Giải bài tập Địa lý 12 ngắn nhất

Giải bài tập địa lý lớp 12 đầy đủ kiến thức, thực hành vẽ biểu đồ và bài tập địa lý SGK 12 giúp để học tốt môn địa 12, luyện thi THPT Quốc gia

  • Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

    Giải bài 1, bài 2, bài 3 bài tập lí thuyết trang 32 Địa lí 12. Bài 2. Hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

  • Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

    Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 bài tập lí thuyết trang 44 Địa lí 12. Bài 2. Dựa vào bảng số liệu sau: Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

  • Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

    Giải bài 1, bài 2, bài 3 bài tập lí thuyết trang 50 Địa lí 12. Bài 2. Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.

  • Bài 13: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi

    Giải bài 1, bài 2, bài tập lí thuyết trang 56 Địa lí 12. Bài 2. Điền vào lược đồ trống: -Các cánh cung: Sông Gâm, sông Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. -Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã. -Các đỉnh núi: Tây Côn Linh, Phanxipăng, Ngọc Linh, Chư Yang Sin.

  • Bài 17: Lao động và việc làm

    Giải bài 1, bài 2, bài 3 bài tập lí thuyết trang 76 Địa lí 12. Bài 2. Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay.

  • Bài 18: Đô thị hóa

    Giải bài 1, bài 2, bài 3 bài tập lí thuyết trang 79 Địa lí 12. Bài 2. Phân tích những ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá ở nước ta đối với phái triển kinh tế - xã hội.

  • Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

    Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài tập lí thuyết trang 92 Địa lí 12. Bài 2. Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hoá.

  • Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

    Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài tập lí thuyết trang 97 Địa lí 12. Bài 2. Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới nước ta.

  • Bài 24: Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp

    Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài tập lí thuyết trang 105 Địa lí 12. Bài 2. Dựa vào bảng số liệu 24.2 (SGK trang 103) và tìm thêm tài liệu tham khảo, để so sánh nghề nuôi tôm, nuôi cá ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

  • Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp

    Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài tập lí thuyết trang 117 Địa lí 12. Bài 2. Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?

  • Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

    Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài tập lí thuyết trang 143 Địa lí 12. Bài 2. Chứng minh rằng hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.

  • Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

    Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài 4, bài tập lí thuyết trang 173 Địa lí 12. Bài 2. Hãy trình bày các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với sự phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên. Nêu các khu vực chuyên canh cà phê và các biện pháp để có thể phát triển ổn định cây cà phê ở vùng này.

  • Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm

    Giải bài 1, bài 2, bài 3, bài tập lí thuyết trang 200 Địa lí 12. Bài 2. Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ

  • Bài 1 (trang 166 sgk Địa Lí 12)
  • Bài 2 (trang 166 sgk Địa Lí 12)
  • Bài 3 (trang 166 sgk Địa Lí 12)
  • Bài 4 (trang 166 sgk Địa Lí 12)

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ tổng hợp lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lớp 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

  • Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
  • Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 4 bài tập trong sách giáo khoa môn Địa lý lớp 12 bài vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Trang 161 sgk Địa Lí 12: Hãy xác định trên bản đồ Hành chính Việt Nam vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Điều này có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng?

Trả lời:

  • Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ:
    • Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều đảo và quần đảo (Trường Sa, Hoàng Sa, Lý Sơn, Phú Qúy) có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.
    • Cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.
  • Ảnh hưởng:
    • Duyên hải Nam Trung Bộ kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.
    • Có vùng biển rộng lớn với các cảng nước sâu, kín gió; có sân bay quốc tế Đà Nẵng; có các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông- tây mở mối giao lưu vói Tây Nguyên, và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.

Trang 163 sgk Địa Lí 12: Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ thuận lợi hơn như thế nào?

Trả lời:

  • Về nghề cá biển
    • Biển nhiều tôm, cá và các hảỉ sản khác. Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá, lớn nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
    • Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
    • Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú.
  • Về du lịch biển: có nhiều bãi bỉên nổi tiếng: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Quy Nhơn (Bình Định), Nhã Trang (Khánh Hòa),Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận)...
  • Về dịch vụ hàng hải: có nhiều địa điểm để xây dựng cảng nước sâu.
  • Về khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối mỏ hiện nay đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận). Việc sản xuất muối cung rất thuận lợi.

