Giá vật liệu xây dựng có giảm không

Mới quý I nhưng giá vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng khiến ngành xây dựng bất động sản (BĐS) điêu đứng, liên đới thị trường. Không chỉ riêng giá sắt thép mà các mặt hàng vật liệu xây dựng khác như xi măng, cát, đá, gạch ống, gạch men... đều nhích giá ngay đầu năm.

Nhà mặt đất gồm nhà và đất, trong đó đất sẽ tăng giá theo thời gian, nhà sẽ bị khấu hao dần nhưng bù lại bằng trượt giá xây dựng. Qua thời gian, chi phí mua đất dần vượt qua chi phí xây nhà.

Ví dụ năm 2013 mua đất 1,5 tỷ đồng, xây nhà 4 tầng 110 m2 hết 2,5 tỷ, tổng là 4 tỷ. Hiện căn nhà có diện tích, quy mô và chất lượng xây dựng tương đương kế bên xây hết 4 tỷ, chi phí mua đất 8 tỷ, bằng 12 tỷ. Chi phí xây nhà đầu vào tăng chắc chắn sẽ trực tiếp làm giá nhà đất bán ra tăng theo.

Với các công trình đang thi công, nhà thầu khó đàm phán hỗ trợ giá từ chủ nhà/ chủ đầu tư để tăng giá với lý lẽ "sau khi ký hợp đồng thi công, trường hợp giá nguyên vật liệu giảm, anh cũng có giảm giá cho tôi đâu".

>> Lãi lô đất 150 triệu đồng 'trên lý thuyết'

Với các công trình mới chưa ký hợp đồng, chắc chắn nhà thầu phải điều chỉnh tăng giá thi công. Và khi tăng giá thi công, số lượng công trình sẽ bị sụt giảm do ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của người có nhu cầu xây nhà.

Với những người xây nhà ở, giá thi công tăng có thể sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của họ, trong khi thu nhập của bản thân chưa bắt kịp. Điều này dễ làm giảm quyết tâm của họ trong việc xây nhà.

Tôi lấy ví dụ một căn nhà ở quận Bình Tân. Tháng 2/2021, nhà thầu báo giá thi công phần thô 2 tỷ đồng, sang tháng 1/2022 đã phải điều chỉnh thành 2,4 tỷ, tăng 20%. Giả sử kế hoạch tài chính cho phần thô ban đầu là một tỷ tiền mặt và một tỷ tiền vay, đóng gốc và lãi cho ngân hàng 15 triệu/tháng.

Khi chi phí tăng lên 2,4 tỷ, khoản vay phải tăng từ một tỷ lên 1,4 tỷ, tiền trả ngân hàng tăng từ 15 triệu mỗi tháng lên 21 triệu đồng. Đó là chưa kể các chi phí khác trong phần hoàn thiện như: Gạch ốp lát, sơn, nhôm kính, nội thất, thiết bị điện, nước.

Với các nhà đầu tư theo mô hình xây để bán, nhà chưa ký hợp đồng thi công với thầu chắc chắn phải tăng giá bán ra để bù đắp chi phí thi công tăng. Thậm chí, nhà dù đã kí hợp đồng thi công nhưng cũng sẽ tăng giá bán ra để kiếm thêm lợi nhuận.

Rủi ro vì chi phí nguyên vật liệu tăng cao bất định cũng làm nhà đầu tư ngại xây nhà hơn, chỉ muốn để đất đó cho tự tăng giá, giảm thiểu rủi ro tăng chi phí đầu vào trong khi khó đẩy nhanh việc tăng giá bán đầu ra.

"Ví dụ thay vì mua một miếng đất 6 tỷ rồi bỏ thêm 6 tỷ nữa để xây dựng thành căn nhà 12 tỷ, họ sẽ có khuynh hướng mua 2 miếng đất 6 tỷ thành 12 tỷ rồi cứ đó để không đó chờ tăng giá bán".

Việc các chủ nhà xây ở và các nhà đầu tư xây nhà bán chùn chân trong các kế hoạch xây dựng của mình sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến bộ mặt đô thị, bất động sản sẽ chỉ toàn là đất để không cỏ mọc hoang hóa hoặc nhà xây dựng lụp xụp tạm bợ.

>> 'Nhà trọ tăng giá nếu bị đánh thuế bất động sản thứ hai'

Với các dự án đã mở bán: Chủ đầu tư cũng "bối rối" do rất khó để tăng thêm giá so với mở bán. Lúc này, chủ đầu tư sẽ đứng giữa hai lựa chọn: Đồng hành hỗ trợ giá cho nhà thầu thì bản thân sẽ bị lỗ; hoặc nếu kệ bỏ mặc nhà thầu cứ "theo hợp đồng mà làm" thì nhà thầu sẽ làm việc không trách nhiệm do lợi nhuận thấp, chất lượng công trình bị ảnh hưởng và thời gian thi công kéo dài.

Với các khu chưa mở bán trong dự án, hoặc đã mở bán nhưng mới là giá tin đồn chưa chính thức, hoặc các dự án mới, chủ đầu tư bắt buộc phải điều chỉnh tăng giá bán ra.

Với những người đang sở hữu nhà đã xây dựng trước 2021, dù không chịu ảnh hưởng bởi chi phí xây dựng đầu vào của những đợt tăng giá nguyên liệu liên tiếp trong một năm nay, cũng không lý do gì mà họ không neo giá nhà của họ ăn theo giá thị trường của những người bị ảnh hưởng trực tiếp chi phí xây dựng đầu vào.

Với những lý do trên, theo tôi, trong năm 2022, nguồn cung nhà xây sẵn sẽ giảm, cộng với lạm phát thì giá nhà liền thổ tại các khu vực dân cư ổn định sẽ tăng khó dưới 20%.

Tuy vậy, nếu không phải là các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì nhu cầu mua đất bỏ không sẽ cao hơn nhu cầu mua nhà xây sẵn. Nhà đất xây sẵn nếu muốn thu hút được người mua cần phải có những điểm nhấn thật sự khác biệt về vị trí, tiềm năng tăng giá, thiết kế đẹp lạ đẳng cấp, chất lượng xây dựng, khả năng kinh doanh tạo thu nhập.

Lê Quốc Kiên

>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

    Đang tải...

  • {{title}}

TPO - Trong 3 tháng đầu năm 2022, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) ghi nhận nhiều loại tăng giá chóng mặt trong đó phổ biến như sắt, thép, xi măng, cát xây dựng... đã tăng giá khoảng 10 - 20% so với thời điểm cuối năm 2021. Riêng, giá thép tăng 7 lần từ đầu năm đến nay.

Thống kê trong 3 tháng đầu năm 2022 của các hiệp hội cho thấy, một số loại VLXD liên tục tăng giá, trong đó một số mặt hàng có mức tăng vượt đỉnh. Cụ thể, xi măng đã tăng 100.000 đồng/tấn tùy thương hiệu, gạch xây dựng tăng khoảng 10%, gạch ốp trang trí tăng 10 – 15%, cát tăng 10.000 đồng/m3 so với đầu năm.

Trong đó, thép xây dựng cũng liên tục tăng giá mạnh và chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt. Thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, giá các nguyên, nhiên liệu sản xuất thép tăng trở lại ở mức cao đã khiến giá thép bị đẩy lên cao. Tính từ đầu năm đến nay, giá thép đã tăng 7 lần, tổng mức tăng đến 2,4 triệu đồng/tấn, tăng từ 16,5 – 17 triệu đồng/tấn lên hơn 19 triệu đồng/tấn.

Hiện mức giá của nhiều loại thép xây dựng trên thị trường như Hòa Phát, Việt Nhật, Việt Ý, Pomina, thép Thái Nguyên, thép Miền Nam… rơi vào khoảng 18.000 – 19.000 đồng/kg.

Theo giá thép cập nhật đến ngày 28/3/2022, thép Pomina có giá bán ở mức 19.430 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và 19.630 đồng/kg đối với thép thanh vằn D10 CB300.

