Ngưng uống thuốc kháng sinh bao lâu thì có thai

Đối với thuốc tránh thai

Ngưng uống thuốc kháng sinh bao lâu thì có thai
Khi muốn có con trở lại, nên dừng thuốc tránh thai trước 3 tháng.

Bạn dùng thuốc tránh thai khi chưa muốn có con. Vậy cho đến khi có ý định sẽ sinh con, bạn cần phải ngưng sử dụng thuốc tránh thai khoảng 3 tháng trước khi muốn thụ thai để tránh các dị tật thai nhi có thể mắc phải do chịu ảnh hưởng của thuốc. Cũng trong thời gian này, bạn nên bổ sung thêm axit folic để đề phòng thai nhi mắc khuyết tật ống thần kinh.

Đối với các thuốc điều trị khác

Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành hình và phát triển của thai nhi. Trong số đó, không ít loại có tính đào thải chậm. Vì thế, nếu bạn tiếp tục dùng thuốc cho đến khi biết mình thụ thai thì đã quá muộn. Số thuốc còn tồn đọng lại trong cơ thể người mẹ có thể gây ra các dị tật tùy theo tính chất, thành phần của các thuốc này.

Theo tiến trình phát triển của một bào thai, 3 tuần đầu tiên là lúc ống thần kinh của thai nhi được hình thành. Chính vì vậy, lượng thuốc chưa kịp đào thải ra ngoài cơ thể trước đó hoặc thuốc sử dụng trong thời điểm này có thể trở thành những thủ phạm gây ra các dị tật thai nhi.

Do đó, khi điều trị các căn bệnh cần thiết để bắt đầu một thai kỳ, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hãy cho bác sĩ biết rõ ý định và kế hoạch mang thai của hai vợ chồng để họ có thể đưa ra một liệu trình điều trị thích hợp nhất cho bạn.

Những bệnh cần phải được điều trị trước thai kỳ

Ngưng uống thuốc kháng sinh bao lâu thì có thai
Không nên tùy tiện dùng thuốc nhất là khi đã có ý định sinh con.

Trong thành phần của một số loại thuốc có tác dụng an thần, kháng sinh, thay đổi nội tiết tố, chống các loại ung thư… có khả năng gây ra các hiện tượng quái thai hoặc dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì thế, khi đã mắc bệnh, bạn không nên tùy tiện dùng thuốc nhất là khi đã có ý định sinh con. Nếu không, đứa con tương lai của bạn sẽ phải gánh lấy những hậu quả nặng nề do thuốc gây ra.

Dưới đây là các loại bệnh bạn nhất định phải được điều trị trước khi muốn bắt đầu thai kỳ:

- Các bệnh liên quan đến hệ thống sinh sản như viêm tử cung, hẹp ống dẫn trứng… và các viêm nhiễm đường âm đạo. Các bệnh này sẽ đe dọa sẩy thai hoăc sinh non nếu mắc phải. Do vậy, phải được điều trị dứt điểm trước khi mang thai.

- Bệnh răng miệng có mối liên hệ đến các trường hợp sinh non, sẩy thai khi các vi khuẩn từ đường răng miệng có thể xâm nhập vào cơ thể theo đường máu và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

- Khi có ý định mang thai, bạn và người thân trong gia đình cần phải được tẩy giun để tránh lây nhiễm chéo. Tốt nhất nên xổ trước 2 hoặc 3 tháng khi đã ý định sinh con. Tuyệt đối không được xổ giun khi đang mang thai.

- Với người mắc bệnh đái tháo đường, bạn phải dùng thuốc kết hợp với kiểm soát chế độ ăn uống và vận động từ trước, trong và cả sau khi kết thúc thai kỳ. Để được tư vấn cụ thể cho từng trường hợp, bạn nên đến khám và thảo luận với bác sĩ.

Ngưng uống thuốc kháng sinh bao lâu thì có thai
Bệnh tim cần điều trị trước khi mang thai vì có khả năng gây tử vong cao.

- Tỉ lệ tử vong cao của sản phụ mắc bệnh tim cao gấp 100 lần so với những thai phụ khác. Ngoài ra, các bệnh tim mạch từ người mẹ cũng dẫn đến nguy cơ thai chết lưu hoặc đe dọa tử vong đối với trẻ sơ sinh chỉ sau một tháng. Do đó, bệnh này cũng cần được uống thuốc điều trị và tầm soát chẳng những trước mà còn trong và sau khi sinh con.

Đã có không ít em bé trên thế giới phải chịu những dị tật ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể vì chịu tác động của thuốc điều trị. Vì thế, cả trước, trong và sau khi sinh con, bạn nên cẩn trọng với tất cả các loại thuốc, kể cả thuốc bổ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)


Page 2


Page 3


Page 4


Page 5


Page 6


Page 7


Page 8


Page 9


Page 10


Page 11


Page 12


Page 13


Page 14


Page 15


Page 16


Page 17


Page 18


Page 19


Page 20


Page 21


Page 22


Page 23


Page 24


Page 25


Page 26

Vợ chồng bạn đang mong ngóng có con, tuy nhiên đừng vì vì “vội quá mất khôn” bởi việc chọn thời điểm thụ thai là vô cùng quan trọng. Thời điểm thụ thai sẽ quyết định một phần đến sự hình thành và phát triển của thai nhi sau này. Những tuần đầu thai kỳ là thời điểm mà thai nhi hình thành các cơ quan chính trong cơ thể nên càng trở lên quan trọng hơn. Vì vậy muốn có một thai kỳ hoàn hảo, sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh thì các cặp đôi phải có chiến lược rõ ràng. Các chuyên gia khoa sản cũng khuyên chị em nên có thời gian chuẩn bị mang thai từ 3-6 tháng trước đó. Trong thời gian này mẹ cần tiêm phòng những vacxin cần thiết và bổ sung axit folic đầy đủ.

Ngoài ra, chị em cũng không nên thụ thai vào những thời điểm dưới đây – được cho là không tốt cho sự phát triển của bé:

Vừa dừng uống thuốc tránh thai

Tuy mẹ đã dừng uống thuốc tránh thai thì tác dụng của thuốc vẫn còn trong cơ thể từ 1-3 tháng sau đó. Thêm nữa, trong thời gian sử dụng thuốc, các hormone trong cơ thể cũng bị thay đổi và cũng cần một thời gian để hồi phục trở lại. Các chuyên gia khoa sản khuyên chị em nên kiêng việc mang thai từ 3-6 tháng sau khi ngừng sử dụng thuốc. Lúc này thuốc không còn tác dụng tránh thai với cơ thể mẹ tuy nhiên lại có khả năng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây dị tật.

Ngay sau khi uống thuốc hoặc tiêm kháng sinh

Có những loại thuốc kháng sinh có thể có tác dụng lâu dài trong cơ thể mẹ. Vì vậy nếu trước đó bạn bị ốm và phải điều trị bằng thuốc uống hoặc tiêm thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian nên có bầu. Tốt hơn hết là cũng cần kiêng ít nhất 1-3 tháng.

Ngưng uống thuốc kháng sinh bao lâu thì có thai

Thời điểm mang thai cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. (ảnh minh họa)

Sau khi tiêm vacxin

Các chuyên gia luôn khuyên mẹ nên có kế hoạch mang bầu trước từ 3-6 tháng. Trong thời gian này nhiều mẹ thường dành để tiêm vacxin như rubella, thủy đậu hay cúm… Mẹ cần nhớ sau khi tiêm những loại vacxin này thì cần kiêng có bầu từ 3-6 tháng để không bị ảnh hưởng đến thai nhi.

Sau khi chụp X-quang

Lượng chiếu xạ sau khi chụp X-quang tuy không lớn nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến tế bào sinh dục bên trong cơ thể mẹ và có thể khiến nhiễm sắc thể của tế bào trứng phát sinh dị hình hoặc đột biến gen ở thai nhi.

Khi đi du lịch

Nhiều cặp đôi cho rằng khi đi du lịch sẽ có nhiều cảm xúc thăng hoa đặc biệt là trong thời gian đi trăng mật sau đám cưới. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho rằng đây không phải là thời điểm lý tưởng để thụ thai. Trong khi đi du lịch, hai vợ chồng thường phải đi lại nhiều nên sẽ mất sức, tiêu hao năng lượng, hơn nữa còn thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, thiếu ngủ và chế độ ăn uống cũng mất cân bằng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng trứng, tinh trùng mà còn có tác động xấu đến tử cung khiến quá trình mang thai không được trọn vẹn như mong muốn. Vì vậy hãy cân nhắc kỹ trước khi có quyết định thụ thai khi đi du lịch.