Trang 165 sgk Địa Lí 12: Hãy xác định trên bản đồ Giao thông vận tải các tuyến đường bộ, đường sắt chủ yếu, các cảng và sân bay ở Duyên, hải Nam Trung Bộ.

Trả lời:

  • Các tuyến đường bộ chủ yếu: quốc lộ 1A, đường Hổ Chí Minh, đường 24, 25, 26, 27, 28, 19.
  • Các tuyến đường sắt chủ yếu: đường sắt Bắc - Nam.
  • Các cảng biển: Đà Nẵng, Kì Hà (Quảng Nam), Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hoà).
  • Các sân bay: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Cam Ranh.

Bài 1 (trang 166 sgk Địa Lí 12)

Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.

Lời giải:

  • Tự nhiên
    • Các nhánh núi ăn ngang ra biển chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.
    • Khí hậu: mưa về thu đông, có hiện tượng phơn về mùa hạ. Mùa mưa có lũ lụt. Về mùa khô, hạn hán kéo dài, đặc biệt ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
    • Các dòng sông có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khô rất cạn.
    • Có nhiều tiềm năng to lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trổng hải sản.
    • Khoáng sản: vật liệu xây dựng, đặc biệt cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí(thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ).
    • Độ che phủ rừng 38,9%, trong đó 97% là rừng gỗ, có nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
    • Đồng băng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính, có đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên) màu mỡ.
    • Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
  • Về kinh tế - xã hội
    • Trong chiến tranh, chịu tổn thất lớn về người và của.
    • Có nhiều dân tộc ít người.
    • Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.

Bài 2 (trang 166 sgk Địa Lí 12)

Vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng được giải quyết bằng cách nào? Khả năng giải quyết vẩn đề này?

Lời giải:

  • Cách giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm trong vùng
    • Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu sản xuất theo lãnh thổ và cơ cấu mùa vụ thích hợp để vừa đảm bảo được sản xuất vừa tránh được thiên tai.
    • Đẩy mạnh trao đổi các sản phẩm mà vùng có thế mạnh để đổi lấy lương thực từ các vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
    • Tăng thêm khẩu phần cá và các thuỷ sản khác trong cơ cấu bữa ăn.
  • Khả năng giải quyết rất rộng rãi, bắt nguồn từ vùng có một số đồng bằng, trong đó có đồng bằng Tuy Hòa (Phú Yên) màu mỡ để trồng cây lương thực; các ngành kinh tế biển phát triển, đặc biệt nghề cá biển...

Bài 3 (trang 166 sgk Địa Lí 12)

Dựa vào hình 36 (SGK) hoặc Atlat Địa lí Việt Nam, hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng.

Lời giải:

  • Tài nguyên khoáng sản: vật liệu xây dựng, đặc biệt cát làm thủy tinh (Khánh Hòa), vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), dầu khí (thềm lục địa ở Cực Nam Trung Bộ). Vùng rất hạn chế về tài nguyên nhiên liệu, năng lượng.
  • Công nghiệp chủ yếu là cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Trong vùng có một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình như sông Hĩnh (Phú Yên), Vĩnh Sơn (Bình Định), tương đôi lớn như Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).
  • Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp, lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết. Hiện nay đang đầu tư xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất.

Bài 4 (trang 166 sgk Địa Lí 12)

Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng?

Lời giải:

Việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đang tạo thế mở cửa nền kinh tế và làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ, từ đó tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng.

  • Hiện đại hoá và phát triển các tuyến giao thông Bắc - Nam (quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, dự án đường Hồ Chí Minh), trong đó có các dự án làm hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, đường tránh đèo Cù Mông.
  • Đi đôi với việc trên là việc mở các cảng biển đặc biệt các cảng nước sâu.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Giải bài tập SGK Địa lý lớp 12 Bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Ngữ văn 12, Tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé