Giải bài tập hóa học 10 bài 32 năm 2024

Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit được VnDoc.com đăng tải. Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 này là câu hỏi trắc nghiệm Hóa học theo từng bài trong SGK, giúp các bạn tự ôn tập kiến thức môn Hóa hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo

Câu 1: Một mẫu khí thải (H2S, NO2, SO2, CO2) được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?

  1. H2S B. NO2 C. SO2 D. CO2

Câu 2: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt khí H2S với khí CO2?

  1. Dung dịch HCl
  1. Dung dịch Pb(NO3)2
  1. Dung dịch K2SO4
  1. Dung dịch NaCl

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?

  1. 3O2 + 2H2S → 2H2O + 2SO2
  1. FeCl2 + H2S → FeS + 2HCl
  1. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
  1. SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

Câu 4: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước brom?

  1. N2 B. CO2 C. H2 D. SO2

Câu 5: Chất khí X tan trong nước tạo tành dung dịch làm màu quỳ tím chuyển sng đỏ và có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X là

  1. NH3 B. O3 C. SO2 D. H2S

Câu 6: Dãy chất nào trong các dãy sau đây gồm các chất đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?

  1. H2S, O2, nước brom
  1. O2, nước brom, dung dịch KMnO4
  1. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4
  1. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?

  1. Ở nhiệt độ thường, H2S là chất khí không màu, có mùi trứng thối, rất độc.
  1. Ở nhiệt độ thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.
  1. Ở nhiệt độ thường, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.
  1. Trong công nghiệp, SO3 là chất khí không màu, tan vô hạn trong nước.

Câu 8: Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa hai chất tan. Mặt khác, cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam Ba(OH)2, thu được 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là

  1. KHS B. NaHSO4 C. NaHS D. KHSO3

Câu 9: Dẫn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm H2S và CO2 vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được 23,9 gam kết tủa. Thành phần phần trăm thể tích của H2S trong X là

  1. 25% B. 50% C. 60% D. 75%

Câu 10: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FeS vào dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 23,9 gam kết tủa đen. Khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là

  1. 11,2 B. 16,8 C. 5,6 D. 8,4

Câu 11: Đun nóng 4,8 gam bột magie với 4,8 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hõn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là

  1. 9 B. 13 C. 26 D. 5

Câu 12: Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là

  1. 28% B. 56% C. 42% D. 84%

Câu 13: Hấp thụ 4,48 lít SO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  1. 18,9 B. 25,2 C. 20,8 D. 23,0

Câu 14: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là

  1. 0,5 B. 0,6 C. 0,4 D. 0,3

Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thị hết X vào 2 lít dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là

  1. 23,2 B. 12,6 C. 18,0 D. 24,0

Câu 16: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Thành phần phần trăm khối lượng của Fe S trong hỗn hợp X là

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn giải SGK Hóa lớp 10 Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải Bài 1 trang 138 SGK Hoá 10

Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau:

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1)

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?

  1. Phản ứng (1) : SO2 là chất khử, Br2 là chất oxi hóa.
  1. Phản ứng (2) : SO2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
  1. Phản ứng (2) : SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
  1. Phản ứng (1) : Br2 là chất oxi hóa, phản ứng (2) : H2S là chất khử.

Lời giải:

C đúng.

Giải Bài 2 Hoá 10 SGK trang 138

Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp:

Các chất Tính chất của chất A. S a) chỉ có tính oxi hóa B. SO2 b) chỉ có tính khử C. H2S c) có tính oxi hóa và tính khử D. H2SO4 d) chất khí, có tính oxi hóa và tính khử e) Không có tính oxi hóa và tính khử

Lời giải:

A với c: S có cả tính khử và tính oxi hóa

B với d: SO2 là chất khí có tính oxi hóa và tính khử

C với b: H2S chỉ có tính khử

D với a: H2SO4 chỉ có tính oxi hóa

Giải Bài 3 SGK Hoá 10 trang 138

Cho biết phản ứng hóa học H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng?

  1. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.
  1. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
  1. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
  1. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

Lời giải:

D đúng.

Cl20 + 2e → 2Cl- ⇒ Cl2 là chất oxi hóa

S2- → S+6 + 8e ⇒ S là chất khử

Giải Bài 4 trang 138 SGK Hoá 10

Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của:

  1. Hiđro sunfua.
  1. Lưu huỳnh đioxit.

Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.

Lời giải:

  1. Tính chất hóa học của hiđro sunfua.

- Hidro sunfua tan trong nước thành dung dịch axit rất yếu.

- Tính khử mạnh :

2H2S + O2 → 2S ↓ + 2H2O

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

  1. Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

- Lưu huỳnh đioxit là oxit axit

* SO2 tan trong nước thành dung dịch axit H2SO3 là axit yếu

SO2 + H2O → H2SO3

* SO2 tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên 2 muối:

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

- Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

SO2 + 2H2S → 3S ↓ + 2H2O.

Giải Bài 5 Hoá 10 SGK trang 139

Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 màu tím nhận thấy dung dịch bị mất màu, vì xảy ra phản ứng hóa học sau:

SO2 + KMnO4 + H2O → K2SO4 + MnSO4 + H2SO4

  1. Hãy cân bằng phương trình hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron.
  1. Hãy cho biết vai trò của SO2 và KMnO4 trong phản ứng trên.

Lời giải:

  1. Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử:

  1. SO2 là chất khử, KMnO4 là chất oxi hóa.

Giải Bài 6 trang 139 SGK Hoá 10

  1. Bằng phản ứng hóa học nào có thể chuyển hóa lưu huỳnh thành lưu huỳnh đioxit và ngược lại và lưu huỳnh đioxit thành lưu huỳnh?
  1. Khí lưu huỳnh đioxit là một trong những khí chủ yếu gây mưa axit. Mưa axit phá hủy những công trình được xây dựng bằng đá, thép. Tính chất nào của khí SO2 đã hủy hoại những công trình này? Hãy dẫn ra phản ứng chứng minh?

Lời giải:

  1. S + O2 → SO2 (Dựa vào tính khử của S)

SO2 + 2H2S → 2S + 2H2O (Dựa vào tính oxi hóa của SO2)

  1. Tính khử của SO2

SO2 do nhà máy thải vào khí quyển. Nhờ xúc tác là oxit kim loại có trong khói bụi của nhà máy, nó bị O2 của không khí oxi hóa thành SO3

2SO2 + O2 → 2SO3

SO3 tác dụng với nước mưa thành mưa axit tạo ra H2SO4. Tính axit của H2SO4 đã phá hủy những công trình được xây bằng đá, thép.

Giải Bài 7 Hoá 10 SGK trang 139

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng lưu huỳnh đioxit và lưu huỳnh trioxit là những oxit axit

Lời giải:

SO2 và SO3 là những oxit axit vì:

- SO2 và SO3 tan trong nước tạo thành dung dịch axit H2SO3 và H2SO4

SO2 + H2O → H2SO3

SO3 + H2O → H2SO4

- SO2 và SO3 tác dụng với bazơ , oxit bazơ tạo muối sunfit và sunfat.

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.

SO3 + NaOH → NaHSO4

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.

SO2 + CaO → CaSO3

SO3 + MgO → MgSO4

Giải Bài 8 SGK Hoá 10 trang 139

Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen.

  1. Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.
  1. Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)?
  1. Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?

Lời giải:

  1. Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (2)

H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3 (3)

  1. Hỗn hợp khí thu được là H2 và H2S

Theo pt (3) ⇒ nH2S = nPbS = 0,1 mol

⇒ nH2 = nhh khí - nH2S = 0,11 – 0,1 = 0,01 mol

VH2 = 0,01 x 22,4 = 0,224l.

VH2S = 0,1 x 22,4 = 2,24l.

  1. Theo PT (2) ⇒ nFeS = nH2S = 0,1 mol

⇒ mFeS = 0,1 × 88 = 8,8g.

Theo PT (1) nFe = nH2 = 0,01 mol ⇒ mFe = 56 × 0,01 = 0,56g.

Giải Bài 9 trang 139 SGK Hoá 10

Đốt cháy hoàn toàn 2,04g hợp chất A, thu được 1,08g H2O và 1,344 lít SO2 (đktc).

  1. Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.
  1. Dẫn toàn lượng hợp chất A nói trên đi qua dung dịch axit sunfuric đặc thấy có kết tủa màu vàng xuất hiện.

- Hãy giải thích tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.

- Tính khối lượng chất kết tủa thu được

Lời giải:

  1. Xác định công thức phân tử của hợp chất A

Như vậy hợp chất A chỉ có nguyên tố S và H (Do mS + mH = 1,92 + 0,12 = 2,04 =mA)

Đặt công thức phân tử hợp chất là HxSy

Ta có tỉ lệ x : y = nH : nS = 0,12 : 0,06 = 2 : 1

Vậy công thức phân tử của A và là H2S.

  1. Phương trình hóa học của phản ứng:

Do H2S có tính khử và H2SO4 có tính oxi hóa nên chúng có khả năng tác dụng với nhau sinh ra kết tủa vàng là S

mS = 0,08 × 32 = 2,56g.

Giải Bài 10 Hoá 10 SGK trang 139

Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M.

  1. Viết các phương trình hóa học của phản ứng có thể xảy ra.
  1. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng

Lời giải:

⇒ phản ứng tạo 2 muối

a)Phương trình hóa học của phản ứng

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Gọi nNa2SO3 = x mol; nNaHSO3 = y mol

nNaOH = 2x + y = 0,25.

nSO2 = x + y = 0,2.

Giải ra ta có: x = 0,05, y = 0,15.

mNaHSO3 = 0,15 x 104 = 15,6g.

mNa2SO3 = 0,05 x 126 = 6,3g.

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải bài tập SGK Hóa 10 Bài 32: Hiđro sunfua - Lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit, chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.