Tương tự, thép Việt Ý bán 18.890 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, 18.990 đồng/kg đối với thép thanh vằn D10 CB300. Trong khi đó, thép Việt Đức có giá bán 18.880 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, 19.180 đồng/kg đối với thép thanh vằn D10 CB300.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân nhiều VLXD tăng giá mạnh là do nhu cầu về xây dựng tăng cao sau Tết. Nhu cầu về VLXD càng tăng cao khi nhiều dự án đầu tư công quy mô lớn được khởi công xây dựng trong năm 2022 như dự án sân bay quốc tế Long Thành, các tuyến cao tốc Bắc – Nam và các tuyến vành đai khác.

Một yếu tố khác cũng tác động lên lĩnh vực VLXD là xăng dầu. Giá xăng dầu liên tục tăng đã đẩy chi phí vận chuyển tăng cao, tạo thêm áp lực tăng giá trên nhiều mặt hàng VLXD.

Ngọc Mai

Giá vật liệu xây dựng có xu hướng tăng. (Ảnh minh họa. Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, trong quý 1/2022, giá thép xây dựng ở Việt Nam có xu hướng tăng mạnh theo xu thế tăng chung của thị trường thép trên thế giới. Việc tăng giá vật liệu xây dựng dự báo sẽ gây tác động khiến giá nhà ở, công trình xây dựng tăng.

Cụ thể, bắt đầu từ giữa tháng Hai đến nay, giá thép xây dựng trong nước đã bắt đầu tăng mạnh (khoảng tăng giá từ 600-1.200 đồng/kg). Tính đến giữa tháng Ba, giá thép lần lượt tăng so với giá tại thời điểm tháng Hai và tháng Một là 3,5% và 7,5%.

Sang đến đầu tháng Tư, giá thép xây dựng vẫn chưa “hạ nhiệt.”

Hiện nay, giá thép xây dựng các loại rơi vào khoảng 18.600-20.600 đồng/kg. Trong đó, giá thép tròn tại nhà máy trung bình sau thuế VAT của các nhà sản xuất Hòa Phát, Miền Nam, Việt Nhật lần lượt là 18.300 đồng/kg, 18.600 đồng, 19.000 đồng/kg; giá thép hình các loại trung bình khoảng 20.600 đồng/kg. Như vậy, trung bình trong quý 1/2022, giá thép xây dựng các loại khoảng 18.890 đồng/kg, tăng 3,5% so với quý 4/2021.

[Bộ trưởng TN-MT chấn chỉnh cán bộ, yêu cầu xử lý các vấn đề "nóng"]

Tương tự, về thị trường xi măng, hiện cả nước có 90 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 106,6 triệu tấn/năm, nhưng thực tế có thể sản xuất lên đến 122 triệu tấn/năm.

Theo Bộ Xây dựng, dù dư cung nhưng do áp lực giá nguyên liệu đầu vào như điện, vỏ bao, xăng dầu, nhất là than nên giá xi măng vẫn tăng từ 30.000-50.000 đồng/tấn so với quý 4/2021 (tăng 1-3% so với quý 4/2021 và tăng 11-15% so với cùng kỳ năm 2021).

Về giá cát, đất đắp, đá xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết trong quý 1/2022, giá đất đắp trung bình tại các mỏ là 35.000-40.000 đồng/m3, giá cát trung bình đến công trình là 337.000 đồng/m3, giá đá trung bình đến hiện trường công trình là 224.000 đồng/m3. Tuy nhiên, giá xăng dầu đang cao dẫn đến nguồn cung về cát, đất đắp, đá xây dựng khan hiếm.

“Dự báo thời gian tới các loại vật liệu này sẽ còn tăng giá,” Bộ Xây dựng lưu ý./.

Mới đây, xét báo cáo của Bộ Giao thông vận tải về ảnh hưởng của biến động giá nhiên, vật liệu xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để quản lý giá vật liệu xây dựng.

Theo đó, tại Công văn số 2360/VPCP-CN ngày 15/4/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng theo đúng quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm đầy đủ thông tin của các vật liệu cho công trình xây dựng giao thông.

Phó Thủ tướng giao ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu theo quy định và khẩn trương thực hiện các giải pháp để quản lý giá, bình ổn giá các vật liệu xây dựng công trình giao thông nói chung và các dự án giao thông trọng điểm quốc gia theo đúng quy định của pháp luật.

Hùng Võ (Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề