Giả sử một chiếc máy bay dân sự (chở khách) xâm phạm trái phép vào không phận quốc gia.

Hơn một ngàn người đã thiệt mạng khi những chiếc máy bay thương mại bị bắn rơi trong hơn 4 thập kỷ gần đây, cho thấy nguy cơ máy bay chở khách trở thành mục tiêu của tên lửa do lỗi của con người.

Máy bay Ukraine bị bắn rơi trên đất Iran

Chuyến bay mang số hiệu PS752 của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine (UIA) sáng sớm 8-1 đã bốc cháy trên không rồi rơi chỉ hai phút sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Imam Khomeini ở thủ đô Tehran của Iran, vài giờ sau khi Tehran tấn công tên lửa vào căn cứ có lực lượng Mỹ đồn trú ở Iraq để trả thù vụ sát hại tướng Qassem Soleimani diễn ra vài ngày trước.

Phần đầu chiếc máy bay xấu số của Ukraine. Ảnh: Reuters

Sự cố khiến toàn bộ 176 người trên khoang thiệt mạng.

Dựa trên phân tích thông tin tình báo và các dữ liệu vệ tinh, radar, quân đội Mỹ nhận định Iran đã bắn nhầm chiếc phi cơ, cho rằng tên lửa Tor-M1 do Nga sản xuất là tác giả của vụ việc. Các đồng minh của Washington sau đó lên tiếng ủng hộ quan điểm này.

Iran ban đầu bác bỏ cáo buộc và tuyên bố sẽ mời chuyên gia Mỹ cùng các nước tham gia điều tra về vụ việc để làm sáng tỏ vụ việc. Ngày 11-1, Iran chính thức thừa nhận bắn rơi chiếc phi cơ và cam kết điều tra và trừng trị những người có trách nhiệm, song không giúp nước này tránh cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ khi căng thẳng với Mỹ bùng nổ năm 2018.

Thảm kịch MH17 ở Ukraine

Tháng 7-2014, chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines trên hành trình từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã trúng tên lửa và rơi ở vùng Donetsk, miền Đông Ukraine, nơi chiến sự giữa Kiev và lực lượng ly khai thân Nga diễn ra.

Một nhân viên cứu hộ tìm kiếm bên những mảnh vỡ của chiếc MH17. Ảnh: AP

Toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng, 2/3 trong số đó là công dân Hà Lan. Những công dân còn lại đến từ Malaysia và một số nước khác.

Cuộc điều tra do các nước phương Tây tiến hành, không có sự hiện diện của Nga, ra kết luận rằng chiếc máy bay đã rơi sau khi trúng tên lửa phòng không BUK do Nga sản xuất và được vận hành bởi những người có liên hệ với Moscow. Bằng chứng của cáo buộc trên không được công bố, khiến Moscow phản ứng.

Một cuộc điều tra do Nga tiến hành cho thấy phòng không Ukraine đã bắn nhầm máy bay Malaysia. Trong khi đó, Thủ tướng Malaysia Mohamed Mahathir thì cho rằng những lời buộc tội nhằm vào Nga là vì mục đích chính trị và khẳng định Moscow không liên quan đến vụ bắn hạ.

Ukraine bắn nhầm máy bay Nga

Trớ trêu thay, Ukraine có liên quan đến ba thảm kịch máy bay thương mại bị bắn nhầm trong thế kỷ này, khi vào ngày 4-10-2001, một khẩu đội tên lửa phòng không của Kiev đã khai hỏa nhầm vào máy bay Tupolev Tu-154 số hiệu RA-85693 của hãng hàng không Siberia Airlines khiến chiếc máy bay nổ tung trên không.

Chiếc Tupolev 54 trước khi bị bắn rơi. Ảnh: AS

Reuters cho biết, 78 người, đa phần là những người gốc Nga ở Israel, đang thực hiện hành trình từ Tel Aviv của Israel tới Novosibirsk của Nga, thiệt mạng khi máy bay chở họ cách bán đảo Crimea chưa đầy 300km.

Tổng thống Ukraine sau một tuần thừa nhận báo cáo của các nhà điều tra rằng quân đội nước này đã vô tình bắn rơi máy bay Nga trong một cuộc tập trận.

Mỹ bắn rơi máy bay thương mại của Iran

Ngày 3-7-1988, chính căng thẳng giữa Mỹ và Iran trên Eo biển Hormuz đã dẫn đến một trong những sự cố hàng không thảm khốc nhất lịch sử thế giới mà đến nay người Iran vẫn không thể quên và khiến họ khó lòng tha thứ: Sự cố máy bay IR655 bị bắn hạ.

Hình ảnh mô phỏng vụ nã tên lửa vào máy bay Iran do Mỹ tiến hành. Ảnh: ITN

Theo New York Times, sự việc khi đó xảy ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh Iran – Iraq đang đi vào hồi khốc liệt nhất. Trong cuộc chiến này, Iraq tấn công Iran trước dưới sự hậu thuẫn của Mỹ.

Chiếc IR655 đã bị bắn rơi do hai tên lửa phóng từ tuần dương hạm USS Vincennes của Mỹ đang tuần tra ở eo biển Hormuz. Tàu tuần dương này đã nhầm lẫn chiếc máy bay thương mại trên một là chiến đấu cơ. Tất cả 290 người trên khoang đã thiệt mạng, trong đó có tới 66 trẻ em.

Gần 8 năm sau thảm họa, Chính phủ Mỹ mới miễn cưỡng chi hơn 60 triệu USD bồi thường cho các nạn nhân xấu số Iran. Nhưng đến nay, chưa có lời xin lỗi chính thức nào được đưa ra.

Liên Xô bắn rơi máy bay Hàn Quốc

Tháng 1-1983, khi Chiến tranh Lạnh giữa hai siêu cường Mỹ và Liên Xô ở giai đoạn căng thẳng nhất, một máy bay chiến đấu Liên Xô bắn rơi chuyến bay số hiệu 007 của hãng hàng không Korean Air Lines khi chiếc máy bay đi lạc vào không phận Liên Xô trên quần đảo Sakhalin.

Chiếc Boeing 747 trước khi bị bắn rơi. Ảnh: INT

Phương Tây nói rằng toàn bộ 269 hành khách và thành viên phi hành đoàn trên chiếc Boeing 747 thiệt mạng, trong khi Liên Xô khẳng định máy bay đang thực hiện nhiệm vụ gián điệp và không có hành khách ở trên. Mỹ bác bỏ giả thuyết này.

Trong nhiều tuần sau đó, Mỹ, Nhật và Liên Xô đã mở các chiến dịch tìm kiếm hộp đen máy bay trên biển Okhotsk nhưng không thành công. Sự việc gợi nhớ lại vụ Liên Xô bắn hạ chuyến bay 902 của Korean Air Lines hồi năm 1978 nhưng chỉ có hai hành khách thiệt mạng, tất cả những người còn lại đều sống sót.

Thiện Nhân (Tổng hợp)

Belarus: Khi phi cơ quân sự chặn máy bay dân dụng

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Chiếc phi cơ của hãng Ryanair Sun đáp xuống Vilnius suốt hơn 6 tiếng đồng hồ

"Nếu một phi cơ quân sự chặn đường và ra mệnh lệnh, quý vị cần phải tuân thủ."

Đó là quan điểm của một phi công khi được BBC phỏng vấn, người nói rằng quyết định của Belarus trong việc buộc một máy bay dân dụng phải hạ cánh là "hoàn toàn khinh suất".

EU đồng lòng trừng phạt Belarus sau vụ ép máy bay hạ cánh

Phương Tây phẫn nộ về vụ Belarus buộc máy bay hạ cánh để bắt người

Quảng cáo

Nga-Ukraine: Putin rút quân vì chiến tranh sẽ rất bất lợi?

Belarus đã cho một chiến đấu cơ lên chặn đường, buộc chiếc máy bay chở khách đang trên đường từ Hy Lạp đến Lithuania phải đáp xuống sân bay vào hôm Chủ Nhật.

Lý do được đưa ra là trên khoang có bom. Đã không có trái bom nào được tìm thấy.

Cảnh sát sau đó đã bắt phóng viên đối lập Roman Protasevich, một trong các hành khách có mặt trên chuyến bay, mang đi khi chiếc phi cơ dân dụng đáp xuống thủ đô Belarus.

Đó là sân bay mà các phi công không hề tính đến trong lịch trình bay của mình.

Những điều này trong ngành hàng không được gọi là "sự cố ngoại giao lớn", rất nghiêm trọng, tới mức những người mà chúng tôi hỏi chuyện cho biết họ không thể nghĩ ra được bất kỳ trường hợp nào tương tự từng xảy ra.

Chụp lại video,

Người phụ nữ Belarus hy sinh tất cả vì tự do của đất nước

Khi một phi cơ bay trên vùng trời quốc tế, chiếc phi cơ đó mang quốc tịch của quốc gia nơi nó đăng ký.

Trong trường hợp này, chiếc phi cơ của hãng Ryanair được biết là đã đăng ký tại Ba Lan với tư cách là máy bay của 'Ryanair Sun', công ty con của hãng hàng không Ireland, Ryanair.

Một cựu sĩ quan công an Belarus trốn sang Ba Lan

Phe đối lập tiếp tục biểu tình phản đối TT Belarus

Belarus: Maria Kolesnikova 'bị người bịt mặt bắt đưa đi'

Belarus 'cấm cửa' phóng viên BBC và nhiều hãng quốc tế

Khi đang bay, bất kỳ là đang ở vị trí nào trên bầu trời, chiếc phi cơ vẫn mang quốc tịch Ba Lan.

"Việc can thiệp vào hành trình bay của một phi cơ là sự cố ngoại giao liên quan tới quốc gia nơi chiếc phi cơ đăng ký," một nguồn cao cấp trong một hãng hàng không lớn nói.

Một phi công nói thêm rằng "đây là sự vi phạm thô bạo vào rất nhiều thỏa thuận quốc tế".

Luật quy định các máy bay đi qua bầu trời các nước mà không cần đáp xuống có tên là "Thương quyền Vận tải Hàng không" (First Freedom of the Air), và những quyền tự do trên không này là điều thiết yếu để hành khách có thể đi lại và hoạt động giao thông dịch chuyển từ nước này sang nước khác trên thế giới có thể diễn ra.

Việc Belarus quyết định chặn máy bay hành khách trên không và buộc chiếc phi cơ này phải đáp xuống nước thứ ba là vi phạm quy tắc trên.

Vì lý do này, ông chủ của Ryanair, Michael O'Leary đã miêu tả tình huống xảy ra là "vụ cướp được nhà nước tài trợ".

Nhưng Belarus thì chưa ký Hiệp định Vận tải Hàng không Quốc tế (International Air Services Transit Agreement), là thỏa thuận bao gồm nội dung về "Thương Quyền Vận tải Hàng không" và danh sách các quy tắc khác.

Việc can thiệp quân sự được phép thực hiện khi nào?

Việc đưa phi cơ quân sự lên xảy ra chủ yếu khi có những lý do cần đảm bảo an toàn, theo các chuyên gia hàng không.

Nếu hành khách trên chuyến bay và người ở các thị trấn, thành phố dưới mặt đất có nguy cơ gặp nguy hiểm thì các quốc gia sẽ phản ứng bằng cách ra những biện pháp bảo vệ.

Nếu trạm kiểm soát không lưu (ATC) tạm mất liên lạc qua vô tuyến điện với một chiếc máy bay, nhân viên điều hành sẽ ngay lập tức phối hợp nhằm nỗ lực tái thiết lập liên lạc qua sóng radio.

Tuy nhiên, nếu như không liên lạc được và phi hành đoàn trên khoang không đáp trả trên hai làn sóng liên lạc của mình thì quân đội có thể được triển khai.

"Chiến đấu cơ bay lên để thu hút sự chú ý của quý vị và để khiến quý vị kết nối liên lạc, nhằm đảm bảo rằng quý vị không bị không tặc hoặc không chuẩn bị lao xuống thành phố thủ đô. ATC rất lo lắng căng thẳng khi sóng vô tuyến điện không bắt dược tín hiệu phản hồi từ máy bay, kể từ sau sự kiện 11/9," một phi công giải thích.

Hoặc nếu cơ trưởng phát đi qua sóng vô tuyến điện một trong số các mã đặc biệt, "squawk codes", để ra tín hiệu rằng chiếc phi cơ đang trong tình trạng nguy hiểm, thì máy bay quân sự cũng có thể được triển khai.

Có một số các tình huống khác nhau khiến một trong những mã code này có thể được sử dụng - trong đó có cả việc máy bay rơi vào tình trạng khẩn cấp do hỏng hóc máy móc, mất thông tin liên lạc, hoặc để ngầm thông báo với ATC rằng chiếc phi cơ đã bị can thiệp, khống chế bất hợp pháp.

Điều gì xảy ra trong quá trình phi cơ quân sự bay lên áp tải?

Nếu bay lên nhằm áp tải một chiếc máy bay trên bầu trời thì chiến đấu cơ sẽ bay vào các vị trí phía trước chiếc phi cơ bị chặn.

"Cơ trưởng ngồi ở bên trái của chiếc máy bay. Cho nên sẽ có một chiếc phi cơ bay vượt lên phía bên tay trái của chiếc máy bay bị chặn, tạo thành vệt di chuyển rõ ràng để cơ trưởng nhìn thấy," một nguồn tin cao cấp trong ngành hàng không nói.

Ông nói thêm rằng nếu như có chiếc phi cơ quân sự thứ hai, thì chiếc này có thể sẽ bay ở vị trí bên phải hoặc phía sau chiếc phi cơ bị chặn.

Tại thời điểm này, các phi cơ quân sự sẽ tìm cách liên lạc với chiếc phi cơ dân dụng bằng một Tần số Khẩn cấp Quốc tế.

Nếu việc liên lạc không thiết lập được do vô tuyến điện hỏng hóc, thì các phi cơ chặn đường sẽ thực hiện một số thao tác để phát ra nội dung cần truyền đạt, theo đúng hướng dẫn trong sổ tay phát tín hiệu chặn đường, qua đó hướng dẫn cho chiếc máy bay dân sự biết cần phải làm gì.

"Họ nháy đèn vào ban đêm. Nếu là ban ngày, họ nghiêng lắc cánh thì có nghĩa là hãy đi theo tôi, và quý vị phải đi theo," viên phi công giải thích.

Hôm thứ Hai, các nhóm kín trên Facebook của giới phi công đã bàn tán sôi động về vụ chặn máy bay này.

Nhiều người bình luận về những lời chỉ trích nhắm vào việc đội bay đã chấp nhận tuân thủ yêu cầu của các chiến đấu cơ trong việc hạ cánh thay vì tiếp tục bay tới Lithuania.

"Nếu một máy bay quân sự chặn đường quý vị và ra lệnh thì quý vị phải tuân thủ. Quý vị không thể không tuân theo yêu cầu. Quý vị không có lựa chọn nào khác mà phải làm theo mệnh lệnh họ đưa ra. Giống như là khi ở trên mặt đất vậy, cảnh sát ra lệnh và quý vị phải làm theo," viên phi công nói thêm.

Gây căng thẳng cho các phi công, phi hành đoàn và hành khách

Mọi chuyến bay đều có kế hoạch bay của mình, và kế hoạch đó cần phải được đệ trình lên Eurocontrol.

Kế hoạch này bao gồm mọi thứ, từ việc cất cánh ở đường băng thứ nhất, các vấn đề liên quan, từ tuyến bay, quyền bay ngang qua vùng trời nào cho tới việc đáp xuống đường băng thứ hai.

Nhưng việc bị chặn đường có nghĩa là kế hoạch bay đó gần như bị vứt bỏ.

"Các phi công khi đó sẽ cực kỳ lo lắng. Họ không biết là tại sao và điều gì đang xảy ra. Chúng tôi đang bay về đâu? Sân bay đó trông thế nào? Thời tiết ở đó ra sao? Chúng tôi không biết được những thông tin đó. Đó là một số trong những điều khiến tôi lo lắng," viên phi công từ một hãng hàng không lớn của Anh nói thêm.

Vấn đề là trong các tình huống chặn đường như vụ này, các phi công không được chuẩn bị chu đáo cho việc tiến vào hành lang bay mà họ được yêu cầu phải vào, và do đó có nguy cơ cao trong việc xảy ra rủi ro cho tất cả các bên liên quan.

Các chuyến bay của Anh nay được yêu cầu không bay qua không phận Belarus.

Bộ trưởng Giao thông Anh Quốc Grant Shapps hôm thứ Hai nói ông đã chỉ thị cho Cơ quan Quản lý Hàng không Dân dụng Anh, theo đó yêu cầu các hãng hàng không có hành động nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách.

Giấy phép hoạt động của hãng hàng không quốc gia Belarus, Belavia, cũng đã bị giới chức Anh tạm ngừng.

Nhiều thông tin, trong đó có cả chuỗi thời gian chi tiết về các sự kiện xảy ra trên bầu trời Belarus sáng Chủ Nhật đang được dần đưa ra.

Nhưng với một hãng hàng không, hai hành khách và cả một châu lục, thì một sự cố ngoại giao lớn đang xảy ra.

Vì lý do ngoại giao và an ninh, các nhân vật trong ngành hàng không được hỏi chuyện trong bài này muốn được giữ kín danh tính.

Một số thông tin cơ bản về Belarus

Belarus nằm ở đâu? Belarus có đồng minh là Nga nằm ở phía đông và Ukraine ở phía nam. Ở phía bắc và phía tây, nước này giáp với các thành viên EU và Nato là Latvia, Lithuania và Ba Lan.

Vì sao vụ việc nghiêm trọng? Giống như Ukraina, quốc gia có 9,5 triệu dân này kẹt giữa cuộc cạnh tranh của phương Tây và Nga. Tổng thống Lukashenko bị mệnh danh là "nhà độc tài cuối cùng của Châu Âu". Ông đã nắm quyền 27 năm.

Điều gì đang xảy ra tại đó? Đã có một phong trào phản đối mạnh mẽ, đòi phải có dàn lãnh đạo mới, dân chủ, và đòi cải tổ kinh tế.

Phong trào đối lập và chính phủ các nước phương Tây nói rằng ông Lukashenko đã gian lận trong cuộc bầu cử hôm 9/8.

Về mặt chính thức, ông Lukashenko giành được chiến thắng long trời lở đất trong cuộc bỏ phiếu đó.

Cảnh sát đã đàn áp dữ dội các cuộc biểu tình đường phố và khiến các lãnh đạo đối lập hoặc bị vào tù hoặc phải đi lưu vong.

Video liên quan

Chủ đề