉ số GDP. Điều này đã vô hình chung đề cao các chỉ số ghi nhận trên sổ sách kế toán mà bỏ qua những ảnh hưởng ngoại ứng lên môi trường và chất lượng sống của người dân. Chẳng hạn, một dự án ngăn dòng chảy con sông để xây đập thủy điện đi vào hoạt động có thể làm tăng GDP nhưng nó cũng phá hủy dòng sông, môi trường thủy sinh và các cánh rừng cạnh đó mà không được phản ánh vào GDP. Thực tế lũ quét ở thượng nguồn và tình trạng ngập lũ ở đồng bằng do các nhà máy thủy điện xả lũ đã gây ra nhiều thảm cảnh và thiệt hại kinh tế nặng nề, nhưng nó đã bị bỏ qua, chỉ số GDP chỉ ghi nhận số kW điện mà dự án thủy điện tạo ra và sức tăng trưởng trong ngành điện.

Như vậy, nếu quá chú trọng vào GDP như là chỉ số của mọi chỉ số thì quá trình tăng trưởng trong ngắn hạn đôi khi phải trả giá bằng chất lượng môi trường sút giảm, cơ hội tăng trưởng trong tương lai bị tước đoạt ngay lúc này.

Thứ hai, GDP phản ánh không chính xác sự gia tăng phúc lợi tổng thể của nền kinh tế. Ví dụ, việc gia tăng các tuyến đường được đầu tư theo hình thức BOT, và số trạm thu phí BOT gia tăng trên lý thuyết sẽ cải thiện chất lượng hạ tầng và tăng nguồn thu ngân sách, điều đó khiến chi phí vận tải gia tăng, buộc các công ty tăng giá thành để bù đắp chi phí, giá bán sản phẩm cao hơn, GDP khi đó cũng được tăng theo, nhưng chi phí đội lên do giá tăng thì người tiêu dùng phải chịu, tăng trưởng không đi liền với cải thiện mức sống người dân, chưa kể những bất ổn xã hội và tắc đường do việc dựng các trạm thu phí BOT gây nên. Cũng như việc nếu một nước không có hệ thống giao thông công cộng tốt, người dân phải sử dụng xe cá nhân để di chuyển, GDP sẽ tăng lên do người dân chi cho xe cộ, xăng dầu nhiều hơn, nhưng phúc lợi thì giảm do kẹt xe, ô nhiễm môi trường.

Xem thêm: Vì Sao Khi Đói Bụng Lại Sôi, Bụng Bị Sôi Liên Tục Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì

Thứ ba, GDP không đề cập đến sự phân phối thu nhập giữa các nhóm xã hội. Thu nhập quốc dân trung bình tăng lên có thể đi đôi với một sự tăng mạnh ở những nhóm này và giảm ở những nhóm khác. Những năm qua, ở các nền kinh tế mới nổi, sự bất bình đẳng tăng lên và cách biệt do tình trạng phân hóa giàu nghèo gây nên ngày một lớn. Thực tế, tốc độ phân hóa giàu nghèo tại các khu vực thành thị của Việt Nam gia tăng không ngừng, trước đó, chúng ta đã chứng kiến sự phân hóa giàu nghèo diễn ra mạnh mẽ tại Trung Quốc, nơi có nhiều tỷ phú mới được sinh ra nhất trên hành tinh, nhưng người nghèo cũng ngày càng nghèo đi nhiều. Mới đây, thành phố Bắc Kinh đẩy mạnh chiến dịch càn quét lao động cấp thấp nhập cư ra khỏi thành phố, điều này đã khiến nhiều người bức xúc khi chứng kiến người lao động nghèo bị đối xử bất công. Những tình trạng bất bình đẳng như vậy xảy ra hàng ngày trong cuộc sống, một cách không mảy may, GDP chưa bao giờ phản ánh được những điều này.

Nếu quá chú trọng vào việc làm tăng chỉ số GDP mà không quan tâm đúng mức đến các chỉ số khác thì hành vi thường được quan sát thấy là các nước tăng cường vay nợ để tăng đầu tư. Khi tỷ số nợ tăng vượt quá ngưỡng nhất định thì sẽ không thể vay thêm nữa và nền kinh tế sẽ lâm vào suy thoái, đổ vỡ.

Cần có một chỉ tiêu khác thay thế GDP

Không thể phủ nhận GDP là một chỉ số được dùng phổ biến nhất trên thế giới, nó cho phép xác định (một cách tương đối) tổng giá trị tăng thêm mà nội bộ một nền kinh tế có thể sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, GDP còn cho phép so sánh quy mô nền kinh tế của các quốc gia với nhau và mức độ tăng trưởng theo thời gian. Hơn nữa, GDP là một chỉ số khách quan, được đo lường trực tiếp chứ không dựa vào cảm nhận của mọi người thông qua các cuộc điều tra. Tuy nhiên, chỉ số GDP có rất nhiều hạn chế.

GS.Joseph Stiglitz – người đoạt giải Nobel kinh tế năm 2001 từng nhận định: “GDP tính toán kích cỡ một miếng bánh, chẳng quan tâm đến chất lượng các thành phần cấu tạo nên – những quả táo tươi hay bị hư thối vẫn được đếm như nhau.”

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy vào năm 2009 cũng từng kêu gọi các tổ chức quốc tế điều chỉnh hệ thống thống kê kinh tế dựa vào GDP.

“Đa số người dân không cảm thấy điều kiện sống cải thiện, mặc dù tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng. Có một trong những lý do rất đơn giản giải thích điều này, đó là từ lâu chúng ta có vấn đề với cách thống kê cũng như cách sử dụng những thống kê đó”, Tổng thống Sarkozy khẳng định.

Sự hữu ích về mặt chính trị của GDP, và câu chuyện rằng chiếc bánh to hơn là tốt hơn cho tất cả mọi người, sẽ không dễ để vượt qua – ngay cả khi đã được chứng minh là sai. Cho đến lúc đó, người ta sẽ luôn chú trọng sản phẩm hơn là con người.

Do đó, cần thiết có một chỉ số kinh tế toàn diện hơn cho phép phản ánh quy mô tăng trưởng kinh tế gắn liền với chất lượng cuộc sống và cải thiện môi trường.

Nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018 tiếp tục đối đầu với nhiều thách thức đến từ mọi phương diện như nợ xấu, bội chi ngân sách, nợ công cao, tăng trưởng thiếu bền vững, nền kinh tế phụ thuộc lớn vào khối doanh nghiệp FDI, các công ty trong nước đang dần bị thâu tóm bởi các tập đoàn nước ngoài… Đây là những chỉ báo không được tính đến trong GDP.

GDP và GNI trong đo lường tăng trưởng kinh tế

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của một quốc gia. Nội dung của GDP được xét dưới các góc độ khác nhau, từ đó đưa tới ba phương pháp để tính chỉ tiêu kinh tế tổng hợp này.

Cụ thể, theo góc độ sử dụng cuối cùng, GDP là tổng cầu của nền kinh tế gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư, tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước, tích luỹ tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm), chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Theo góc độ thu nhập, GDP bằng tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc. Theo góc độ sản xuất, GDP là tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản của các ngành kinh tế và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm.

Với nội hàm của chỉ tiêu GDP, các nhà hoạch định chính sách và Ngân hàng Nhà nước có thể đánh giá thực trạng nền kinh tế đang dư thừa hay thiếu hụt, liệu có cần thúc đẩy hay kiềm chế, có các mối đe dọa như suy thoái hoặc lạm phát tràn lan không, từ đó kịp thời thực hiện các biện pháp cần thiết cho nền kinh tế quốc dân.

Các nhà đầu tư chú ý đến GDP vì một tỷ lệ phần trăm thay đổi đáng kể trong GDP - tăng hoặc giảm - có thể có tác động đáng kể đến thị trường nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Ngoài ra, có thể dựa vào diễn biến của GDP để phân tích tác động của các biến số như chính sách tiền tệ và tài khóa, thuế, chi tiêu của chính phủ, các cú sốc kinh tế… đến nền kinh tế làm cơ sở đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả.

GDP có phải là thước đo tốt để đo lường phúc lợi kinh tế không và vì sao
GDP là chỉ tiêu quan trọng nhất mà các Chính phủ lựa chọn để đánh giá và so sánh tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới. Ảnh T.L

Một khái niệm khác để đo lường hiệu quả kinh tế của quốc gia là tổng thu nhập quốc gia (GNI). Tiếp cận theo hướng thu nhập thực tế, GNI phản ánh kết quả thu nhập lần đầu được tạo ra từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

Nói cách khác, GNI là tổng thu nhập người lao động và chủ thế kinh tế [NDH1] của quốc gia đó nhận được bất kể họ ở trong nước hay nước ngoài trừ đi phần thu nhập người lao động và thương nhân nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó. Chỉ tiêu này được sử dụng bổ sung cho GDP để đo lường và theo dõi sự giàu có của một nền kinh tế, một quốc gia theo thời gian.

Đối với nhiều quốc gia, chỉ có sự khác biệt nhỏ giữa GDP và GNI, nghĩa là thu nhập sở hữu thuần không đáng kể, không có hoặc có ít sự chênh lệch giữa thu nhập người lao động nhận được và các khoản thanh toán của quốc gia đó cho nước ngoài. Ngược lại, GNI có xu hướng cao hơn GDP khi quốc gia nhận được nhiều thu nhập sở hữu từ đầu tư và thu nhập người lao động làm việc ở nước ngoài. Trong trường hợp nước ngoài có quyền kiểm soát lớn đối với sản lượng quốc gia và thu nhập sở hữu nhận được không đáng kể, GNI sẽ thấp hơn GDP.

Điểm mạnh của GNI là thước đo kinh tế ghi nhận tất cả khoản thuần thu nhập đi vào nền kinh tế quốc dân, không tính đến phạm vi lãnh thổ kinh tế của thu nhập đó. Nói cách khác, đó là thuần thu nhập thực tế từ sản xuất và sở hữu tài sản của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Do đó, đây cũng là một chỉ tiêu hữu ích hỗ trợ các nhà nghiên cứu, hoạch định xây dựng được bức tranh toàn cảnh hơn về hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, nội hàm và cách tiếp cận của GDP và GNI không giống nhau, dẫn đến vai trò của từng chỉ tiêu trong đánh giá tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau.

Nếu như GDP đánh giá khả năng sản xuất của một nền kinh tế hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia, đo lường quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thì GNI là thu nhập thực tế do người lao động và các chủ thể kinh tế thuộc sở hữu quốc gia tạo ra và nhận được, không phân biệt vị trí của họ là ở trong hay ngoài nước. Từ đó, vai trò của từng chỉ tiêu trong đánh giá tăng trưởng kinh tế cũng khác nhau. GDP giúp chúng ta thấy được quy mô, sức khỏe nền kinh tế của một quốc gia trong khi GNI thể hiện tiềm lực kinh tế của quốc gia đó.

Những hoài nghi

Đã trở thành một thước đo kinh tế vĩ mô quen thuộc như vậy, thật dễ dàng để quên rằng GDP là một phát minh tương đối hiện đại.

Ban đầu, GDP chỉ là một khuôn khổ giám sát tăng trưởng kinh tế đượcnhà kinh tế học người Nga Simon Kuznets tạo ra cho Chính phủ Mỹđể khắc phục hậu quả của cuộc Đại suy thoái.

Gần 1 thập kỉ sau, nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes đã biến nó thành chỉ số quen thuộc mà chúng ta biết đến ngày nay.

Trong một đánh giá độc lập về số liệu thống kê kinh tế của Anh xuất bản năm 2016, Charles Bean cho rằng GDP thường được xem là một bản thống kê tóm tắt về sức khỏe của nền kinh tế.

Điều này có nghĩa là nó thường được kết hợp với khối tài sản tư nhân hoặc phúc lợi dù chỉ đo lường thu nhập. Quan trọng là GDP không phản ánh sự bất bình đẳng kinh tế hoặc các yếu tố phát triển bền vững như môi trường, tài chính,...

Hơn nữa, GDP không phải là con số chính xác và hoàn hảo như nhiều người vẫn nghĩ mà chỉ là một ước tính. "Tính không chắc chắn của GDP không được đánh giá đúng mực trong các bài diễn thuyết cộng đồng bởi nhiều nhà bình luận thường qui kết độ chính xác giả định cho số liệu ước tính", Bean nói.

GDP có phải là thước đo tốt để đo lường phúc lợi kinh tế không và vì sao

GDP là một trong những chỉ số quan trọng đo lường thành công của một quốc gia. Ảnh: World Finance

Sarah Arnold, Chuyên gia kinh tế cao cấp tại Tổ chức kinh tế mới (NEF), nói với World Finance rằng GDP là thước đo hoạt động kinh tế và chỉ đơn giản là một biện pháp: "GDP được gắn chặt với thành công quốc gia đến mức mục tiêu theo đuổi tăng trưởng kinh tế ban đầu dường như bị lãng quên".

Ngoài những phân tích của Bean và Arnold, GDP vẫn là một thước đo thịnh vượng khá lạc hậu do không truyền tải được nhiều giá trị mới của thế giới hiện đại. GDP được phát triển trong thời đại sản xuất và tác giả David Pilling đã viết trong cuốn sách The Growth Delusion: Wealth, Poverty and the Wellbeing of Nations về điều đó.

"GDP không tệ khi hạch toán sản xuất gạch, thanh thép hay xe đạp. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế dịch vụ, một phân khúc chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong các nền kinh tế phát triển, nó trở nên mờ nhạt rõ rệt".

Ưu tiên GDP cho hàng hóa hữu hình cũng đồng nghĩa với thiếu sót trong nắm bắt giá trị của công nghệ. Trường hợp những đổi mới đột phá thúc đẩy tiêu dùng vô hình dễ dàng hơn, GDP chỉ thể hiện được một nền kinh tế bị thu hẹp.

Vô số dịch vụ trực tuyến miễn phí xuất hiện trong hoạt động kinh tế không thể đo bằng GDP, bao gồm Google, YouTube và Wikipedia. Theo cách đánh giá của GDP, sự đổi mới - ngay cả chất lượng dịch vụ tốt hơn - thường là yếu tố làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ở một số quốc gia khác, các lĩnh vực công việc có giá trị luôn tồn tại ngoài khuôn khổ GDP, bao gồm việc nhà, chăm sóc các thành viên gia đình hoặc bạn bè và hoạt động tình nguyện.

Trong một bài phát biểu năm 2014, Andrew Haldane, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, cho biết giá trị kinh tế của hoạt động tình nguyện có thể vượt quá 50 tỉ bảng (63,7 tỉ USD) mỗi năm.

TTCT - Chỉ số GDP đang ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết khi không phản ảnh được thành công kinh tế và sự thịnh vượng của một quốc gia. Cái gì là tốt hơn và đang được thúc đẩy để thay thế GDP?

GDP có phải là thước đo tốt để đo lường phúc lợi kinh tế không và vì sao
Theo đuổi sự tăng trưởng GDP nhanh hơn, nhiều hơn liên tục có thể gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và phúc lợi thật sự cho người dân -hedgeye.com

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Davos tháng 1-2016, Joseph Stiglitz, chủ nhân Nobel kinh tế năm 2001, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm một thước đo mới nhằm đánh giá thành tựu của các quốc gia bởi “các chỉ số cho ta biết cần phải làm gì và nếu chúng ta đo không đúng chỗ, chúng ta sẽ hành động sai”.

Một bài viết trên trang web của WEF ngày 17-4 đã ví GDP (gross domestic product, tổng sản phẩm nội địa) như chiếc đồng hồ tốc độ của xe hơi. Nhìn vào đó, ta biết nền kinh tế một quốc gia đang tăng trưởng nhanh hay chậm, đúng như chức năng của chiếc côngtơmet.

Nhưng cũng như đồng hồ tốc độ không cho ta biết liệu xe có sắp hết xăng hay động cơ có đang quá nóng hay không, GDP không cho ta thấy những vấn đề tồn tại của nền kinh tế. Quan trọng hơn, chiếc côngtơmet không hề cho thấy ta có đang đi đúng hướng không.

“Hãy tưởng tượng bạn nói với tài xế: này chúng ta đi sai đường rồi và anh ta đáp lại: vậy chúng ta phải đi nhanh hơn. Nghe có vẻ ngu ngốc nhưng với GDP, chuyện cũng y như vậy” - tác giả bình luận. Khi tăng trưởng GDP chậm lại, các chính phủ trên thế giới ngay lập tức nghĩ tới việc đẩy cho nó tăng cao hơn, thay vì tìm hiểu xem có vấn đề gì với nền kinh tế và liệu họ có đang đi sai đường.

Thước đo đã cũ

Trong số cuối tháng 4-2016, báo The Economist lý giải chi tiết hơn vì sao GDP ngày càng là “một công cụ tồi để đo sự thịnh vượng” và thậm chí cho rằng chỉ số này “không còn là thước đo tin cậy của nền sản xuất”.

Bản chất của việc tính GDP là cộng dồn tất cả những thứ được sản xuất ra của một nền kinh tế trong một thời điểm nhất định. Thuở sơ khai, khi các nền kinh tế phần lớn chỉ bao gồm các nông trại, dây chuyền sản xuất và thị trường đại chúng, việc tính toán như thế đã là rất khó khăn.

Đo lường GDP trong thời hiện đại càng khó hơn bởi ngành dịch vụ, chứ không phải sản xuất, đang chiếm lĩnh nền kinh tế và người ta không còn chú trọng vào việc tạo ra nhiều sản phẩm hơn, thay vào đó là mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.

Nhưng vấn đề không chỉ ở khó khăn trong việc tính toán. Theo The Economist, GDP có thể trở thành chỉ dấu sai lệch cho các nhà hoạch định chính sách bởi nó không đo lường hết bản chất của nền kinh tế hiện đại, vốn đã thay đổi rất nhiều nhờ vào những tiến bộ của công nghệ. GDP là khái niệm từ những năm 1930 và đã thật sự lỗi thời ngày nay.

Trong nền kinh tế hiện đại, người ta không còn nghỉ ở khách sạn mỗi chuyến du lịch, công tác, mà ở nhà riêng được chia sẻ qua dịch vụ Airbnb, không còn đi taxi hay xe cá nhân mà dùng Uber và không mua máy tính mới mà chỉ cần nâng cấp hệ điều hành. Phải tính toán lại tất cả những điều đó như thế nào?

Theo thông lệ, những gì không có giá trị thì không được tính vào GDP. Vậy các giá trị do Facebook và YouTube sẽ được đo thế nào khi các nền tảng kỹ thuật số này mang đến những tiện ích, giải trí cho hàng tỉ người mà người dùng không phải trả tiền (đúng là họ vẫn mang lại giá trị cho Facebook qua các hợp đồng quảng cáo, nhưng làm sao để đo đếm sự chuyển đổi giá trị đó)?

Nhạc số là một ví dụ khác. Dù lượng người nghe nhiều hơn trước gấp bội, doanh thu của ngành công nghiệp âm nhạc đã giảm 1/3 so với thời đỉnh cao, nhưng điều đó có đồng nghĩa với việc giá trị của ngành đã giảm 1/3? Chúng ta đang làm mọi thứ trên Internet từ đọc báo đến mua vé máy bay, tất cả hoạt động này đều “vô hình” với cách tính GDP truyền thống.

Thương mại điện tử bùng nổ, giá trị giao dịch cực lớn nhưng cũng không làm tăng GDP, trái lại còn sụt giảm vì doanh thu của các cửa hàng “off-line” giảm sút.

The Economist còn cho rằng ngay cả chỉ xét riêng vai trò là chỉ số đo lường giá trị sản xuất, GDP giờ cũng đã là một “di tích lịch sử” bởi nó ra đời trong thời kỳ mà ngành sản xuất vật chất và công nghiệp chiếm ưu thế áp đảo ở các nền kinh tế lớn.

Những năm 1950, ngành chế tạo chiếm hơn 1/3 GDP của Anh. Tỉ trọng này ngày nay chỉ là 1/10 và ở một số nước, dịch vụ chiếm đến 80% quy mô nền kinh tế. GDP gần như bó tay trong việc xác định giá trị của các dịch vụ vô hình.

Làm thế nào để tính giá trị một bữa ăn khi có quá nhiều yếu tố cần xét đến: tài nghệ đầu bếp, không gian nhà hàng, tốc độ phục vụ...? Tương tự, ta dễ dàng thống kê có bao nhiêu ca mổ được thực hiện, nhưng phải mất hàng chục năm mới biết được giá trị của chúng thông qua tuổi thọ của người được mổ.

Mặt khác, theo thông lệ, GDP chỉ tính đến các sản phẩm được mua và bán, tức có yếu tố chi trả. Vì thế các sản phẩm không trải qua quá trình bán - mua sẽ không được xét đến ngay cả khi chúng cũng có giá trị rất cao, dẫn đến sự phản ánh không đầy đủ về nền kinh tế.

Ví dụ nếu ta thuê hàng xóm sang sửa giúp mái nhà, ta đã góp phần làm tăng GDP của đất nước. Nhưng nếu ta tự mình làm lấy việc này thì chẳng có đóng góp nào cả.

GDP cao có đồng nghĩa thịnh vượng?

Khái niệm GDP hiện đại xuất phát từ các nghiên cứu nhằm ước lượng quy mô nền kinh tế Mỹ được Simon Kuznets, nhà kinh tế học người Mỹ gốc Nga, thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội Mỹ năm 1932.

Tuy vậy, theo trang Quartz, chính Kuznets đã thừa nhận “sự thịnh vượng của một quốc gia hoàn toàn không thể suy ra từ tổng thu nhập của quốc gia đó”. Tại Davos 2016, Erik Brynjolfsson, giáo sư Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), nhắc lại quan điểm đó và giải thích thêm: “GDP đo những thứ chúng ta mua - bán và hoàn toàn có khả năng GDP sẽ đi ngược với sự thịnh vượng”.

Brynjolfsson cho rằng khái niệm kinh doanh ngày nay khác hẳn với thời trước, vì thế “cần phải định nghĩa lại cách chúng ta đo lường nền kinh tế”. Còn Diane Coyle, tác giả chuyên nghiên cứu về GDP, cho rằng dù dùng cho mục đích gì đi nữa, GDP vẫn là một phương tiện để đo lường sản xuất chứ không phải sự thịnh vượng.

Điều này không phải khó lý giải vì khái niệm GDP ra đời trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, vực dậy sản xuất là mục tiêu hàng đầu và người ta ít chú ý đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường hay nâng cao chất lượng cuộc sống. Các nhà môi trường vì thế cũng quan ngại vì với GDP, của cải xã hội có được từ tàn phá môi trường, tận diệt thiên nhiên vẫn được tính như thường.

Như vậy GDP không chỉ không hoàn thành nhiệm vụ như một chỉ số kinh tế vĩ mô, mà còn không phản ánh được sự thịnh vượng của một quốc gia như người ta vẫn nghĩ. Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu có thể thì sẽ thay thế nó bằng công cụ nào để đo được quy mô sản xuất lẫn sự thịnh vượng của xã hội?

Hãy đo hạnh phúc

Nhiều năm qua, giới kinh tế gia và các nhà làm chính sách đã liên tục tìm kiếm những thước đo mới khả dĩ thay thế GDP và “chỉ số hạnh phúc” nổi lên như một ứng viên tiềm năng.

Hồi tháng 3-2016, Liên Hiệp Quốc công bố Báo cáo hạnh phúc thế giới lần 4, xếp hạng 156 quốc gia dựa trên phản hồi của công dân về mức độ hài lòng với chất lượng cuộc sống (Việt Nam đứng hạng 96).

Báo cáo này đưa ra nhiều phát hiện lý thú: dân Bắc Âu hạnh phúc nhất; người Ấn Độ, dù chứng kiến GDP tăng trưởng liên tục, có chỉ số hạnh phúc giảm sâu so với năm 2006; “nhà giàu” Qatar lại kém hạnh phúc hơn “nhà nghèo” Costa Rica... Với nhiều nhà kinh tế và hoạch định chính sách, những phát hiện này không chỉ là để “đọc cho vui”. Chúng thật sự cho thấy những lỗ hổng trong việc đo lường thành công kinh tế thông qua GDP.

Báo cáo này cũng liệt kê các yếu tố định lượng được ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của người dân thế giới. Theo đó, 75% sự khác biệt về hạnh phúc giữa các nước có thể quy vào những yếu tố thu nhập bình quân đầu người, số năm sống khỏe mạnh, lòng tin vào chính phủ lẫn doanh nghiệp và mức độ tự do khi đưa ra quyết định trong đời.

Richard Easterlin, nhà kinh tế học thuộc Đại học Nam California và là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu phúc lợi, cho rằng các chính sách nên được hoạch định với chỉ số hạnh phúc là mục tiêu thay vì GDP.

“Câu sáo ngữ “Tiền không phải là tất cả” đúng trong trường hợp này. Nếu hạnh phúc thay thế GDP trở thành chỉ số chính trong việc đo lường phúc lợi xã hội, các chính sách công có lẽ sẽ thay đổi theo hướng trở nên ý nghĩa hơn với đời sống con người” - Quartz dẫn một bài viết chưa công bố của Easterlin.

Nếu chỉ số hạnh phúc là thước đo mới để nhìn vào một quốc gia, khó thể không nhắc đến Bhutan. Từ năm 1972, vương quốc này đã sử dụng chỉ số “tổng hạnh phúc quốc gia” (Gross National Happiness) để định hình các mục tiêu phát triển, chứ không dựa trên sự tăng trưởng của cải vật chất. Kể từ đó, đặc biệt trong một thập niên qua, hàng chục quốc gia khác cũng đã xây dựng hệ thống chỉ số hạnh phúc riêng.

Tuy nhiên dù có nhiều ưu điểm, con đường để “chỉ số hạnh phúc” thay thế GDP vẫn còn nhiều khúc khuỷu. Hạnh phúc tất nhiên là mơ hồ hơn, trong khi với GDP mọi thứ rõ ràng hơn qua các con số thống kê.

Coyle nói với Quartz rằng bà không tin chỉ số hạnh phúc có thể hữu ích trong việc hoạch định chính sách. Coyle thừa nhận GDP không hoàn hảo nhưng nó nên được thay bằng một chỉ số khác, giải quyết các vấn đề như bất bình đẳng hay hủy hoại môi trường chứ không phải chỉ số hạnh phúc.

Giải pháp để giảm thiểu tính chủ quan, theo Carol Graham - một học giả chuyên cố vấn cho các chính phủ trong việc xây dựng những công cụ đo lường hạnh phúc thuộc Viện Brookings (Mỹ), là cần vận dụng tâm lý học trong việc đặt câu hỏi khảo sát. Ví dụ những người cực nghèo sẽ trả lời các câu hỏi về hạnh phúc của họ với độ lạc quan cao.

“Họ sẽ nhấn mạnh tôi còn sống, tôi có gia đình và bè bạn, thế là tôi hạnh phúc. Nếu chỉ nhìn vào đó, ta sẽ bỏ lỡ sự khốn cùng trong cuộc sống của họ” - Graham giải thích. Chuyên gia này cho rằng các câu hỏi về khó khăn vật chất và cơ hội trong đời sống cần được đặt theo dạng yêu cầu người được hỏi trả lời theo thang mức độ, từ tệ nhất đến tốt nhất. Đây cũng là cách mà Liên Hiệp Quốc đã làm trong khảo sát của họ.

Tuy nhiên, Graham cũng như nhiều người ủng hộ đo lường hạnh phúc, không đồng tình với việc xóa bỏ hoàn toàn GDP. Graham cho rằng “hạnh phúc” chỉ nên xem như phần bổ sung vào một “bức tranh” được tạo nên bởi nhiều chỉ số đo lường khác nhau. “Các tiêu chí dựa trên thu nhập truyền thống cho ta biết điều này và chỉ số hạnh phúc lại cho ta biết nhiều điều khác. Là một nhà hoạch định chính sách, bạn cần cân bằng chúng” - bà Graham nói với Quartz.■

Quỹ kinh tế học mới (New Economics Foundation), một tổ chức về kinh tế học uy tín ở Anh, cũng đề xuất năm thước đo cho sự phát triển của một quốc gia: việc làm tốt (không chỉ có việc làm mà lương phải đủ sống); phúc lợi (mức độ hài lòng về cuộc sống, thu nhập, nhà cửa, quan hệ xã hội); môi trường (khí thải carbon, ảnh hưởng biến đổi khí hậu); sự bình đẳng (về thu nhập) và sức khỏe (phòng bệnh hơn chữa bệnh).