Khi đang căng thẳng

Bạn đang căng thẳng trong công việc, đang phải thức khuya dậy sớm với rất nhiều việc phải làm, hai vợ chồng đang bất đồng trong nhiều chuyện… khiến tâm lý bạn căng thẳng thậm chí là stress nặng, hãy đừng nghĩ đến chuyện thụ thai lúc này. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng stress là nguyên nhân khiến mẹ khó đậu thai, thậm chí còn khiến mẹ bầu bị sảy thai nữa. Nếu muốn thụ thai, tốt hơn cả mẹ hãy tạo tâm lý thật thoải mái.

Sau sinh non hoặc sảy thai

Các chuyên gia khuyên chị em sau khi sảy thai hoặc sinh non ít nhất 6 tháng mới nên có lại. Các  cụ xưa thường nói “một lần sa bằng 3 lần đẻ” để nói lên mức độ nguy hiểm của sảy thai, sinh non. Sauk hi gặp rủi ro này, cơ thể mẹ mất khá nhiều máu và còn bị tổn thương tinh thần nên cần nhiều hơn thời gian để phục hồi trước khi bắt đầy với một thai kỳ mới.

Trong thời gian mắc bệnh

Nếu mẹ đang mắc bệnh tim, gan, thận, bệnh viêm nhiễm vùng kín, thiếu máu… thì cần chữa trị bệnh trước khi nghĩ đến việc có thai. Thụ thai khi đang có bệnh nặng không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ mà còn gây nguy hiểm cho cả sự phát triển của thai nhi nữa.

Xem thêm chủ đề Thông tin y tế

Theo Hạnh Nguyên (TH) (Khampha.vn)

Uống kháng sinh trước khi mang thai có gây ảnh hưởng gì không?

Chủ Nhật ngày 12/07/2020

  • Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương
  • Thời gian thuốc kháng sinh tồn tại trong cơ thể bao lâu?
  • Hướng dẫn cách nhận biết thuốc kháng sinh

Một trong những vấn đề các cặp vợ chồng quan tâm khi có kế hoạch mang thai là việc uống kháng sinh trước khi mang thai có gây ảnh hưởng gì không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Ngoài chế độ dinh dưỡng, tập luyện để tăng khả năng thụ thai, giúp mẹ và bé có sức khỏe tốt hơn thì việc uống kháng sinh trước khi mang thai có gây ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, sức khỏe của mẹ và bé hay không chính là vấn đề khiến các cặp vợ chồng có ý định mang thai quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Thuốc kháng sinh là gì?

Thuốc kháng sinh là một loại thuốc có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây nên bệnh viêm nhiễm có hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh cũng không hoàn toàn có thể tiêu diệt được hết các loại vi khuẩn có hại và những loại vi khuẩn mạnh nhất vẫn có khả năng phát triển và lây lan nhanh.

Đối với những trường hợp bị nhiễm khuẩn do vi khuẩn, các loại thuốc kháng sinh thường được dùng dưới dạng tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ. Khi tình trạng nhiễm khuẩn đã được kiểm soát, các thuốc kháng sinh khác được dùng để bổ sung ở dạng viên uống.

Ngưng uống thuốc kháng sinh bao lâu thì có thai

Thuốc kháng sinh là một loại thuốc có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn

Những người bệnh cần phải sử dụng thuốc kháng sinh cho tới khi các vi khuẩn lây nhiễm bị loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể, điều này có nghĩa là cần phải tuân thủ đúng thời gian quy định của các bác sĩ. Đặc biệt, cần phải chú ý là thuốc kháng sinh không có hiệu lực trên virus và không nên lạm dụng sử dụng thuốc kháng sinh vì nó có thể gây nên những hệ lụy khôn lường.

2. Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không?

Như đã nói ở trên, thuốc kháng sinh là các loại thuốc có khả năng giết chết vi khuẩn gây bệnh viêm nhiễm có hại cho cơ thể con người. Đây cũng là loại thuốc được nhiều người sử dụng khi mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra. Thế nhưng, liệu uống kháng sinh trước khi mang thai có gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Trên thực tế, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng việc uống thuốc kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Các nghiên cứu hiện tại đã cho thấy rằng, thuốc kháng sinh không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, việc rụng trứng cũng không gây ảnh hưởng tiêu cực tới các hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt, rụng trứng hoặc thụ thai nên việc uống kháng sinh trước khi mang thai không phải là nguyên nhân gây vô sinh.

Ngưng uống thuốc kháng sinh bao lâu thì có thai

Thuốc kháng sinh không gâyảnh hưởng tới khả năng sinh sản

Tuy nhiên, một vài loại thuốc kháng sinh như tetracycline, penicillin, erythromycin cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến tinh trùng và khả năng sản xuất tinh trùng của nam giới. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh khác cũng có thể làm giảm lượng tinh dịch. Tuy nhiên, chỉ cần tuân thủ đúng thời gian và ngừng sử dụng thuốc kháng sinh khi có ý định mang bầu, các cặp vợ chồng sẽ chẳng cần phải lo lắng tới nguy cơ vô sinh do thuốc kháng sinh.

3. Liệu uống kháng sinh có làm giảm khả năng thụ thai?

Đã có những trường hợp ghi nhận rằng, thuốc kháng sinh sẽ làm thay đổi thời gian rụng trứng và gây ảnh hưởng đến việc sản xuất chất nhầy ở cổ tử cung. Tuy nhiên, không có bằng chứng cụ thể nào chứng minh điều này. Trên thực tế, có nhiều khả năng tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể mới chính là thủ phạm làm giảm khả năng thụ thai thành công chứ không phải là do kháng sinh.

Ngược lại, việc uống thuốc kháng sinh còn giúp cho phụ nữ dễ thụ thai hơn nhờ khả năng điều trị tình trạng nhiễm trùng (yếu tố cản trở quá trình thụ thai). Liệu pháp kháng sinh còn có khả năng giúp củng cố hệ thống sinh sản bị suy yếu do nhiễm khuẩn, từ đó nâng cao khả năng mang thai của phụ nữ.

4. Uống kháng sinh trước khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Để biết được việc uống thuốc kháng sinh khi mang thai có gây ảnh hưởng gì không thì bạn cần phải biết được mức độ an toàn của thuốc kháng sinh đối với thai nhi. Việc này cần phải dựa vào hệ thống phân loại của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) về nguy cơ sử dụng thuốc trong thai kỳ. Điều này cũng có nghĩa rằng, sự ảnh hưởng của việc uống kháng sinh trước khi mang thai không phải chỉ xét dựa trên việc đào thải của thuốc.

Thông thường, các loại thuốc kháng sinh có thời gian thải trừ khoảng 3 giờ - 6 ngày. Điều này còn tùy thuộc vào loại thuốc và ít gây ảnh hưởng đến cơ thể sau khi ngừng thuốc. Sau khi dùng thuốc quá thời gian trên, hầu như không còn bất kỳ thành phần nào của thuốc trong cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo việc uống kháng sinh trước khi mang thai không còn gây ảnh hưởng và chắc chắn thuốc kháng sinh được đào thải hoàn toàn thì tốt nhất phụ nữ nên sử dụng biện pháp bảo vệ thêm ít nhất 7 - 10 ngày sau khi ngưng thuốc. Với trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh do viêm đường tiết niệu mà vẫn chưa khỏi hẳn thì nên tái khám, điều trị bệnh dứt điểm trước khi có kế hoạch mang thai.

Ngưng uống thuốc kháng sinh bao lâu thì có thai

Uống thuốc kháng sinh trước khi mang thai

Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các bác sĩ tư vấn trước khi mang thai, về góc độ dùng thuốc, để an toàn cho bé thì các cặp vợ chồng nên mang thai lại sau khi ngưng uống thuốc kháng sinh khoảng 1 tháng. Để đảm bảo sức khỏe của thai phụ và sự phát triển tốt nhất của thai nhi, khi đang dùng thuốc kháng sinh hoặc vừa ngừng thuốc và có kế hoạch mang thai, các cặp vợ chồng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Trên đây là một số chia sẻ về vấn đề uống kháng sinh trước khi mang thai có gây ảnh hưởng gì không. Hy vọng sẽ giúp các cặp vợ chồng có thêm nhiều kiến thức để chuẩn bị cho kế hoạch mang thai của mình được hoàn hảo nhấtnhé!

Thủy Phan

Nguồn Tham Khảo: Tổng Hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • mang thai
  • vi khuẩn
  • virus
  • đề kháng
  • sức đề kháng
  • nhiễm trùng