Bẫy thu nhập trung bình ở trung quốc năm 2024

Bẫy thu nhập trung bình là một tình trạng trong phát triển kinh tế khi mà một quốc gia đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định (do những lợi thế sẵn có) và giậm chân tại mức thu nhập ấy mà không thể vượt qua ngưỡng đó để trở nên giàu có hơn.

Đặc trưng[sửa | sửa mã nguồn]

Khi mức lương của người lao động ở các nước đang phát triển tăng lên, các nhà sản xuất thường cho rằng họ không thể cạnh tranh với những nhà sản xuất có giá thành sản phẩm thấp hơn trong thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, họ cũng nhận thấy rằng bản thân mình không có công nghệ tốt nhất như ở các nước đã phát triển. Đó chính là bẫy thu nhập trung bình. Một ví dụ là hai nước Nam Phi và Brasil đã phát triển ở tốc độ thấp trong vài thập kỉ khi mà thu nhập bình quân đầu người của họ rơi vào khoảng "thu nhập trung bình" như cách gọi của Ngân hàng Thế giới (khoảng 1.000 USD đến 12.000 USD tính theo giá trị năm 2010).

Tiêu biểu, các nước bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình có:

  • Tỉ lệ đầu tư thấp
  • Ngành chế tạo phát triển chậm
  • Các ngành công nghiệp ít đa dạng
  • Thị trường lao động kém sôi động.

Thực trạng trên thế giới[sửa | sửa mã nguồn]

Một biểu đồ kèm báo cáo về Trung Quốc năm 2030 của Ngân hàng Thế giới cho thấy, đa số các quốc gia đạt mức thu nhập trung bình vào năm 1960 vẫn chỉ có thu nhập trung bình vào năm 2008, và chỉ có 13 quốc gia trong thống kê là thoát được bẫy thu nhập trung bình và trở thành quốc gia có thu nhập cao. Tại châu Á, chỉ có năm nước và vùng lãnh thổ thoát được bẫy, đó là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Nhiều nước Mỹ Latinh cũng mắc bẫy thu nhập trung bình.

Tránh bẫy thu nhập trung bình[sửa | sửa mã nguồn]

Bẫy thu nhập trung bình xảy đến khi một quốc gia phát triển chững lại hay thậm chí là trì trệ sau khi đạt được một mức thu nhập trung bình. Vấn đề này thường nảy sinh với các nền kinh tế đang phát triển khi mức lương tăng lên trong khi tính cạnh tranh về giá cả hàng hóa giảm xuống, khó có thể cạnh tranh với các nền kinh tế đã phát triển về công nghệ tối tân, hay với các nền kinh tế có mức lương thấp hơn trong việc sản xuất hàng hóa giá rẻ.

Để tránh rơi vào bẫy thu nhập trung bình đòi hỏi phải có những chiến lược để đưa vào những phương thức sản xuất mới và tìm kiếm các thị trường mới để duy trì xuất khẩu nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó việc khuyến khích tiêu dùng trong nước cũng rất quan trọng. Tầng lớp trung lưu đang mở rộng có thể dùng sức mua của mình để mua sản phẩm chất lượng cao và giúp thúc đẩy tăng trưởng.

Khó khăn lớn nhất là việc chuyển từ tăng trưởng dựa trên tài nguyên (phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ và vốn tư bản) sang sự tăng trưởng dựa vào sự đổi mới kỹ thuật sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất và tạo ra sản phẩm mới mang tính cạnh tranh. Để làm điều này cần phải đầu tư vào nền giáo dục và phát triển khoa học công nghệ đồng thời khuyến khích việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nền kinh tế. Hàn Quốc là một minh chứng. Quốc gia này đã phát triển một hệ thống giáo dục chất lượng cao đồng thời nhà nước khuyến khích sự sáng tạo và hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển trong khoa học và kỹ thuật.

Hồi tháng 11, cựu phó thị trường Thâm Quyến – Tang Jie, cho biết: "Khi thu nhập bình quân đầu người và chi phí bình quân đầu người tăng lên, năng suất lao động hoặc sản lượng phải đạt mức cao hơn. Trong quá trình này, ngoài bẫy thu nhập trung bình, Thâm Quyến còn đang đối mặt với việc tránh bẫy thu nhập cao."

Ông Tang hiện là giáo sư của trường Kinh tế và Quản lý thuộc Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân. Ông cho hay: "Đễ tránh cái bẫy này, Thâm Quyến phải tái cấu trúc nền kinh tế. Nhưng bất kỳ sự thay đổi nào cũng dẫn đến tình trạng sụt giảm năng lực sản xuất truyền thống và doanh thu từ thuế."

Bẫy thu nhập cao dường như phản ánh sự trì trệ trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, điều này còn thể hiện cho những vấn đề sâu xa đối với động lực tăng trưởng và mô hình phát triển của 1 quốc gia, thành phố.

Theo Luo Zhiheng – nhà phân tích của Yuekai Securities, khi xã hội bước vào giai đoạn thu nhập cao, nhu cầu phúc lợi xã hội của người dân sẽ tăng lên. Tuy nhiên, chi phí phúc lợi cao ở mức không thực tế có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và làm tăng nợ công.

Luo nói thêm, sau đó, lĩnh vực sản xuất sụt giảm khi các nhà máy dần chuyển đến những nền kinh tế mới nổi để tránh chi phí lao động tăng cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng trong nước. Ngoài ra, khoảng cách giàu nghèo cũng có thể bị nới rộng.

Bẫy thu nhập trung bình ở trung quốc năm 2024

Là nơi thử nghiệm cho các biện pháp cải cách theo định hướng thị trường, Thâm Quyến trước đây chỉ là một thành phố nổi tiếng với văn hóa "copy" và những nhà máy đông đúc với mức lương thấp. Nhưng giờ đây, Thâm Quyến là quê hương của một số thương hiệu nổi tiếng trong giới công nghệ, như Huawei Technologies, Tencent hay DJI.

Thành phố này hiện có 3 triệu doanh nghiệp và 6 triệu nhân tài. Tuy nhiên, mặt khác, chi phí lao động tăng cao và bong bóng bất động sản đã hình thành khiến Thâm Quyến trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà sản xuất đang có kế hoạch xây dựng nhà máy mới. Tốc độ tăng trưởng GDP của Thâm Quyến đã ở dưới mức 10% kể từ năm 2014. Năm 2019, GDP đạt 6,7%, sau đó giảm xuống 3,1% vào năm ngoái do ảnh hưởng của đại dịch.

Guo Wanda – phó chủ tịch điều hành của Viện Phát triển Trung Quốc (CDI), nhấn mạnh lại quan điểm ông Tang. Ông nhận định, siêu đô thị công nghệ này có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập cao. Guo cho biết, giá đất và chi phí lao động tăng cao trong vài năm qua có thể khiến hoạt động sản xuất mất đà, vì các công ty sẽ lựa chọn những địa điểm chi phí thấp ở nước ngoài.

Guo nói: "Do tình trạng suy giảm sản xuất, nguy cơ chảy máu chất xám sẽ xảy ra. Cuối cùng là tình trạng rút vốn ồ ạt và suy thoái về lâu dài."

Để ứng phó với những nguy cơ từ việc tái cơ cấu, ông Tang kết luận rằng rủi ro có thể giảm đáng kể khi có sự hỗ trợ của các ngành mới nổi. Đó là bởi, đổi mới, sáng tạo cho phép tăng trưởng kinh tế bền vững hơn.

Bẫy thu nhập trung bình ở trung quốc năm 2024

Đánh giá của ông dựa trên kết quả của 1 dự án chính phủ nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sáng tạo từ năm 2021 đến 2015. Chính quyền Thâm Quyến đã chi 4 tỷ CNY để hỗ trợ 7.500 các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME). Theo đó, giá trị gia tăng của các doanh nghiệp này đã tăng từ 33,2 tỷ CNY lên 105,8 tỷ CNY trong 4 năm. Chính phủ kết luận rằng chính sách tài trợ đã thúc đẩy sản lượng của các MSME lên 4,4 lần.

Ông Tang nhận định: "Phân công lao động hợp lý trong chuỗi công nghệ của thành phố cũng giúp thúc đẩy tinh thần kinh doanh. Bạn không cần nhiều tài sản để thành lập công ty, bởi có thể tập trung vào một phần rất nhỏ của chuỗi. Chỉ cần chuỗi công nghiệp hoạt động hiệu quả, chi phí hoạt động của cả ngành sẽ được giảm bớt. Tất cả những yếu tố này sẽ tạo một hệ sinh thái sáng tạo hoàn hảo."

Tuy nhiên, theo Tang, các doanh nghiệp quy mô vừa vẫn hoạt động tốt hơn nhóm nhỏ và siêu nhỏ, dù dự án trên chủ yếu hỗ trợ cho nhóm này. Hiệu suất kém bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chưa có năng lực chuyên môn và chưa cạnh tranh trong mạng lưới phân công lao động trong ngành.

Hiện tại, đất công nghiệp vẫn chiếm gần 1/3 tổng diện tích đất xây dựng của thành phố, Guo Wanda cho hay. Tuy nhiên, do đó, nguồn cung đất cho các khu dân cư bị hạn chế, khiến giá nhà ở tăng lên.

Thâm Quyến đang đặt mục tiêu tăng gấp đôi tổng GDP và GDP bình quân đầu người trong vòng 15 năm tới bằng cách ưu tiên các lĩnh vực liên quan đến mạch tích hợp, AI và y sinh học. Mục tiêu này thấp hơn tốc độ tăng trưởng trong 15 năm qua, khi nền kinh tế tăng trưởng gần gấp 5 lần từ 580 tỷ CNY năm 2006 lên 2,8 nghìn tỷ CNY vào năm 2020.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ tiếp tục áp dụng cách tiếp cận cứng rắn với các doanh nghiệp Trung Quốc như Huawei. Do đó, có khả năng tiếp cận với dòng vốn, công nghệ nước ngoài của Thâm Quyến sẽ bị suy yếu. Các nhà phân tích cho biết những hạn chế của Mỹ đối với công nghệ cốt lõi sẽ là đòn giáng không chỉ đối với Thâm Quyến mà còn là cả nền kinh tế Trung Quốc.